Cha già qua đời, các con mới phát hiện hơn 2 tỉ đồng bị chuyển sang tài khoản của giúp việc

Diệp Anh |

Việc một khoản tiền lớn của bố được chuyển làm nhiều đợt sang tài khoản của giúp việc khiến những người con của cụ Hoàng vô cùng sửng sốt.

Cuối năm 2016, cụ Hoàng, người Thuận Đức, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vì bệnh nặng qua đời.

Lo hậu sự xong cho bố, các con cụ trong lúc thu xếp lại mọi việc liên quan đến cụ đã phát hiện, số tiền tiết kiệm lên đến hơn 700.000 NDT (tương đương hơn 2 tỉ đồng) đã bị chia làm nhiều lần chuyển sang tài khoản của bà Trần – người giúp việc, chăm sóc cho cụ Hoàng nhiều năm liền.

Tuy nhiên, bà Trần kiên quyết khẳng định: Tiền là do cụ Hoàng tặng co mình. Vậy thì, số tiền lớn trên rốt cuộc thuộc về ai?

Người giúp việc chuyển 700.000 NDT sang tài khoản của mình

Báo điện tử Sina (Trung Quốc) dẫn lời con trai cụ Hoàng cho hay, khi bố anh còn sống đã thuê bà Trần hỗ trợ công việc kiêm bảo mẫu tài phòng khám tư, tiền công mỗi tháng là 5000 NDT.

Vào ngày 27/12/2016, sau khi bố qua đời, anh và các anh chị em khi kiểm tra tài khoản ngân hàng của bố đã phát hiện, bà Trần nhiều lần dùng thẻ ngân hàng của ông cụ để chuyển tiền từ đó sang tài khoản của mình và người nhà.

Vào ngày 9/3 năm nay, hai con trai của cụ Hoàng đã kiện bà Trần và 3 người con của bà ra tòa, yêu cầu họ trả lại toàn bộ số tiền đã lấy từ tài khoản của bố mình cùng với tiền lãi trong suốt thời gian từ khi tiền bị chuyển đi đến thời điểm đó.

Vào ngày 20/6 vừa qua, tòa án nhân dân Thuận Đức đã mở phiên tòa xét xử. Theo đó, tòa xác định khoản tiền 700.000 NDT được chuyển làm nhiều lần, ngoài lần đầu tiên có cụ Hoàng đi cùng, những lần khác đều là một mình bà Trần đến ngân hàng thực hiện giao dịch.

Cha già qua đời, các con mới phát hiện hơn 2 tỉ đồng bị chuyển sang tài khoản của giúp việc - Ảnh 1.

Bà Trần khai trước tòa.

Vào ngày 5/2/2016, cụ Hoàng, bà Trần và con gái lớn của bà ta đến ngân hàng Nông thương Thuận Đức rút 400.000 NDT chuyển sang tài khoản của bà Trần. Ngày 13/2, bà Trần chuyển số tiền này cho con gái.

Sau lần đó, bà Trần một mình ra ngân hàng chuyển 300.000 NDT sang tài khoản của mình trong nhiều lần.

"Tôi và ông Hoàng làm việc với nhau vài chục năm, cùng nhau chăm sóc giúp đỡ cho nhau. Tiền ông ấy mua nhà là do tôi và ông ấy cùng kiếm về. Ông ấy nói sau này sẽ bồi thường cho tôi 1 lần dứt điểm." – bà Trần trình bày trước tòa.

Người phụ nữ này cũng trình bày, lần đầu tiên rút tiền cụ Hoàng cũng đi cùng.

Mặc dù tuổi cao nhưng cụ Hoàng vẫn rất minh mẫn, mọi việc bà làm đều là nhận được sự ủy thác của ông cụ, hơn nữa thủ tục chuyển tiền lần đầu cũng được thực hiện trước sự giám sát của chủ tài khoản chứ hoàn toàn không như nguyên cáo nói là "lợi dụng sự thuận lợi trong công việc lén lút chuyển tiền".

Về khoản tiền 300.0000 NDT được chuyển sau, dù không đi cùng nhưng mật mã thẻ ngân hàng đều là do cụ Hoàng nói cho bà Trần biết.

Người giúp việc nói cụ Hoàng muốn cảm ơn bà ta đã chăm sóc giúp đỡ nên chuyển khoản

Cũng theo lời bà Trần, từ hơn chục năm trước, bà và cụ Hoàng đã quen biết. Vào năm 1985, cụ Hoàng đấu thầu một phòng y vụ ở Thuận Đức. Kể từ đó, hai người đã trở thành bạn làm ăn, một người phụ trách hành nghề y, một người lo thuốc mẹ, hậu cần, vệ sinh...

Trong thời gian này, bà Trần mỗi tuần chỉ về nhà một lần, 6 ngày ở phòng khám, sớm tối phụ trách nấu nướng chăm sóc cụ Hoàng.

Về sau, cụ Hoàng nghỉ hưu chuyển nhà nhưng vẫn tiếp tục hành nghề y, bà Trần lại tiếp tục theo cho đến khi cụ ông qua đời.

Bà Trần cũng cho biết, sau khi trúng gió, cụ Hoàng biết mình không còn nhiều thời gian, vì muốn cảm ơn ân tình chăm sóc trong nhiều năm nên đã chuyển tiền cho mình.

Cha già qua đời, các con mới phát hiện hơn 2 tỉ đồng bị chuyển sang tài khoản của giúp việc - Ảnh 2.

Bà Trần cho rằng mình đã chăm sóc cho cụ Hoàng nhiều năm khi cụ còn sống nên số tiền 700.000 NDT là tiền cụ Hoàng bồi thường cho mình. Ảnh minh họa.

Phán quyết của tòa án

Vào ngày 30/6, sau khi thẩm lý, tòa án cho rằng trong vụ việc này, cụ Hoàng qua đời không để lại bất cứ căn cứ trên giấy tờ nào, cũng không có bên thứ 3 làm chứng nên tòa không thể xác minh được ý nguyện của cụ Hoàng khi còn sống.

Theo phản ánh của cơ quan công an, mật mã các tài khoản ngân hàng của cụ Hoàng đều giống nhau, từ đó có thể thấy việc bà Trần biết mật mã không chứng minh được rằng bà đã được sự ủy quyền của đương sự.

Hơn nữa, các khoản tiền chuyển đi đều do bà Trần tự ý đi chuyển, không thể cung cấp chứng hợp pháp nên lý do đưa ra là được tặng không được chấp nhận. Theo đó, bà Trần phải trả lại toàn bộ số tiền đã lấy cũng như lãi suất cho con của cụ Hoàng.

Lời khuyên chung

Khi người già tặng một khoản tài sản có giá trị cho ai đó cần phải có căn cứ trên giấy tờ hoặc phải tiến hành công chứng để tránh việc "nói miệng thiếu căn cứ", từ đó gây tranh cãi.

Đồng thời, con cái cũng cần quan tâm đến đời sống, việc ăn ở của người già, hiểu tâm tư nguyện vọng của cha mẹ, đừng để khi họ qua đời mới đem nguyện vọng chân thực của người quá cố ra tranh luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại