Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật

Việt Linh |

Phiến đá có tuổi đời lên đến gần 3 tỉ năm tuổi được phát hiện tại huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) và lần đầu ra mắt công chúng Thủ đô trong triển lãm "Lịch sử hình thành Trái Đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch".

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 1.

Tại bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang trưng bày triển lãm chuyên đề "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội thực hiện. Tại đây, các mẫu hóa thạch có niên đại từ hàng triệu đến hàng tỉ năm.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 2.

Điểm nhấn của triển lãm là tảng đá cổ nhất nhất Việt Nam có niên đại 2,936 tỉ năm. Ở Việt Nam, những tài liệu địa chất của suốt 100 năm nghiên cứu đã khoanh được 2 vùng có khả năng chứa những loại đá cổ nhất có tuổi Arkei (Thái Cổ), là địa khối Kon Tum ở Tây Nguyên và dãy núi Con Voi ở Tây Bắc Bộ.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 3.

Viên đá này được PGS. TS. Trần Ngọc Nam (Chủ nhiệm khoa Địa lý - Địa chất trường Đạo học khoa học, Đại học Huế) phát hiện vào năm 2001 tại khu vực thác nước Hưng Khánh, thuộc dãy núi con Voi (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 4.

Để có thể xác định chính xác niên đại của mẫu vật, PGS.TS Trần Ngọc Nam đã lặn lội đến phòng thí nghiệm tại Nhật Bản, áp dụng phương pháp phân tích đồng vị U/pb, một trong những phương pháp xác định niên đại tinh vi nhất bằng trắc phóng xạ với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 5.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tảng đá này có niêm đại 2,936 tỉ năm, thuộc đại Mesoarkei - tuổi đá cổ nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 6.

Tại không gian triển lãm của Bảo tàng Hà Nội, gần 1.200 mẫu vật hóa thạch được trưng bày, phục vụ khách tham quan.

Các mẫu hóa thạch của bộ voi, trong đó nổi tiếng nhất là voi Ma mút. Tới nay, bộ voi chỉ còn 3 loài là voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 8.

Một số hóa thạch là những sinh vật đã từng tồn tại cách đây hàng tỷ, hàng trăm triệu năm được Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội kỳ công tìm kiếm trên khắp lãnh thổ Việt Nam và sưu tập khắp nơi trên thế giới.

Một số mẫu hóa thạch của các loài động vật có vú cổ đại như: Bò Bison cổ, ngựa, các mẫu hóa thạch động vật họ tê giác, gấu, linh trưởng và họ mèo được tìm thấy tại Điện Biên.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 10.

Hàng trăm mẫu hóa thạch cúc đá được trưng bày trong triển lãm. Cúc đá là nhóm động vật biển không xương sống, chúng thuộc lớp Chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng sống còn sống như bạch tuộc, ốc Anh vũ.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 11.

Dạng cúc đá (Ammonitoidea) xuất hiện trong kỷ Devon (cách đây khoảng 420 triệu năm) đã bị tuyệt chủng trong cuối kỷ Creta (66 triệu năm trước). Trong suốt lịch sử lâu dài của mình, cúc đá đã sống sót sau 3 lần tuyệt chủng hàng loạt.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 12.

Hóa thạch hổ phách, những giọt thời gian lưu trữ lại lịch sử của Trái đất, những dấu vết mắc kẹt trong hổ phách không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lý và hóa học của môi trường nên sinh vật giữ được nguyên vẹn từ hình dáng tới cấu trúc ban đầu. Quan nghiên cứu hổ phách, các nhà khoa học đã xác định được hơn 1.300 loài sinh vật đã từng tồn tại trên trái đất.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 13.

Bộ sưu tập hóa thạch san hô cổ đại được trưng bày trong triển lãm. Đây cũng là bộ sưu tập đặc biệt đang được Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đăng ký trở thành Bảo vật quốc gia.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 14.

Giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của san hô cổ đại là kỷ Devon (cách đây 419 triệu năm) khi môi trường nước biển ấm và nồng độ muối lý tưởng để hình thành những quần thể san hô lớn - những "đế chế" hùng mạnh của san hô dưới đáy đại dương.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 15.

Hóa thạch san hô vách đấy hình tổ ong được tìm thấy tại xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) có tuổi đời lên đến hơn 400 triệu năm.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 16.

Hóa thạch của hàng trăm con ốc Na Dương được trưng bày trong triển lãm. Đây là loại hóa thạch tiêu biểu nhất của phần cao địa tầng vùng Na Dương (cách đây 28 - 23 triệu năm). Chúng tích tụ tầng tầng lớp lớp tới mức độ tạo đá, biến trầm tích dưới lòng hồ trở thành trầm tích sinh học tức trầm tích có chứa hóa thạch.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 17.

Hóa thạch của cù kỳ được tìm thấy ở Quảng Nam, Việt Nam. Tới nay, cù kỳ vẫn tồn tại ở các vùng biển thuộc Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa.

Cận cảnh phiến đá 3 tỉ năm, cổ nhất Việt Nam, được mang đi soi tuổi ở phòng thí nghiệm ở Nhật - Ảnh 18.

Khán giả thích thú khi lần đầu tiên được chứng kiến mẫu vật hóa thạch loài cá cổ xưa được trưng bày kết hợp cùng công nghệ 3D Mapping tái tạo lại một cách chính xác nhất hình dáng và cách thức di chuyển của loài cá cổ đã tồn tại cách đây hàng triệu năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại