Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn

Dương Tiên |

Giữa Sài Gòn tấp nập, dường như ai ai cũng vội vã với cuộc sống mưu sinh của bản thân mình. Nhưng ở một góc nhỏ ngay trước con hẻm 549, đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 hình ảnh cậu bé sửa giày đã quá quen thuộc với những ai đi qua đây.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 1.

Dáng người nhỏ nhắn, nước da ngâm đen, nụ cười hiền là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với cậu bé sửa giày Nguyễn Bá Cường (18 tuổi, tên thân mật là Beo). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nghỉ học từ lớp 6, kể từ đó em lao vào đời, làm hết nghề này đến nghề khác.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 2.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 3.

Gánh nặng đè lên vai cậu bé 18 tuổi, cái tuổi được ăn học vui chơi nhưng với Beo đó là những chuỗi ngày vất vả lo toan cho gia đình 5 người. Và cuộc sống đỡ vất vả phần nào khi Beo gặp được thầy Tuấn.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 4.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 5.

Thầy dạy cho em cái nghề sửa giày này, để rồi từ đó em gắn bó với nghề này hơn hai năm nay.

Cũng giống như những đứa trẻ sớm vào đời mưu sinh khác, nhưng với em lại có những điều đặc biệt, đến cái bàn nhỏ nơi em hành nghề cũng rất đặc biệt bởi dòng chữ 'Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị.'

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 6.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 7.

Trong lúc trò chuyện với chúng tôi nhưng đôi mắt em vẫn nhìn xuống và những ngón tay gầy guộc, đen nhẻm vẫn đan theo từng mũi kim sợi chỉ trên chiếc giày cũ.

Vừa hoàn thành một đôi giày cho khách, Beo chỉ tay vào số giày dưới đất em nói: 'Em phải tranh thủ làm cho xong trong hôm nay để mai kịp giao cho khách, có ngày nhiều vậy chứ có ngày cũng vắng lắm ạ'.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 8.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 9.

Beo sinh ra trong một gia đình khó khăn, bà ngoại bệnh nặng chỉ nằm một chỗ, mẹ ở nhà chăm sóc cho bà, ba làm nghề nhạc công, thu nhập bấp bênh không ổn định. Vì thế với thu nhập sửa giày khoảng 80.000 đồng/ngày em trở thành trụ cột, nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Kể về đứa em trai đang học lớp 6, Beo cười tươi nói: 'Thằng em trai của em nó học giỏi lắm, nó ngoan nên em cố gắng làm để phụ gia đình cho nó ăn học đến nơi đến chốn'.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 10.

Khi được hỏi về dòng chữ: 'Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị', em chia sẻ: 'Cái này là thầy em dạy, thầy thấy mấy anh chị khó khăn thì giúp đỡ, em không có tiền để giúp nên chỉ có cách này thôi'.

Mỗi tuần có khoảng 3, 4 người khuyết tật, khó khăn ghé chỗ em để sửa giày. Khách gửi giày để sửa chỗ em khá đông, hầu hết là vì cách em chăm chút sửa cho từng đôi giày cũ, và một phần cũng vì thương cách làm từ thiện cho người cùng cảnh ngộ nghèo khó như em.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 11.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 12.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 13.

Với Beo, em chưa từng dám mơ mình sẽ được đi học lại, sẽ có một cái nghề ổn định, với Beo chỉ cần kiếm đủ tiền lo cho gia đình sống qua ngày là hạnh phúc lắm rồi.

Gương mặt thoáng chút u buồn, Beo chia sẻ: 'Chuyện học hành với em giờ xa vời lắm, tiền đâu mà học khi ăn còn lo chưa xong. Nếu sau này có dư giả em chỉ muốn giúp đỡ cho những người cũng gặp hoàn cảnh khó khăn như em bây giờ thôi.'

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 14.

Cận cảnh quán sửa giày miễn phí của cậu bé nghèo giữa Sài Gòn - Ảnh 15.

Nhận xét về em, chú Nam sống gần đó chia sẻ: 'Thằng đó thấy vậy chứ ngoan với chịu khó lắm, có mấy ai còn nhỏ mà suy nghĩ được như nó'.

Việc làm của em tưởng chừng như không lớn lao thế nhưng chính cái cách em làm rất đáng để chúng ta trân trọng, dù bản thân cũng khó khăn, vất vả nhưng vẫn luôn biết suy nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình, chính điều đó mới thật đáng quý trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại