Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một Siêu Trái đất quay quanh một ngôi sao lùn đỏ
Cuộc săn lùng các ngoại hành tinh cho đến nay đã tiết lộ hàng nghìn ngôi sao quay quanh Trái đất vượt xa Hệ Mặt trời của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tại Instituto de Astrofísica de Canarias (IAC) trên quần đảo Canary, hiện đã bổ sung vào cuộc tìm kiếm với việc phát hiện ra một hành tinh nặng gấp ba lần hành tinh của chúng ta.
Nó gọi là "Siêu Trái đất" - một hành tinh đá lớn – quay quanh quỹ đạo một ngôi sao lùn đỏ gọi là GJ-740 chỉ 36 năm ánh sáng - 211.630.510.000.000 dặm - từ Trái đất.
Mặc dù hiện tại không thể tiếp cận hành tinh đó bằng công nghệ của con người, nhưng dù sao nếu có đủ công nghệ thì bạn cũng sẽ không muốn tới đó. Lý do là hành tinh quay quanh ngôi sao chủ của nó từ một khoảng cách đáng lo ngại, và điều đó có nghĩa là bề mặt của nó là một địa ngục nóng như thiêu đốt.
Theo IAC, sao lùn đỏ được biết là có nhiệt độ bề mặt từ 2.400 đến 3.700K (2.126 đến 3.426C), lạnh hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 2.000K. Nhưng Siêu Trái đất quay quanh GJ-740 quá gần, bề mặt của nó có môi trường dường như không thể tồn tại được.
Tàu vũ trụ TESS của NASA đang tìm kiếm các ngoại hành tinh sâu trong không gian
Theo các nhà thiên văn học, hành tinh này hoàn thành một chu trình vòng quanh của nó trong 2,4 ngày. Để so sánh Trái đất, quê hương của chúng ta, hoàn thành một vòng quanh Mặt trời cứ sau 365,25 ngày, đó thực sự là một sự chênh lệch rất đáng kể. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học của IAC lại khá hào hứng với viễn cảnh có được cái nhìn rõ hơn về hành tinh này bằng tàu vũ trụ TESS của NASA.
Borja Toledo Padrón, tác giả đầu tiên của nghiên cứu đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, cho biết: "Đây là hành tinh có chu kỳ quỹ đạo ngắn thứ hai trong những hành tinh được con người biết tới.
Khối lượng và chu kỳ cho thấy nó là một hành tinh đá, với bán kính bằng 1,4 lần bán kính Trái đất, có thể được xác nhận trong các quan sát tương lai với vệ tinh TESS." TESS được mệnh danh là thợ săn hành tinh chính của NASA sau khi tàu vũ trụ Kepler "nghỉ hưu" vào tháng 11 năm 2018 sau chín năm hoạt động.
Các quan sát sơ bộ cũng cho thấy một hành tinh khác, nặng hơn nhiều đang quay quanh GJ-740. Hành tinh này sẽ mất 9 năm để hoàn thành một vòng quanh ngôi sao chủ và nặng gấp 100 lần Trái đất, nó có khối lượng tương đương với sao Thổ.
Proxima Centauri là hành tinh gần Trái đất nhất
Nhờ sứ mệnh Kepler của NASA (2009 đến 2018), các nhà thiên văn đã có thể phát hiện khoảng 156 hành tinh mới quay quanh các ngôi sao lạnh.
Thành công của kính viễn vọng săn tìm hành tinh còn đáng kinh ngạc hơn nữa, vì các nhà khoa học thậm chí còn không biết liệu các hành tinh có tồn tại bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta cho đến đầu những năm 1990 hay không. Các nhà thiên văn học hiện biết những ngôi sao như GJ-740 chứa trung bình 2,5 hành tinh với chu kỳ quỹ đạo dưới 200 ngày.
Ông Padron cho biết: "Việc tìm kiếm các ngoại hành tinh mới xung quanh các ngôi sao lạnh được thúc đẩy bởi sự khác biệt khối lượng của hành tinh và khối lượng của ngôi sao so với các ngôi sao khác trong các lớp quang phổ ấm, cũng như số lượng lớn các loại sao này trong Thiên hà của chúng ta."
Theo NASA, Siêu Trái đất có thể có kích thước từ gấp đôi Trái đất đến gấp 10 lần. NASA cho biết: "Chúng tôi chưa có đầy đủ thông tin về những hành tinh này để kết luận về chúng. Nhưng trong phạm vi từ 3 đến 10 lần khối lượng Trái đất, có thể có rất nhiều thành phần bao gồm nước, tuyết hoặc khối khí dày đặc như Sao Hải Vương."