Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: "Hãy nhìn đường phố"

Minh Anh |

Hà Nội đang mất mỗi ngày tới 41 tỉ đồng vì kẹt xe. Chỉ 5 năm nữa thôi, người dân TP.HCM sẽ chỉ di chuyển được với tốc độ trung bình 10km/ giờ. Trước khi với tới những mục tiêu vĩ đại, cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ việc giảm thiểu bức xúc và thiệt hại trên đường phố.

Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: Hãy nhìn đường phố - Ảnh 1.

Em nhỏ mệt mỏi trong buổi sáng đến trường vì kẹt xe ở khu vực vòng xoay ngã sáu Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Phạm Văn Đồng (Nguồn ảnh: Báo Xây Dựng)

Những con số đáng sợ từ Hà Nội và TP.HCM

Điều quan trọng nhất mang lại từ cách mạng công nghiệp 4.0 là tháo bỏ những ách tắc, trì trệ, khiến guồng quay cuộc sống và công việc trơn tru hơn, dễ chịu hơn và hiệu quả hơn.

Ở Việt Nam, nhiều giải pháp công nghệ đang được áp dụng khá hiệu quả để cải cách những ác tắc về thủ tục hành chính, nhưng lĩnh vực gây ách tắc nhất, ách tắc mỗi ngày, thì lại dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Người dân đô thị lớn đang phải cam chịu, nhưng bất lực trước sự hỗn loạn của ma trận giao thông.

Nhưng điều quan trọng nhất phải kể đến, là hhi giao thông bị ùn tắc, huyết mạch nền ninh tế và đời sống sẽ ứ trệ.

Boston Consulting Group mới đây đã dự đoán, với tốc độ tăng hiện tại của lượng phương tiện lưu thông, chỉ 5 năm nữa, xe cộ ở Tp. Hồ Chí Minh sẽ phải di chuyển với tốc độ 10km/h.

Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: Hãy nhìn đường phố - Ảnh 2.

Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Báo Trí Thức Trẻ)

Còn tại Hà Nội, kết quả khảo sát về hành vi đi lại và sử dụng các phương tiện của người dùng Việt 2017 do Audience Project phối hợp với Uber thực hiện đã chỉ ra một con số đáng sợ mỗi ngày người dân Hà Nội mất trung bình tới 58 phút tại các điểm kẹt xe.

Thời gian là tiền bạc, cơ hội. Lãng phí gần 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày/ mỗi người, để mua lấy bực bội và ô nhiễm, là một cái giá rất đắt.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những sản phụ sống ở đô thị có không khí bị ô nhiễm có nguy cơ sinh non cao hơn sản phụ bình thường đến 30%. Ở những thành phố hay bị kẹt xe, tỉ lệ bệnh về hô hấp cũng tăng cao hơn bình thường.

Tác hại của kẹt xe đối với cá nhân thì như vậy, còn đối với đất nước thì sao? Theo tính toán của các cơ quan chức năng năm 2016, mỗi năm người dân và ngân sách Hà Nội đang mất khoảng 15.000 tỷ đồng vì ùn tắc giao thông, bình quân mỗi ngày mất trên 41 tỷ đồng.

Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: Hãy nhìn đường phố - Ảnh 3.

Người dân Hà Nội "đánh vật" với ùn tắc giao thông

Cho nên, nếu lĩnh vực nào cần áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên ở Việt Nam, thì đó chính là để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Áp dụng tốt, chúng ta hoàn toàn có thể theo kịp thế giới về hiệu quả.

Giải pháp quan trọng chống ùn tắc từ Cách mạng 4.0: Giảm số lượng xe chạy rỗng

Trên thế giới, đã có rất nhiều giải pháp công nghệ đi từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để chống ùn tắc giao thông.

Tại Barcelona (Tây Ban Nha), hệ thống dự báo giao thông real-time ra đời, đóng vai trò là một công cụ đắc lực để tùy chỉnh tần suất đèn xanh theo tình hình giao thông từng thời điểm nhờ các cảm biến được gắn tại các điểm đỗ xe.

Để giải quyết lưu lượng giao thông lên đến 120.000 phương tiện/ngày trên quốc lộ M42, chính phủ Anh đã cho thiết kế hệ thống quản lý giao thông qua bảng điện tử ATM.

Trong những khung giờ cao điểm, các bảng điện tử gắn trên từng làn đường sẽ giúp quản lý các luồng xe cộ cũng như cảnh báo tài xế về các đoạn tắc phía trước để kịp thời chuyển hướng. (3)

Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: Hãy nhìn đường phố - Ảnh 4.

Các ứng dụng chia sẻ xe cũng là một phương pháp làm dịu tình trạng tắc nghẽn giao thông căng thẳng

Được đón nhận rộng rãi và phổ biến ở nhiều quốc gia, mô hình chia sẻ phương tiện cá nhân không những trở thành phương thức di chuyển văn minh, quen thuộc mà còn là xu thế tất yếu.

Bài toán kinh tế rất đơn giản ai cũng có thể tính được: Khi sử dụng phương tiện cá nhân, người dùng phải tự xoay xở mọi chi phí từ xăng xe, cầu đường, bảo dưỡng định kì…

Nhưng khi sử dụng dịch vụ chia sẻ xe, các khoản chi này sẽ được chia nhỏ ra cho nhiều người.

Đồng nghĩa với việc người sở hữu phương tiện tiết kiệm được tổng chi phí và người đi cùng sẽ cũng chỉ bỏ ra một mức tiền nhỏ hơn rất nhiều so với việc tự lái xe riêng trên cùng một quãng đường.

Từ đó, sử dụng tối ưu hiệu suất của số lượng xe lưu thông trên đường phố, giảm số lượng xe chạy rỗng, hiệu quả ùn tắc giao thông giảm mạnh.

Cách mạng 4.0 ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời: Hãy nhìn đường phố - Ảnh 5.

Tận dụng tối ưu phương tiện cá nhân lưu thông trên đường phố giảm ùn tắc giao thông

Tại Việt Nam, trong khi việc xây dựng hệ thống cầu đường còn chưa thể bắt kịp, cách mạng công nghiệp 4.0 cần vào cuộc và được áp dụng sâu rộng để chống ùn tắc giao thông một cách hữu hiệu.

Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng phải mất 10 năm, 20 năm, nhưng ngay tức thì chỉ cần 1 cú chạm nhẹ vào smartphone, người dân đã có thể góp phần giải quyết ùn tắc bằng các ứng dụng gọi xe tiện ích sẵn có.

Đó là những mô hình sản phẩm mới của Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần được ủng hộ.

Xu thế tất yếu

Một tin vui theo kết quả khảo sát về hành vi đi lại và sử dụng các phương tiện của người dùng Việt nói trên cũng cho thấy: 31% người dân TP. Hồ Chí Minh tin rằng các dịch vụ chia sẻ phương tiện có thể thay thế hoàn toàn ô tô cá nhân trong tương lai, ở Hà Nội là 33%.

Và con số này sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trong tương lai.

Cách mạng công nghệ 4.0 đang len lỏi trong mọi mặt đời sống. Không đâu xa, ủng hộ cuộc cách mạng này cũng chính là ủng hộ những sản phẩm, ứng dụng áp dụng công nghệ số, đi đầu trong chống ùn tắc giao thông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại