'Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi' - Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế?

J.D |

Có ý kiến cho rằng mọi người đang làm quá lên, vì san hô thực ra chẳng khác gì đá cả, không dễ bị tổn thương. Nhưng có thực như vậy không?

Câu chuyện ồn ào mới đây về ở chặng 6 chương trình "Cuộc đua kỳ thú 2019" vẫn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Cụ thể trong thử thách lặn biển, chương trình đã đặt những khối bê tông nặng trịch lên các rạn san hô sống - điều được cho là rất có hại với san hô sống.

Điều này lập tức gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, trong các ý kiến phản đối có cả Ngọc Anh - cựu quán quân của Cuộc đua kỳ thú 2015. Theo chia sẻ của Ngọc Anh, cô cho rằng hệ san hô là một sinh vật cực kỳ nhạy cảm, mỗi năm chỉ phát triển được vài centimet, và hành động như vậy chẳng khác gì giết chết san hô.

Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi - Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế? - Ảnh 1.
Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi - Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế? - Ảnh 2.

Các hành động được cho là gây tổn hại đến sinh vật biển

Nhưng bên cạnh đó cũng có một số người cho rằng dư luận đang làm quá mọi chuyện, vì chỉ cầm nắm một chút không thể gây tổn hại quá nhiều đến san hô được. Ai lặn biển chẳng sờ nắn san hô, thậm chí là đứng lên cũng được, đúng không?

Vậy rốt cục ý kiến nào đúng? San hô có thực sự nhạy cảm không, hay mọi thứ chỉ đang bị làm quá lên?

San hô thực sự là loài rất nhạy cảm

San hô thực chất đây là những động vật sống. Nghĩa là chúng có thể sinh trưởng, phát triển, và ngược lại là ốm và chết đi, giống như bất kỳ sinh vật nào khác.

Nhưng điều quan trọng nhất là dù có vẻ ngoài như những tảng đá cứng cáp và rắn rỏi, san hô lại rất dễ bị tổn thương. Theo đánh giá của ICUN, hiện tại san hô trên thế giới đang chết dần do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: biến đổi khí hậu, đánh bắt cá, ô nhiễm môi trường...

Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi - Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế? - Ảnh 3.

Và bạn biết không, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại cho san hô chính là sự bất cẩn của khách du lịch. Chưa tính đến các loại tàu thuyền vô tình phá vỡ san hô khi thả neo, thì việc khách lặn biển vô tình khiến san hô chịu tổn thương là điều thường thấy. Chúng ta chạm vào san hô, giẫm đạp, ngồi lên... tất cả đều gây ra tổn hại.

Thậm chí chỉ cần chạm vào thôi, san hô cũng đã tiếp xúc với dầu cơ thể người - thứ có chứa acid, góp phần ăn mòn vỏ ngoài của chúng.

Chuyện gì xảy ra nếu san hô tuyệt chủng?

Sự tồn tại của san hô đang là một vấn đề hết sức hệ trọng mà giới khoa học quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, san hô đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái, khi tạo ra môi trường sống cục bộ cho vô số loài sinh vật biển hiện nay, và gián tiếp ảnh hưởng đến con người.

Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi - Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế? - Ảnh 4.

Nhưng bất chấp tính khẩn thiết, thì tương lai của san hô vẫn bị đánh giá là cực kỳ ảm đạm. Ngay cả khi tốc độ Trái đất nóng lên chỉ bằng phân nửa ngày nay, thì đến năm 2050 cũng sẽ có ít nhất 90% san hô chết đi, và chúng ta có nguy cơ mất trắng toàn bộ san hô trên thế giới.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Ngăn chặn quá trình Trái đất nóng lên là điều chắc chắn phải làm, nhưng trước mắt tất cả mọi người cần tránh những hành động gây tổn hại trực tiếp đến san hô. Đừng bao giờ chạm vào san hô, và chắc chắn cũng đừng đặt bê tông lên đó.

Tham khảo: Green Tumble, Leisurepro, National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại