Cách Ba Lan sử dụng máy bay chiến đấu F-50 để chống lại Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Ba Lan và Hàn Quốc được cho là sắp hoàn tất một thỏa thuận vũ khí lớn, bao gồm việc mua 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-50 của Hàn Quốc cũng như 850 xe tăng và pháo tự hành. Thương vụ này đánh dấu sự thành công của dòng máy bay chiến đấu F-50.
F-50 là một phiên bản phái sinh của máy bay huấn luyện T-50, về khả năng chiến đấu, F-50 được đánh giá là dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ có năng lực nhất trên thế giới bên ngoài Đài Loan và Trung Quốc. F-50 còn chiếm lợi thế nhờ thừa hưởng chi phí hoạt động thấp của máy bay huấn luyện và dễ bảo trì trong khi cải thiện khả năng sát thương của nó được cải thiện đáng kể.
Với việc máy bay phản lực Brave Eagle của Đài Loan vẫn trong giai đoạn phát triển, T-50 được nhiều người coi là máy bay huấn luyện tiên tiến nhất được sản xuất để tương thích với phần cứng của Mỹ và các quốc gia thành viên NATO, khiến không quân Mỹ và một số quốc gia khác quan tâm đến việc mua lại dòng máy bay này.
Các đơn đặt hàng F-50 được đưa ra khi Ba Lan tìm cách tối đa hóa tiềm năng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với nước láng giềng Nga, và khi các phi đội máy bay chiến đấu Su-22 và MiG-29 sẽ được Ba Lan cho nghỉ hưu trong tương lai gần.
T/F-50 đã được sử dụng đáng kể trong chiến đấu ở Philippines và Iraq, cụ thể là trong các chiến dịch chống nổi dậy, chống lại các tay súng Hồi giáo, mặc dù khả năng đóng góp có ý nghĩa của chúng trong các chiến dịch chống lại quân đội nhà nước hiện đại như của Nga và Belarus vẫn còn đang bị nghi ngờ.
Tiêm kích T-50 của Không quân Philippine (Ảnh: Military Watch Magazine)
Một thiếu sót lớn của F-50 với tư cách là một máy bay chiến đấu hiện đại là nó thiếu khả năng hoạt động ngoài tầm nhìn.
Mặc dù kế hoạch tích hợp tên lửa không đối không AIM-120C lên máy bay chiến đấu đã được cân nhắc trước đó, đây là loại tên lửa có khả năng vượt trội so với tên lửa được trang bị cho hầu hết các phi đội máy bay chiến đấu của Nga và Belarus, nhưng điều này không bao giờ thành hiện thực khi các máy bay chiến đấu chỉ dựa vào tên lửa dẫn đường hồng ngoại AIM-9 và pháo A-50.
Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng F-50 có thể được sửa đổi để sử dụng tên lửa như vậy trong tương lai, với khả năng trang bị tên lửa hành trình chống hạm cũng đã được đưa ra cho các biến thể trong tương lai.
Các báo cáo về việc bán một lượng lớn máy bay chiến đấu F-50 cho Ba Lan được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình KF-21, khiến nước này trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sở hữu loại máy bay này.
Việc bán F-50 được kỳ vọng không chỉ bơm thêm nguồn vốn mới đáng kể vào chương trình, có thể mở đường cho việc phát triển một số biến thể được đề xuất như máy bay phản lực tấn công điện tử, mà còn có khả năng mở ra cánh cửa cho việc bán máy bay tàng hình KF-21 cho Ba Lan.