Trong số phát sóng gần đây của chương trình "Kiểm định bảo vật", một anh thanh niên trẻ đến từ Quế Lâm, Quảng Tây tên Trịnh Tiên Vũ đã mang tới trường quang một chiếc bình sứ màu trắng.
Khi được hỏi về nguồn gốc của cổ vật, anh cho biết, chủ nhân trước đó của món đồ là một người bạn thân thiết với cha anh, thời còn trẻ, hai người đã từng vào sinh ra tử cùng nhau trên chiến trường.
Chàng trai trẻ mang bảo vật của cha tới kiểm định (Ảnh: Haokan.baidu)
Sau khi trở về, người đàn ông này không lấy vợ, cũng không có con nên chỉ ở một mình. Không may thay, vài năm trước, ông phát hiện mắc bệnh ung thu gan giai đoạn cuối, thời gian ông nằm điều trị bệnh đều do cha của Tiên Vũ chăm sóc. Vì vậy, trước khi qua đời, người bạn này đã tặng lại cho cha anh chiếc bình sứ mà ông giữ gìn bao nhiêu năm.
Thấy chiếc bình sức rất đẹp nên chàng trai trẻ này luôn tò mò chiếc bình này có giá trị bao nhiêu nhưng cha anh không khi nào cho anh động vào . Vì vậy anh đã bí mật mang bộ sưu tập đến nơi thẩm định mà không nói cho cha mình biết, đồng thời muốn nhờ chuyên gia thẩm định.
Sau khi nghe anh chàng giới thiệu, chuyên gia nhận lấy cổ vật từ tay anh, cẩn thận quan sát hồi lâu rồi hỏi một câu khiến chàng trai đứng hình: "Món đồ như thế mà anh cũng dám mang tới đây."
Giá trị của bảo vật
Chiếc bình sứ xuất hiện tại chương trình có nét tương đồng với đồ sứ Thanh Hoa thời nhà Nguyên (1271-1368), nhưng để khẳng định chắc chắn, cần phải tiến hành quan sát kỹ lưỡng hơn.
Đầu tiên, các chuyên gia tiến hành thẩm định từ mặt đáy của chiếc lọ, quát sát kỹ sẽ thấy bề mặt không tráng men của nó mịn tới kỳ lạ, có thể được tạo nên từ các hạt đất sét xay mịn, sản phẩm của máy nghiền đất sét hiện đại.
Các sản phẩm sứ Thanh Hoa được làm hoàn toàn thủ công, vì vậy, vòng đáy và chân đáy của sản phẩm đôi khi có những hạt cát nhỏ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, dính những nốt men đen kích thước khác nhau và có hình dạng tự nhiên.
Vòng đáy và chân đáy của chiếc lọ mịn màng (Ảnh: haokan.baidu)
Thứ hai, bên trong chiếc bình có dấu vết của việc sử dụng bàn xoay để vuốt gốm. Sử dụng kính lúp để quan sát rõ hơn, các chuyên gia nhận định đường vân chạy phía trong vô cùng mảnh và dày đặc, chứng tỏ chiếc bình được tạo hình trên bàn xoay tốc độ cao.
Ngược lại, khi quan sát hoa văn trên bình, các chuyên gia cho rằng nét vẽ mảnh mai này không phù hợp với đặc điểm của sứ Thanh Hoa, bởi vào thời nhà Nguyên, nét vẽ tương đối thô và hoa văn dày kín.
Phía trong được chế tác vô cùng tinh vi (Ảnh: haokan.baidu)
Cuối cùng, khi đánh giá về màu sắc của cổ vật này, các nhà nghiên cứu cho rằng màu sắc tươi sáng của nó không tương thích với đặc trưng màu không ổn định, lúc chìm, lúc sáng của sứ Thanh Hoa. Thêm vào đó, xét theo độ bền hóa của lớp men tráng trên bề mặt, chuyên gia kết luận vật liệu này chỉ có tuổi đời khoảng vài thập kỷ, chắc chắn là sản phẩm của công nghệ hiện đại.
Sau khi nghe kết luận từ các chuyên gia, anh chàng không thể tin được món đồ mình mang tới ngày hôm nay lại đồ sứ hiện đại.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù món đồ này không có giá trị cao về mặt kinh tế, nhưng xét cho cùng đây cũng là món quà mà người đồng đội đã gửi tặng cha của anh trước khi qua đời, chưa đựng tình thân sâu sắc giữa hai người. Mối quan hệ giữa hai người đồng chí vào sinh ra tử, sướng khổ có nhau, tình cảm chân thành này rõ ràng không thể đong đếm bằng tiền bạc.
Kết thúc phiên thẩm định, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng anh chàng nên đặt món đồ về vị trí cũ và dừng việc mang chiếc bình này đi kiểm định, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi, nếu cha anh biết được điều này chắc chắn sẽ không vui. Chiếc bình sứ tuy rằng không phải đồ cổ nhưng đối với cha anh, kỷ vật này đáng giá hơn bất kỳ món đồ nào.