Các nước EU tranh cãi khi khủng hoảng năng lượng đang đến gần

Phước Hải |

Việc Đức vẫn quyết định đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang nghiêm trọng khiến nước này phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích.

Chính phủ Đức quyết định đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, bất chấp sự phản đối của các nước khác. Ảnh: EPA.

Chính phủ Đức quyết định đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, bất chấp sự phản đối của các nước khác. Ảnh: EPA.

Đức giữ nguyên quyết định

Năm 2011, Đức cam kết rút khỏi hạt nhân điện hạt nhân trong đó đóng cửa 3 lò phản ứng vào năm 2021 và 3 lò khác vào năm 2022.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang diễn ra, các quốc gia trong khối kêu gọi Đức nên giữ các nhà máy hạt nhân hoạt động nhưng Berlin đã từ chối điều đó.

Một số nước coi bước đi này của Đức giống như một hành động "chấm dứt tình đoàn kết" giữa các quốc gia.

Các quan chức EU đang kêu gọi lãnh đạo khối đảm bảo rằng mọi nguồn năng lượng đều được huy động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng có khả năng sẽ diễn ra vào mùa đông.

"Trách nhiệm của bất kỳ quốc gia nào là làm bất cứ điều gì có thể", ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU cho biết sau cuộc họp với chính phủ Đức tại Berlin.

Ông Breton cũng ca ngợi Bỉ đã trì hoãn việc rút lui khỏi hạt nhân của nước mình.

"Tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta có thể cung cấp mọi thứ để vượt qua mùa đông. Đó cũng là vấn đề của sự đoàn kết", ông Breton nói.

Vào tháng 7, Breton nói với tờ Handelsblatt của Đức rằng việc giữ cho 3 nhà máy điện hạt nhân của Đức hoạt động lâu hơn là điều cực kỳ quan trọng.

Các thành viên trong EU không hài lòng

Ngày 12/9, Đức đã quyết định đóng cửa 2 trong số các lò phản ứng hạt nhân của mình trong nhiều tháng bất chấp một loạt các chuyên gia khẳng định chúng vẫn còn tiếp tục hoạt động được. Lò thứ 3 sẽ đóng cửa hoàn toàn.

Nhưng quyết định này không được ủng hộ ở nhiều nơi. "Nếu Đức không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về an ninh năng lượng của mình, tôi sẽ đề xuất với chính phủ cắt cáp Baltic (Cáp Baltic là một đường dây điện HVDC đơn cực chạy bên dưới Biển Baltic nối liền các lưới điện của Đức và Thụy Điển)", nghị sĩ Thụy Điển Take Anstoot nói.

Peter Liese, một nghị sĩ châu Âu nói rằng: "Đã có sự mâu thuẫn giữa các nước láng giềng châu Âu trong nhiều tháng qua. Quyết định của Đức rút các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng ra khỏi lưới điện ngay bây giờ cũng đang làm cho giá điện trở nên đắt đỏ hơn".

Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ gặp nhau vào ngày 16/9 để thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng của thị trường điện.

Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, cũng là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga, Berlin bị chỉ trích là đã làm cản trở khả năng phản ứng mạnh mẽ hơn của khối EU trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Trong lúc gấp rút giảm bớt sự "kìm kẹp" của Điện Kremlin đối với Berlin, Đức đã thực hiện nhiều biện pháp như đa dạng hóa nguồn cung, trợ cấp miễn phí hàng tỷ USD cho các công ty khí đốt trong việc việc mua mặt hàng này với số lượng nhiều.

Đến nay kho khí đốt của Đức đã đầy khoảng 87%. Nhưng điều này cũng không chứng minh được đây là chính sách được ưa chuộng nhất.

"Giá xăng đang tăng chóng mặt. Tại sao? Thực tế là vì Đức đã mua rất nhiều khí đốt sau ngày 23 tháng 7 sau khi Berlin thấy việc này là cần thiết. Nhưng điều đó làm tổn thương rất nhiều đến quốc gia thành viên của chúng tôi", Nils Torvalds, một thành viên người Phần Lan của Nghị viện châu Âu cho biết hôm ngày 13/9.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại