Chiếm gần 50% thị phần trong nước, công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam đang kinh doanh ra sao?

Pha Lê |

Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu về sữa ở mọi lứa tuổi.

Chiếm gần 50% thị phần trong nước, công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất ngành sữa xuất khẩu tới 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Được thành lập từ năm 1976, với gần 50 năm kinh nghiệm, CTCP Sữa Việt Nam - VNM đã tạo dựng được nhận diện thương hiệu vững mạnh với danh mục sản phẩm bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại đồ uống khác.

VNM sở hữu chuỗi giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu (với 15 trang trại và 140.000 con bò) tới khâu sản xuất và phân phối. Số liệu từ báo cáo của VnDirect cho biết, so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có năng lực sản xuất lớn nhất (16 nhà máy) và hệ thống phân phối rộng nhất (200.000 điểm bán hàng và 200 nhà phân phối độc quyền).

Tính đến tháng 9/2023, VNM đang vận hành 657 cửa hàng "Giấc mơ sữa Việt" (tăng 11cửa hàng so với đầu năm) và 67 cửa hàng sữa Mộc Châu (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm). Công ty có kế hoạch thay đổi tên thương hiệu "Giấc mơ sữa Việt" sang "Vinamilk".

Vinamilk là công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu câù về sữa ở mọi lứa tuổi.

Chiếm gần 50% thị phần trong nước, công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Trong 2023, doanh thu từ thị trường nội địa đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của VNM. Tính theo các danh mục ngành hàng, sữa nước đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, theo sau là sữa chua và sữa bột.

Trong cơ cấu doanh thu, quý 3/2023, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chung 9 tháng đầu năm đạt 37.904 tỷ đòng, hoàn thành 70,5% kế hoạch năm 2023.

Doanh thu nội địa giảm do sản lượng bán ước tính giảm khoảng 4% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu và không còn yếu tố hỗ trợ về giá trong quý 3/2023 so với quý 3/2022.

Doanh thu xuất khẩu tăng 5,0% so với cùng kỳ nhờ sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, VNM đạt doanh thu 6.983 tỷ đồng từ thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Công ty cũng xuất khẩu được 1.246 tỷ đồng sản phẩm sang thị trường nước ngoài. 9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang lại 5.325 tỷ đồng cho VNM.

Doanh thu từ các công ty nước ngoài tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu Angkormilk tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong quý 3, chi phí bán hàng của VNM cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ do công ty tăng cường các hoạt động trưng bày, khuyến mãi qua đó khôi phục 2 điểm % thị phần so với tháng 1.

Cùng với đó, thu nhập tài chính tăng mạnh 90,8% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi tăng 46,7% trong môi trường lãi suất cao. Tổng chung, lợi nhuận gộp của VNM trong 3 quý đầu năm đạt 25.910 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng quay lại đà tăng trưởng

Từ tháng 9/2023 VNM đã ra mắt dòng sản phẩm sữa nước với bao bì mới, gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi sự trẻ trung và năng động. Thêm vào đó, công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động marketing như dùng thử sản phẩm, tặng quà tại các điểm bán hàng để tương tác trực tiếp và nâng cao nhận diện thương hiệu mới với người tiêu dùng. Nhờ đó, thị phần của công ty cải thiện 2 điểm % so với đầu năm trong tháng 9/2023.

Ban lãnh đạo dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm. Công ty vẫn duy trì các hoạt động khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tập trung vào các sản phẩm sữa hữu cơ phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.

Chiếm gần 50% thị phần trong nước, công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 3.

Nói về kế hoạch kinh doanh của VNM, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, năm 2024, sản lượng bán nội địa tăng 2,0% so với cùng kỳ nhờ công ty tăng cường các chiến dịch marketing gần gũi với văn hóa Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ và ra mắt các dòng sản phẩm với bao bì mới.

"Chúng tôi cho rằng sản lượng bán tăng sau ba năm giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược tái định vị đang phát huy hiệu quả giúp công ty kiếm lại thị phần trên thị trường sữa nội địa. Trong khi đó, giá bán trung bình dự phóng tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ. Do vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa tăng 3,0% so với cùng kỳ trong 2024.

Chúng tôi kỳ vọng công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng 5,1%/5,0% so với cùng kỳ trong 2023 - 2024 nhờ thị trường Trung Đông và Đông Nam Á tăng trưởng ổn định. Trong tháng 9/2023 VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Thêm vào đó, chúng tôi dự phóng doanh thu các công ty con tại nước ngoài tăng 11,3%/7,6% so với cùng kỳ trong 2023 - 2024 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu từ Angkormilk. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2,5%/3,6% so với cùng kỳ trong 2023 - 2024", báo cáo của VnDirect nhận định.

Trong một diễn biến khác, VNM đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Ban lãnh đạo cho rằng giá bột sữa ghi nhận sự cải thiện trong tháng 10/2023 do Trung Quốc có tín hiệu nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, công ty kỳ vọng giá bột sữa nguyên kem sẽ được giao dịch ở mức trung bình 2.500 USD/tấn, mức tương đương năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc chưa phục hồi đáng kể.

Về tiến độ trang trại, hiện trang trại tại Lào của VNM đang có 2.000 con với năng suất cho sữa cao hơn các trang trại tại Việt Nam. Công ty dự kiến nhập khẩu thêm 6.000 con bò, tăng tổng số lượng trong đàn bò lên 8.000 con tại Lào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại