“Chảo lửa” Idlib đè nặng áp lực lên quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nhưng rốt cuộc có tạo nên cú hích thay đổi?

Vũ Thu Hương |

Việc Nga nhắm mắt làm ngơ trước các cuộc không kích của quân đội Syria vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như việc không sẵn lòng từ bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Syria là dấu hiệu xấu cho mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Moscow Times, những thắng lợi trong cuộc chiến ở Idlib của quân đội Syria dường như là dấu hiệu cho thấy sự chấm dứt của cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, điều này lại đe dọa làm nảy sinh mối bất hòa giữa Moscow và Ankara.

Việc Nga nhắm mắt làm ngơ trước các cuộc không kích của quân đội Syria vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như việc không sẵn lòng từ bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Syria là dấu hiệu xấu cho mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Thật sự, động thái này có thể được xem như bài thử nghiệm cho mối quan hệ đang được đẩy đến giới hạn tối đa trong những năm qua.

2 tuần trước, một máy bay tiêm kích của Syria đã tấn công xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gần quân đội Syria tự do gây thiệt mạng nhiều binh lính.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng giới chức trách Nga đã nhận ra trước cuộc tuần tra của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời khẳng định rằng các hoạt động quân sự ở Idlib đã vi phạm các thỏa thuận đang có.

Các tuyên bố ám chỉ rằng các hành động dù chủ đích hay cố ý đều tác động đến quan hệ song phương. Ngày sau đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Damascus "đừng đùa với lửa" và nhấn mạnh đất nước của ông sẵn sàng bảo vệ binh lính và các trạm quan sát.

Tuy nhiên, phản ứng từ Moscow thường ngắn gọn và không nhằm làm dịu căng thẳng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã được thông báo rằng các cuộc tấn công của phiến quân Hayat Tahrir Al-Sham ở Idlib sẽ bị nghiền nát và các cuộc tấn công của những kẻ khủng bố sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn.

Dù không thể xác định liệu Moscow có nắm giữ vai trò nào trong vụ việc hay không, nhưng sự việc như vậy khiến người ta thấy cần đến sự xem xét kỹ lưỡng hơn về các mối quan hệ căng thẳng và đây là lý do chính dẫn đến chuyến thăm bất ngờ gần đây nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tới Moscow.

Kể từ khi lệnh ngừng bắn Sochi được ký hồi tháng 9/2018, Nga vẫn âm thầm theo dõi việc giữ lời hứa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù cho phép Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lực lượng quân sự ở Syria với nhiệm vụ tuần tra vùng giảm xung đột, những thỏa thuận Sochi ngầm cho thấy Ankara phải đồng thuận xóa bỏ ảnh hưởng ở Idlib cũng như vùng phía Bắc quốc gia Trung Đông này.

Tuy nhiên, ít người ở Moscow tin tưởng vào sự lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ nên lệnh ngừng bắn được coi là nỗ lực giúp mọi việc được vận hành suôn sẻ.

Moscow thực sự rất lưỡng lự trong việc tấn công vào thành trì cuối cùng của phiến quân vì điều này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ và có thể làm leo thang thành xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính sách ngoại giao của Nga luôn được Ankara đón nhận. Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy Nga là một cường quốc có chính sách khu vực nhất quán và để cho khu vực Idlib tự quyết vận mệnh.

Bất chấp những bất đồng, cả hai nước đều tin rằng việc chiếm lại Idlib chỉ còn là vấn đề thời gian, trong khi đó lệnh ngừng bắn có thể cho phép gây dựng lại mối quan hệ song phương đồng thời mang đến những thương lượng hợp lý cho tương lai của Ankara ở khu vực này.

Damascus quyết định hủy bỏ lệnh ngừng bắn vào ngày 5/8 do các cáo buộc lệnh ngừng bắn bị vi phạm và điều này khiến Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả nhanh chóng. Ankara vội vàng gửi quân tiếp viện đến các trạm quan sát ở phía nam Idlib để ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội Syria tại khu vực đường cao tốc M5.

Ankara không ảo tưởng về việc nước này đang ngày một giảm dần ảnh hưởng ở Idlib nhưng Thổ Nhĩ Kỳ luôn nỗ lực làm chậm tiến trình này làm. Tuy nhiên, lần này, Moscow dường như đã không sẵn sàng cho lệnh ngừng bắn.

Khó có thể dự đoán quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ leo thang đến đâu nhưng có nhiều hy vọng cho những dấu hiệu tích cực từ mối quan hệ song phương giữa hai bên.

Với vị thế một quốc gia quyền lực, Nga rõ ràng không muốn gây thêm áp lực lên các mối quan hệ vốn đã phức tạp của mình với Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu bị đẩy vào đường cùng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra một cuộc chiến ủy nhiệm trong tỉnh Idlib hoặc xây dựng quan hệ nồng ấm hơn với Mỹ. Điều này có thể làm phức tạp thêm tình hình và hẳn là điều mà Nga không muốn.

Ankara có thể gia tăng sức mạnh địa chính trị của mình bằng cách tăng cường hợp tác với Mỹ, nhưng điều này hẳn sẽ có tác động lớn đến mối quan hệ với Nga nên Ankara sẽ cân nhắc rất kỹ.

Quan hệ Nga -Thổ Nhĩ Kỳ dường như khó có thể thay đổi, tờ Moscow Times nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại