Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm nay, tuy nhiên, màn múa "Con đĩ đánh bồng" (còn được gọi là múa bồng) được chờ đợi nhất diễn ra vào buổi chiều.
Hàng ngàn người dân địa phương và các vùng lân cận đổ về đây dự hội.
Điệu múa dân gian "con đĩ đánh bồng" phục vụ cho việc tế lễ thánh làng Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội) là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng lần đầu tiên được biểu diễn tại Hoàng thành.
Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay).
Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm.
Theo nghệ nhân Triệu Đình Hồng, dân gốc làng Triều Khúc, người đến nay vẫn dạy điệu múa truyền thống này cho các thanh niên trong làng, những người được tuyển chọn trong đội múa phải đáp ứng nhiều tiêu chí, ngoài việc múa dẻo, gương mặt phải có thần thái.
Trong đó, bắt buộc phải là dân làng Triều Khúc, ngoan ngoãn, thành đạt, mặt mũi sáng sủa, khôi ngô, lý lịch trong sạch.
Hình ảnh các thanh niên trong điệu múa truyền thống: