Cao điểm mua sắm cuối năm: Các sàn thương mại điện tử làm gì để hài lòng “thượng đế”?

Thanh Xuân |

Những ngày cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu.

Xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao, đặc biệt vào dịp cuối năm

Dịp cuối năm luôn là giai đoạn cao điểm của mua sắm - bán lẻ nói chung trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt, đối với người tiêu dùng Việt Nam, bên cạnh các dịp mua sắm như Halloween, Giáng Sinh, Tết Dương lịch 2023, họ còn quan tâm mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết Âm Lịch (Tết Nguyên đán). Người tiêu dùng sẽ có thói quen chuẩn bị cho tết sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12.

Theo báo cáo tại một số thành phố lớn (Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...), cuối năm 2021 và Tết 2022, tại các chợ truyền thống, sức mua tăng từ 5 - 10% so ngày thường. Chỉ riêng trong tháng 1/2022, thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đã lên mức 470,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dịp Tết Nguyên đán 2023, các địa phương đã chuẩn bị hàng hóa với lượng tăng khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính, nhu cầu chi tiêu cho mua sắm Tết năm nay sẽ tăng khoảng 8 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, người tiêu dùng hiện thay đổi thói quen, mua sắm trực tuyến, tạo điều kiện cho phát triển thương mại điện tử. Tại Việt Nam, mặc dù sau 2 năm dịch bệnh hoành hành, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định.

Dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước. Người Việt dành đến 6,38 tiếng mỗi ngày truy cập internet, trong đó có 58,2% có giao dịch mua hàng qua mạng hàng tuần. Với những số liệu này có thể thấy rằng, mua sắm trực tuyến đã dần trở thành xu thế trong lối sống đô thị hóa ngày càng tăng tại Việt Nam như hiện nay.

Cao điểm mua sắm cuối năm: Các sàn thương mại điện tử làm gì để hài lòng “thượng đế”? - Ảnh 1.

Quy mô nền kinh tế internet Việt Nam - Nguồn: Sách trắng TMĐT 2022

Các sàn TMĐT làm gì để đón đầu cung ứng cho nhu cầu tăng cao của khách hàng?

Với việc chuyển hướng mua sắm thông minh như hiện tại, các sàn TMĐT đã và đang chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng trong dịp cao điểm mua sắm cuối năm này.

Cụ thể, các sàn không ngừng cải tiến và xây dựng các chương trình khuyến mãi trải dài cả năm nhằm kích cầu mua sắm theo từng thời điểm trong năm. Các chương trình này không chỉ mang đến các ưu đãi giảm giá hấp dẫn mà còn bao gồm cả các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) như livestream, các Đại nhạc hội hay các hoạt động chơi game nhận Xu để đổi các voucher mua sắm…

Thông qua các hoạt động này, sàn TMĐT sẽ có cơ hội để gia tăng lượng truy cập, tiếp cận và thu hút người tiêu dùng dễ dàng hơn, độ phủ sóng tới các khách hàng sẽ rộng hơn.

Cao điểm mua sắm cuối năm: Các sàn thương mại điện tử làm gì để hài lòng “thượng đế”? - Ảnh 2.

Theo công bố của Lazada Việt Nam, doanh thu của nền tảng này chỉ tính riêng trong Lễ hội mua sắm 11/11 đã ghi nhận mức tăng trưởng tới 21 lần so với ngày bình thường.

Về phía các nhà bán hàng, đây cũng sẽ là cơ hội "vàng" để cho các doanh nghiệp tận dụng để gia tăng doanh số mùa mua sắm cuối năm cũng như là thời điểm để mở rộng tệp khách hàng vốn khá khó tính và có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đều cơ bản đã dự trữ được một nguồn hàng đa dạng và dồi dào đảm bảo sức mua tăng đột biến vào dịp cuối năm. Theo dự đoán của Lazada Việt Nam, các ngành hàng Thời trang, Làm đẹp, Trang trí nhà cửa... là những nhóm hàng sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.

Để tăng tính cạnh tranh, nhiều sàn TMĐT còn đẩy mạnh các khâu vận hành kết hợp cùng các nhà bán hàng và các đơn vị vận chuyển; tăng cường hoạt động logistic đẩy nhanh thời gian giao hàng giữa trục Bắc - Nam, đồng giá đơn chuyển phát cho các doanh nghiệp kinh doanh online hay miễn phí vận chuyển toàn quốc cho khách hàng mua sắm… Đây cũng là thời điểm các nền tảng "mạnh tay" kết hợp thanh toán điện tử, ngân hàng số, ví điện tử để người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc thanh toán sản phẩm và gia tăng các ưu đãi khi mua hàng trực tuyến.

Có thể thấy, dù dự báo sức mua mùa cuối năm sẽ không tạo quá nhiều đột biến nhưng các doanh nghiệp và các sàn TMĐT đều đã chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể thỏa mãn người tiêu dùng tại mọi "điểm chạm" trên hành trình mua sắm trực tuyến.

Cao điểm mua sắm cuối năm: Các sàn thương mại điện tử làm gì để hài lòng “thượng đế”? - Ảnh 3.

Từ ngày 5 đến ngày 15/1, Lazada sẽ triển khai Lễ hội mua sắm "Mở Lazada, mở Tết bung xõa" với nhiều ưu đãi mua sắm và giải trí hấp dẫn cho người dùng trong dịp Tết Quý Mão này

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại