Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết

Đức Khương |

Tiêu bản động vật có lẽ quá quá quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên kỹ thuật làm tiêu bản nhuộm xương lại là một điều khá mới mẻ đối với nhiều người, kỹ thuật này rất phức tạp và đặc biệt khó làm. Tuy nhiên một cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam đã làm được tới hàng chục mẫu vật sau hai năm tìm hiểu.

Trên thực tế, Diaphonization là kỹ thuật làm tiêu bản không hề mới, được Schultze phát triển lần đầu tiên vào năm 1897, và sau đó được nhiều nhà nghiên cứu sửa đổi. Những mẫu vật hoàn thiện đầu tiên sử dụng phương pháp này xuất hiện vào năm 1927, và tiếp tục được sử dụng bởi các nhà giải phẫu so sánh, nhà phôi học động vật có xương sống và bất kỳ ai khác quan tâm đến hình dạng hoặc sự phát triển của bộ xương.

Tại Việt Nam, kỹ thuật này cũng bắt đầu xuất hiện trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên việc một học sinh lớp 9 có thể tạo ra những mẫu vật đẹp đẽ như vậy lại là một điều tương đối hiếm.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 1.

Duy đã có tới gần 50 mẫu vật, bao gồm rồng úc, cá ngựa, rắn, kỳ đà, thằn lằn...

Xuất phát từ việc thích nghiên cứu khoa học, và sau đó là muốn làm cho cái chết của các loài động vật có vẻ đẹp riêng, Nguyễn Tiến Minh Duy (sinh năm 2007, sống tại Buôn Ma Thuột) đã từ tìm tòi và tạo ra được gần 50 mẫu vật theo phương pháp này. Theo đó bài viết chia sẻ của em trên nhóm Facebook Cộng đồng Designer Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và nhân được khoảng 17.000 lượt thích, gần 900 lượt chia sẻ cũng như bình luận chỉ sau 16 giờ đăng tải.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 2.

Diaphonization là quá trình sử dụng các hóa chất để làm trong suốt phần thịt của tiêu bản, nhuộm màu cho phần xương và mô, sụn của tiêu bản, điều chế ra được các chế phẩm có khả năng trưng bày vĩnh viễn, chủ yếu là các động vật nhỏ như cá, bò sát, động vật lưỡng cư.

Để có được nguyên liệu làm tiêu bản, Duy đã phải thu mua và xin xác động vật từ các tiệm cá cảnh, pet shop cũng như anh em và họ hàng xung quanh mình. Ngoài ra những hóa chất được dùng để làm tiêu bản cũng rất khó mua tại Việt Nam, do đó em phải nhờ người quen từ Mỹ, Canada, Trung Quốc mua giúp và gửi về.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 3.

Duy cũng có một góc riêng tại nhà để phục vụ cho công việc nghiên cứu và nhuộm tiêu bản. Quá trình này cần phải dùng rất nhiều loài hóa chất khác nhau nên việc trang bị đầu đủ đồ bảo hộ là điều bắt buộc nếu muốn giữ an toàn cho bản thân.

Bắt đầu thực hiện những tiêu bản từ hồi lớp 7, sau 2 năm, hiện tại bộ sưu tập tiêu bản của Duy đã có tới gần 50 mẫu vật, bao gồm rồng úc, cá ngựa, rắn, kỳ đà, thằn lằn... Thông thường, để tạo ra được một mẫu vật hoàn chỉnh sẽ mất khoảng vài tuần, tuy nhiên với một số mẫu vật có kích thước lớn thì có thể sẽ mất tới vài tháng.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 4.

Mẫu vật rằn dài 1m2, phải mất tới 3 tháng để hoàn thành.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 5.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 6.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 7.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 8.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 9.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 10.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 11.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 12.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 13.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 14.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 15.
 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 16.

Quy trình để làm ra một mẫu vật hoàn chỉnh có rất nhiều công đoạn, nhưng có thể tóm gọn lại thông qua vài bước cơ bản. Giai đoạn đầu tiên của quy trình gồm nhiều bước này là làm sạch mẫu vật. Nên cắt bỏ các cơ quan nội tạng, và lông đối với các loài động vật tương ứng. Tiếp theo, các mô của động vật sẽ được nhúng vào dung dịch có chứa enzym trypsin. Enzyme này để lại nguyên vẹn protein liên kết collagen, tạo ra một mẫu vật có màu mờ ma quái, nhưng sẽ không bị vỡ.

Tiếp theo, mẫu vật được "tắm" trong dung dịch có chứa chất nhuộm màu đỏ Alizarin, có tác dụng nhuộm màu đỏ xương. Tương tự như vậy, sụn cũng được nhuộm màu xanh lam bằng cách sử dụng màu xanh Alcian. Khi mẫu vật đã qua xử lý được đặt trong glycerin, điều đáng kinh ngạc sẽ xảy ra: Các mô liên kết có màu đục dường như biến mất và trở nên trong suốt, để lộ bộ xương màu bên trong. Điều này là do glycerin có cùng chỉ số khúc xạ với collagen, cho phép ánh sáng đi qua mà không bị cản trở.

 Cậu học sinh lớp 9 tại Việt Nam và ý tưởng lưu giữ vẻ đẹp của cái chết  - Ảnh 17.

Sau khi hoàn tất mẫu và cho nó vào lọ, chúng ta sẽ thu được một mẫu vật trong suốt với một bộ xương cơ màu sắc khá đẹp mắt.

Ngày nay, kỹ thuật Diaphonization không được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực khoa học. Những tiến bộ trong công nghệ hình ảnh đã khiến việc thực hành này trở nên lỗi thời, mặc dù nó vẫn đang được nhiều người thực hiện như một hình thức nghệ thuật.

Loại tiêu bản này yêu cầu người làm phải có kỹ năng cũng như kiến thức cũng như chuyên môn về mặt an toàn trong phòng thí nghiệm rất cao, vì nó sử dụng hơn 10 loại hóa chất, phần lớn trong đấy rất độc hại, không chỉ gây hại đến mỗi mình người làm, nó còn gây hại khi phát tán với một lượng lớn với nồng độ cao vào môi trường xung quanh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại