Trên đường đi học về, Wade thấy bên đường dựng một tấm biển: Thuê người cắt cỏ - 1 đô. Lúc đó, cậu thầm nghĩ, cuối tuần nào mình cũng có thời gian rảnh rỗi, sao không dùng thời gian ấy để cắt cỏ nhỉ?
Nghĩ xong, cậu nhẹ nhàng gõ cửa, người chủ ngôi nhà ra mở cửa cho cậu là một bà lão tóc bạc trắng. Đầu tiên, cậu lễ phép nói với bà lão: “Bà ơi, có phải nhà mình thuê người cắt cỏ không ạ?”.
Bà lão hiền hậu trả lời: “Đúng vậy, cháu ạ, ta cần một người cắt bãi cỏ này”.
“Vậy bà hãy để cháu giúp bà nhé! Cuối tuần nào cháu cũng có thời gian rảnh”.
“Cảm ơn cháu, nhưng cháu có chắc chắn không? Ta chỉ có thể trả 1 đô thôi đấy”. Bà lão nói tiếp.
“Có ạ, bà yên tâm đi. Cho dù bà trả bao nhiêu, cháu cũng sẽ cắt bãi cỏ này thật đẹp ạ!”.
Như vậy, Wade và bà lão đã bàn bạc xong, cậu vui vẻ trở về nhà. Buổi tối, Wade nói chuyện này cho bố, nghe xong bố khen ngợi: “Con đúng là một cậu bé chăm chỉ, bố mẹ rất tự hào về con!”.
Người Do Thái không phân biệt tiền nhiều hay ít, vì mỗi đồng tiền đều có giá trị riêng. Họ cho rằng chỉ có quan niệm đúng đắn về đồng tiền, mới có thể biến từng đồng “tiền nhỏ” thành “món tiền lớn”. Giống như cậu bé Wade trong câu chuyện trên, dù chỉ là một đô la, cậu cũng cố gắng làm.
Thực ra, người Do Thái có thái độ rất bình thản với tiền bạc. Họ cho rằng tiền bạc chỉ đơn thuần là một thứ bình thường, không thể dùng sự chính đáng hay không chính đáng để phân biệt.
Sự chính đáng hay không chính đáng đều bắt nguồn từ thủ đoạn và cách kiếm tiền của mỗi người, chỉ cần đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù bạn kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi.
Vì thế, cho dù là 1 đô la, người Do Thái cũng sẽ cố gắng làm. Khi dạy dỗ con cái, họ cũng không ngừng giáo dục con quan niệm này. Dưới đây, chúng ta sẽ hiểu thêm về thái độ đối với đồng tiền của họ:
Không có thành kiến trong kinh doanh
Người Do Thái sống ở khắp nơi trên thế giới, dù quốc tịch của họ không giống nhau, nhưng họ luôn tự coi mình là đồng bào của nhau, luôn luôn giữ mối liên hệ gắn bó thân thiết. Hơn nữa, cho dù họ ở đâu, họ cũng muốn được biết đến trong tư thế của “người giàu có”.
Họ luôn tự tin vào mình bởi họ có một kinh nghiệm quý giá trong kinh doanh đó là: Không có thành kiến trong kinh doanh.
Người Do Thái cho rằng, đối tượng kinh doanh không có sự khác biệt về bản chất, chỉ cần đó là sự làm ăn đúng đắn và kiếm được tiền từ đối phương thì cuộc giao dịch có thể hoàn thành.
Mục đích làm kinh doanh là để kiếm tiền, chỉ cần kiếm được tiền một cách hợp pháp, thì cho dù đối phương có màu da nào, dân tộc nào cũng có thể trở thành đối tượng làm ăn của họ. Người Do Thái làm vậy để con cái họ hiểu rằng: Trong kinh doanh không có quan niệm kì thị, thành kiến.
Món tiền nhỏ chính là món tiền lớn
Hầu như, bậc cha mẹ Do Thái nào cũng nói với con mình rằng, không nên phân biệt tiền nhiều hay ít, món tiền có nhiều đến đâu cũng được tạo nên bởi những món tiền nhỏ. Vì thế, món tiền nhỏ cũng chính là món tiền lớn.
Ngoài ra, khi nhiều người cho rằng, người Do Thái coi tiền là mạng sống, và luôn tham lam, họ vẫn bình thản, không giận dữ, luôn giữ đầu óc tỉnh táo, sáng suốt.
Họ cho rằng, chỉ cần kiếm tiền một cách hợp pháp thì dù là 1 đô la cũng cần kiếm. Vì kiếm tiền là một việc chính đáng, khi chúng ta bỏ sức lao động ra, chúng ta sẽ thu được kết quả.
Bởi có quan niệm này nên người Do Thái cho rằng một người thông minh thực sự không chỉ uyên bác mà còn phải là người giàu có. Vì đa số các phương pháp kiếm tiền đều xuất phát từ trí thông minh siêu việt của bản thân, chỉ có trí thông minh mà không biết ứng dụng thực tế thì đó là “thông minh chết”.
Vì thế, dân tộc Do Thái rất ít khi khen ngợi một học giả uyên bác mà nghèo khổ, họ luôn coi trọng những người thông minh, học rộng biết nhiều mà giàu có.
Ngoài ra, cha mẹ còn thường xuyên nói với con cái rằng: “Thương trường là chiến trường. Trên chiến trường đó, luôn dùng thành bại để luận anh hùng”. Còn thành bại lại luôn quyết định bởi bạn có thông minh hơn người và biết dùng trí thông mình đó hay không.
Vì thế các bậc cha mẹ khi giáo dục con cái có quan niệm đúng đắn về tiền bạc, không quên tăng cường giáo dục nhận thức kết hợp với việc vận dụng nó trong thực tế cho trẻ.
(*) Nội dung tham khảo cuốn Phương pháp giáo dục con của người Do Thái.