Nếu ý tưởng về một thành phố ngầm dưới nước mà kiến trúc sư thiên tài người Bỉ đưa ra vẫn khiến bạn nghi ngờ về tính khả thi của nó thì người Nhật, vốn là những người có những ý tưởng táo bạo đã hiện thực hóa theo cách riêng của mình.
Người Nhật xây xoắn ốc khổng lồ dưới đại dương (Ocean Spiral)
Dự án Ocean Spiral của Nhật Bản nhằm tạo ra cả 1 thành phố ngầm dưới nước.
Vốn được bao bọc bốn bề bởi đại dương, nghèo tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, người Nhật hơn ai hết ý thức được sức mạnh cũng như tiềm năng của biển.
Họ luôn tìm cách khai thác tối đa nguồn lợi từ biển đồng thời ý thực được sức mạnh của mẹ thiên nhiên khi sóng thần từng nhấn chìm các thành phố của họ.
Công ty Shimizu đang hợp tác dự án với Cơ quan Nhật bản về khoa học biển và Trái Đất (Japan Agency for Marine-Earth Science and Technology) cũng như đại học Tokyo nhằm sớm xây dựng thành phố đầu tiên tại bờ biển Nhật Bản.
Những giải pháp năng lượng và nguồn sống cho cuộc sống dưới nước.
Đại học Tokyo và cả Bộ ngoại giao chính phủ Nhật đã xác nhận tính khả thi và đưa dự án vào thực tế.
Công ty thiết kế Shimizu cho rằng Ocean Spiral là công trình thiết thực trong tương lai, khi mà nhân loại đã và sẽ phải đối mặt với với các vấn đề mang tính toàn cầu như mực nước biển tăng hay nguồn tài nguyên, không gian sống cạn kiệt.
Được chia làm 3 khu vực riêng biệt, cấu trúc sẽ trải dài theo nhiều hướng tới tận đáy biển sâu hơn 4 km (2,8 dặm) dưới bờ biển Nhật Bản. Một hình cầu khổng lồ với đường kính 500 mét sẽ được đặt dưới bề mặt nước biển và là khu vực đầu tiên bao gồm nhà ở, văn phòng, khách sạn.
Khu vực có người ở này được kết nối với khu vực thứ 2 bao gồm các xoắn ốc (dài khoảng 14 km cho mỗi xoắn ốc).
Cấu trúc hình cầu giúp công trình chịu được sức ép của nước.
Các xoắn ốc sẽ kéo dài xuống tận dưới đáy biển, nơi có các trạm ẩn náu và các nhà máy tạo năng lượng bằng việc sử dụng các tổ chức vi mô (micro-organisms) nhằm chuyển carbon dioxide thành methane (khu vực 3), tại đáy biển dự tính có thể chứa các mỏ khoảng chất hiếm cũng như metal.
Nếu thiếu năng lượng, các máy phát năng lượng được đặt dọc xoắn ốc sẽ sử dụng nhiệt độ khác nhau giữa các tầng nước nhằm tạo năng lượng bổ sung thông qua ứng dụng công nghệ biến đổi nhiệt (thermal conversion technologies).
Tương tự công trình của kiến trúc sư người Bỉ, Shimizu cũng xây dựng những thành phố thực vật nổi (floating botanical cities) nhằm tạo nguồn thực phẩm cũng như tạo ra môi trường tối ưu cho con người.
Thành phố này còn giảm tác động của động đất hay các cơn bão mà Nhật Bản thường phải hứng chịu nhờ thiết kế xoắn ốc giúp nó chịu được cả áp suất lớn.
Bên trong thành phố.
Hầu như toàn bộ công trình cũng được tạo nên bởi nhựa thay vì bê tông. Sức chứa của thành phố là 5000 người. Hệ thống điều hòa nhiệt độ và cung cấp oxy sẽ giúp nơi đây trở thành môi trường lý tưởng cho con người sinh sống.
Đồng thời sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới như công nghiệp khai thác tài nguyên biển sâu (Deep sea resource industries) hay công nghiệp năng lượng biển sâu (Deep sea energy industries)...
Cuộc sống tương lai dưới đáy biển sâu.
Công ty xây dựng dự án Ocean Spiral cho biết sẽ mất 5 năm để xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ đòi hỏi thêm 15 năm để hoàn thiện.
Khai thác năng lượng dưới đáy biển bằng các turbine
Khai thác năng lượng từ biển.
Nói tới việc khai thác nguồn năng lượng khổng lồ từ đại dương, tôi lại nhớ tới những chiếc turbine khổng lồ nhưng không quay bằng sức gió mà lại được đặt dưới đáy đại dương!
Đó chính là dự án khai thác năng lượng sóng biển của công ty năng lượng của Scotland và xứ Wales với tiềm năng vô cùng lớn mà họ thấy được khi đặt những turbine khổng lồ dưới mặt biển Pentland Firth phía bắc Scotland.
Những turbine khổng lồ này có thể cung cấp năng lượng cho 400.000 hộ gia đình Scotland (theo bản kế hoạch của chính phủ Scotland).
Con người hoàn toàn có thể thu năng lượng từ đại dương.
Với mật độ nước gấp 832 lần mật độ không khí, chẳng phải điên rồ gì khi dự án này lại chọn vị trí ngoài khơi xa xôi so với những địa điểm dễ lắp đặt trên đất liền vì như thế kích thước turbine sẽ giảm đáng kể nhưng năng lượng lại vượt trội so với chạy bằng sức gió.
Năng lượng lớn của dòng chảy còn giúp cho các turbine có thể lắp đặt mật độ cao hơn so với trên đất liền, tiết kiệm trang thiết bị lắp đặt cũng như thời gian thực hiện. Hơn tất cả, hoạt động của các turbine sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề thời tiết nữa.
Trải nghiệm
Trải nghiệm cuộc sống dưới đáy biển.
Những công trình dưới nước trước đó, cảm hứng cho cuộc sống dưới đáy đại dương.
Nếu bạn nghĩ rằng việc sống dưới đáy đại dương hay qua đêm tại đó là điều điên rồ thì hãy tới với Jules Undersea Lodge, khách sạn dưới nước đầu tiên trên thế giới tọa lạc tại Key Largo, Florida (Mỹ).
Chúng ta có thể trải nghiệm cảm giác xuống long cung ăn tối tại khách sạn dưới biển Ithaa tọa lạc tại đảo resort Conrad Maldives Rangali Island ở quốc đảo thiên đường Maldives. Tại nơi đây bạn có thể cảm nhận cuộc sống dưới biển khi ăn tối, ngủ hay thậm chí tổ chức đám cưới.
Những khách sạn dưới nước cho thấy con người hoàn toàn có thể chinh phục đại dương.
Hay tới với Dubai để thưởng thức cảm giác hòa mình với đại dương tại khách sạn Water Discus, khách sạn có tới 21 phòng dưới nước và bao quanh là các rặng san nghiệm. Ngoài ra, bạn còn có thể tới Singapore và khám phá thủy cung Ocean Suites (đảo Sentosa, Singapore).
Dám ước mơ và thực hiện, không điều gì là không thể!
"Không gì là không thể, bởi impossible (không thể) chính là I’m possible (Tôi có thể) – Audrey Hepburn.