Cận cảnh ô tô điện "made in Việt Nam" của người đàn ông học đến lớp 9

Viết Dũng |

Ô tô điện của người đàn ông ở Sài Gòn chế tạo có cửa mở ra như siêu xe, ghế ngồi ngả ra như 1 chiếc giường...

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 1.

Ông Trần Minh Tâm (56 tuổi) ngụ huyện Củ Chi, TP HCM chỉ học đến lớp 9 nhưng bằng sự mày mò, học hỏi đã chế tạo thành công chiếc ô tô điện.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 2.

Chiếc ô tô có thiết kế với chiều dài 3 m, cao 1,62 m, rộng 1,4 m, khoảng sáng gầm 23 cm, có 4 chỗ ngồi rộng rãi.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 3.
Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 4.

Chiếc ô tô có cửa hai được nâng lên cao như... siêu xe.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 5.

Bộ máy chiếc ô tô được lắp ráp hoàn toàn bằng linh kiện trong nước được ông Tâm tìm mua.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 6.

Ô tô điện có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật, máy điều hòa, dàn âm thanh có tính năng hát karaoke với 9 loa.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 7.

Cận cảnh nơi điều khiển xe điện từ buồng lái.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 8.
Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 9.

Ghế ngồi rộng rãi, có thể ngả ra như chiếc giường.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 10.

Dàn đèn phía trước và phía sau...

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 11.

Ô tô điện lắp bảng chỉ đường bằng tiếng Việt.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 12.

Ô tô này có thể chạy được 160 km một lần sạc với tốc độ tối đa 50 km/h. Ông Tâm cho biết đã gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp và đang kêu gọi những cá nhân, doanh nghiệp đầu tư để có thể sản xuất hàng loạt, tung ra thị trường.

Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng vào năm 2018.

Đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có: đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua… Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km và phải hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.

Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu, gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ôtô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Ông Tâm điều khiển chiếc xe ô tô điện của mình

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại