Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành "hòn đảo trí thức" phồn thịnh hàng đầu của châu Á

L.T |

Người Singapore thường tự hào nói rằng họ có thể trở thành con hổ châu Á nhờ vào máy điều hòa. Nhưng chính người Nhật mới là "tác giả" của một Singapore phồn thịnh như ngày nay.

Lịch sử kinh tế Singapore nhấn mạnh thời điểm năm 1980, khi quốc gia này bắt đầu có những biến động tích cực đầu tiên về chỉ số kinh tế. Suốt giai đoạn 10 năm bắt đầu tư 1980, Singapore chuyển mình từ đất nước nghèo đói sang thung lũng công nghệ cao, sản xuất chất bán dẫn, phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng.

Rất nhiều người khi nói về giai đoạn bước ngoặt của Singapore đều nhớ tới câu chuyện về chiếc điều hòa - thứ đã khiến hòn đảo vốn có thời tiết khắc nghiệt ở ngoài khơi bán đảo Malaysia trở thành địa điểm lý tưởng đặt trụ sở cho các công ty đa quốc gia. Thế nhưng, điều thật sự đưa Singapore trở nên khác biệt với phần còn lại của Đông Nam Á lại đến từ Nhật Bản.

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành hòn đảo trí thức phồn thịnh hàng đầu của châu Á - Ảnh 1.

Năm 1980, các quan chức từ Bộ Thương mại và Công nghiệp của Singapore đến thăm các đối tác ở Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Nhật Bản (MITI) để lập một biểu đồ về tiến trình công nghiệp sau chiến tranh của Nhật Bản. Tại đây, người Singapore nhận thấy "sự thần kỳ Nhật Bản" đến từ tư duy đổi mới khác thường.

"Họ đã không quay trở lại với những xưởng đóng tàu và đẳng cấp quân nhân cổ lỗ của Nhật Bản", cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nhận định. Theo ông, Nhật Bản đã di chuyển rất nhanh tới những ngành công nghiệp tri thức sáng tạo, nhằm bắt kịp tương lai thay vì cố gắng vực dậy những niềm tự hào đã qua.

Không chỉ nhận ra bài học đáng giá từ Nhật Bản, đoàn quan chức của Singapore còn nhận được lời khuyên giúp quốc đảo sư tử chuyển mình, trở thành "hòn đảo tri thức" của châu Á.

"Lời khuyên của MITI dành cho các quan chức của chúng tôi trong những năm 1980 là với vị trí địa lý và môi trường sẵn có của Singapore, chúng tôi hãy chuẩn bị vai trò khả thi là một trung tâm tri thức và thông tin nhằm bổ sung cho Tokyo.

Chúng tôi suy nghĩ nhiều về lời khuyên của các chuyên gia MITI. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những gì cần làm cho một trung tâm tri thức và thông tin như vậy, chúng tôi chú trọng việc giảng dạy các môn khoa học, toán và tin học trong tất cả các trường học.

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành hòn đảo trí thức phồn thịnh hàng đầu của châu Á - Ảnh 2.

Chúng tôi tin học hóa toàn bộ bộ máy chính quyền để làm gương cho các khu vực kinh tế tư nhân. Chúng tôi khuyến khích qua thuế thu nhập bằng cách cho phép khấu hao nhanh các máy tính. Quyết định đó đã đưa chúng tôi vượt lên trên các nước láng giềng", ông Lý Quang Diệu kể lại trong tập hồi ký của mình.

Lời khuyên từ những đồng nghiệp người Nhật đã "gieo hạt cho những kế hoạch" lớn của Singapore. Chính phủ của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã biến đất nước này thành một hạt nhân trí thức, liên kết hoàn toàn bằng những đường cáp quang và với trung tâm tri thức và thông tin chính ở Tokyo, New York, London, Paris và Frankfurt cũng như các nước láng giềng như Kuala Lumpur, Jakarta, Bangkok và Manila.

Và nói không ngoa, Nhật Bản chính là một trong những "đồng tác giả" của Singapore phồn thịnh và hiện đại ngày nay.

Nội dung được trích từ cuốn sách Hồi Ký Lý Quang Diệu: Từ Thế Giới Thứ Ba Vươn Lên Thứ Nhất do Omega Plus xuất bản, Alpha Books phát hành toàn quốc.

Cuốn sách là những câu chuyện tổng kết về những sự kiện xảy ra sau những năm độc lập đầu tiên của quốc gia này, được kể lại bởi chính nhà kiến tạo quốc gia Lý Quang Diệu, cho thấy chặng đường và những quyết sách đã đưa Singapore đi từ ngưỡng cận kề diệt vong lên thành một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới sau 30 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại