VinFast Fadil có triển vọng tươi sáng bởi ra mắt đúng thời điểm và nhận được sự ủng hộ của tập đoàn, theo đánh giá của Giáo sư Andrew Delios, Trưởng khoa Chính trị & Chiến lược của Trường đào tạo kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Tham vọng lớn
VinFast Fadil là dòng xe compact hatchback có giá 17.000 USD (tương đương hơn 350 triệu đồng), trình làng tại Việt Nam từ ngày 14/6/2019 với tham vọng lớn. Fadil được trình làng vào đúng thời điểm tăng trưởng GDP của Việt Nam đang tăng trưởng tốt, với mức thu nhập bình quân đầu người đang tăng nhanh, hiện đã chạm gần mốc 3.000 USD/năm.
Những chiếc xe đầu tiên của Vinfast đã lăn bánh trên đường từ giữa tháng 6 vừa qua. (Ảnh: AFP/Manan Vatsyayana)
Nhà máy của Vinfast tại TP Hải Phòng đặt mục tiêu cho ra lò 250.000 xe mỗi năm, và dự kiến sẽ sản xuất khoảng 500.000 xe mỗi năm trong 2 năm tới, với 12 mẫu xe khác, trong đó có cả xe SUVs và xe máy điện.
Chính phủ Việt Nam kỳ vọng dự án sản xuất xe củaVinfast sẽ giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, đồng thời tạo giá trị gia tăng của ngành chế tạo.
Chính phủ cũng mong muốn các nhà sản xuất tạo ra được sản phẩm tinh vi hơn, có giá trị gia tăng cao, và xác định sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp "mũi nhọn" chiến lược.
Nỗ lực của các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực châu Á nhằm ra mắt thương hiệu xe hơi của riêng họ đã cho thấy kết quả tốt. Song, không phải hãng nào cũng thành công, chẳng hạn như Tata Nano của Ấn Độ và Prot Proton của Malaysia. Dù đã nhận được đầu tư lớn nhưng Tata Nano và Proton vẫn nếm mùi thất bại.
Tại Việt Nam, một nhà sản xuất ô tô nội địa trước đó là Vinaxuki đã sụp đổ vào năm 2015 do công nghệ và quản lý kém, không được người tiêu dùng Việt Nam qua chuộng.
Tuy nhiên, có một lý do thuyết phục khiến người ta tin rằng VinFast có triển vọng tươi sáng, đó là sự kết hợp hài hòa "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" khi xuất hiện đúng thời điểm, được sự ủng hộ cùng tâm nhìn và vốn đầu tư lớn để có thể đi đường dài.
Được hậu thuẫn bởi tập đoàn lớn nhất Việt Nam
VinFast là một thành viên của tập đoàn Vingroup - một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, khởi đầu từ mì gói, nay kinh doanh đa ngành từ bất động sản, bán lẻ đến giáo dục, y tế...
Vinfast ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất ô tô với mục đích mang lại giá trị gia tăng lớn. (Ảnh: AFP/Manan Vatsyayana)
Vào cuối năm ngoái, tập đoàn Vingroup cũng ra mắt dòng điện thoại smartphone mang thương hiệu riêng. Ông chủ của tập đoàn hiện đã có tên trong bảng xếp hạng tỷ phú USD trên thế giới, và được đánh giá là người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Không chỉ dừng lại với thị trường trong nước, VinFast còn có tham vọng vươn tới thị trường quốc tế để thương hiệu ô tô Việt Nam trở thành sản phẩm được biết đến của các gia đình trong khu vực châu Á và trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, VinFast được công ty mẹ rót vốn 3 tỷ USD để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thuê chuyên gia giỏi và hợp tác với các đối tác lớn như BMW, Bosch, Opel, PSA...
Dòng xe hatchback Fadil chính là kết quả của sự hợp tác giữa VinFast và hãng Opel của Đức và hãng ô tô khổng lồ PSA của Pháp.
Xây dựng danh tiếng
Điều gì khiến nhãn hàng xe hơi mới ra mắt thị trường đã bắt được đùng thời điểm?
Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trong quá trình chuyển đổi sang xe điện và xe tự lái, điều này có thể khiến nhiều người đặt cậu hỏi liệu việc sản xuất ô tô truyền thống chạy bằng nhiên liệu xăng có phải là một bước đi khôn ngoan mang tính chiến lược?
Ở cấp độ toàn cầu, các công nghệ mới như xe điện hay xe tự lái đều được cho rằng đó là tương lai của ngành chế tạo xe hơi.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng hạ tầng của Việt Nam còn phải mất khoảng thời gian dài nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của xe điện và xe không người lái.
Hiện tại, VinFast đang tập trung xây dựng uy tín, danh tiếng, tạo sức mạnh, và nâng cao năng lực để phát triển dài hơi tại thị trường nội địa và phát triển sản phẩm tiên tiến hơn nữa hướng tới thị trường xuất khẩu.
Nhu cầu tiêu thụ xe hơi ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng khi mức thu nhập bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây. Doanh số bán xe hơi của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng tới gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách hàng Việt có tiền thường tìm mua xe của các thương hiệu nước ngoài quen thuộc và uy tín khi mua hàng giá trị cao. Nhưng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, có nhiều khách hàng mua xe tiềm năng không với tới được những thương hiệu nhập khẩu giá cao. Và VinFast hy vọng có thế đáp được nhu cầu mua xe của những khách hàng này.
VinFast cũng hy vọng rằng lòng yêu nước - một yếu tố đặc biệt ăn sâu vào tâm trí người Việt - sẽ giúp thúc đẩy doanh số. Với suy nghĩ này, các chiến dịch tiếp thị của VinFast đã nhấn mạnh đến yếu tố tự hào quốc gia khi hỗ trợ một chiếc xe sản xuất tại Việt Nam.
Nhà máy của VinFast tại TP Hải Phòng (Ảnh: REUTERS/Kham)
Ngành công nghiệp mũi nhọn
Quá trình Đổi Mới bắt đầu từ năm đã mang lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho Việt Nam - một nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh.
Cũng giống như các nền kinh tế châu Á khác, phần lớn sự tăng trưởng này đã được hỗ trợ bởi việc sản xuất các sản phẩm cấp thấp như quần áo và đồ điện tử giá rẻ.
Gần đây, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt được vị thế của một nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020. Song, phải thừa nhận rằng mục tiêu đó có thể sẽ bị bỏ lỡ, phần lớn là do không phát triển được các cơ sở sản xuất tiên tiến.
Chính phủ mong muốn các nhà sản xuất sản xuất tạo ra các sản phẩm tinh vi hơn, có giá trị cao và coi chế tạo ô tô là một ngành công nghiệp mũi nhọn chiến lược.
Hiện tại, phần lớn sản xuất của VinFast phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu. Nhưng, khi nhà máy ô tô của VinFast phát triển mạnh có thể sẽ hình thành một hệ sinh thái của các nhà cung cấp, và tạo ra một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ, mở rộng sang các ngành công nghiệp có giá trị cao khác.
Ô tô gia đình trên toàn cầu
Nhiều người kỳ vọng rằng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở thành một cái tên quen thuộc trên thị trường ô tô thế giới, bên cạnh các nước láng giềng châu Á phát triển hơn.
Điều này có thể không quá xa vời khi triển vọng về một hệ sinh thái ô tô đang phát triển ở Việt Nam, với lực lượng lao động trẻ và chi phí thấp...
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nhiều công ty đang tìm cách di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế từ Mỹ và lao động Trung Quốc cũng đang trở nên đắt đỏ hơn.
Nếu ngành ô tô Việt Nam phát triển phù hợp với tham vọng của VinFast, năng lực của Việt Nam sẽ được thúc đẩy. Phía trước dù còn có những thách thức, nhưng sự ra mắt của thương hiệu xe Fadil sẽ mang đến nhiều tiềm năng cho VinFast, cho người tiêu dùng Việt và cho toàn bộ nền kinh tế.