Câu đối ở núi Quan Âm: Treo thưởng 100.000 NDT nhưng không ai đối nổi - Nhìn qua thì đơn giản nhưng khó không tưởng!

Minh Nguyệt |

Đến nay, câu đối tại núi Quan Âm, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vẫn chưa tìm được người ra vế đối hoàn chỉnh.

Ảnh: Sohu

Ảnh: Sohu

Được biết, giải thưởng này do ban Quản lý di tích thắng cảnh núi Quan Âm tổ chức với mục đích thu hút khách du lịch cũng như phát động để cổ vũ phong trào viết câu đối ngày xuân.

Ban đầu, tiền thưởng cho câu đối này không hề cao, ban lãnh đạo di tích chỉ treo giải 5.000 tệ cho bất cứ ai có thể đối lại. Sau một thời gian dài, câu đối trên núi Quan Âm vẫn chưa tìm được "cặp đối" hoàn chỉnh.

Câu đối ở núi Quan Âm: Treo thưởng 100.000 NDT nhưng không ai đối nổi - Nhìn qua thì đơn giản nhưng khó không tưởng! - Ảnh 1.

Dù giá trị giải thưởng cao nhưng tới nay vẫn chưa ai đối lại câu đối này. Ảnh: Sohu

Bởi vậy, kể từ năm 2015, lãnh đạo khu danh thắng đã quyết định "đánh liều" tăng giá trị lên tới 100.000 tệ cho giải thưởng độc đáo này. Đã có vô số người, từ thế hệ trẻ tới già, tìm tới khu danh thắng này để thử vận may. Tính tới thời điểm này, đã có tổng cộng 161.713 người ra vế đối đáp lại câu đối kia. Tuy nhiên, đã qua 6 năm, dường như chủ nhân của giải thưởng vẫn chưa xuất hiện.

Dù rằng đã có rất nhiều vế đối đáp nổi bật như "感恩湖畔赏风光" (Cảm ân bên hồ thưởng phong cảnh) hay "卧佛洞中卧洞天" (Ngọa Phật trong động ngọa động thiên) nhưng vẫn chưa thể làm hài lòng ban lãnh đạo di tích.

Điều này đã khiến cho mọi người đều tò mò, câu đối mà ban lãnh đạo di tích đưa ra có lai lịch thế nào mà giải thưởng lại lớn như vậy?

Câu đối ở núi Quan Âm: Treo thưởng 100.000 NDT nhưng không ai đối nổi - Nhìn qua thì đơn giản nhưng khó không tưởng! - Ảnh 2.

Với giá trị giải thưởng cao, tới nay đã có hơn 160 nghìn người tới tham dự cuộc thi. Ảnh: Sohu

Bất ngờ là câu đối của mà thắng cảnh núi Quan Âm đưa ra là "观音上观山水" (Quan âm tọa sơn quan thủy), nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế rất khó đối cho đúng.

Nhiều người vẫn luôn hy vọng rằng ai đó sẽ thắng được giải thưởng này để được mở rộng tầm nhìn.

Câu đối Tết có nguồn gốc từ nhà Chu. Theo ghi chép trong "Hậu Hán thư – Lễ nghi chí" thì trước đây mỗi nhà treo trước cửa hai tấm "đào phù" (tấm bùa được làm bằng gỗ cây đào). Đào phù dài 6 tấc (khoảng 20 phân), rộng 3 tấc (khoảng 10 phân), trên thân đào phù thường viết tên 2 vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy để trấn áp tà ma và đem lại may mắn.

Tương truyền, câu đối đầu tiên được viết lên đào phù bắt nguồn từ cung đình nhà Tây Hán. Câu đối này do học sĩ thuộc đời Ngũ Đại Thập Quốc - Chương Tốn viết nên "新年纳余庆, 嘉节号长春" (Tân niên nạp dư khánh, gia tiết hiệu trường xuân).

Ý nghĩa của câu đối này được coi như một lời cầu phúc lành chào đón mùa xuân an lành thịnh vượng tới cho muôn dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại