Vào mùa đông, các nhà sư Thần Đạo Shinto sống tại vùng dãy núi trung tâm Nhật Bản lại kiên nhẫn chờ những đồi băng trồi lên mặt nước đá.
Họ đặt tên những đồi băng này là omiwatari và tin rằng đó là dấu chân của một vị thần Shinto nam để lại sau khi bước qua hồ Suwa để gặp vị thần nữ bên kia bờ. Cuộc hẹn hò hàng năm của hai vị thần thường làm cơ sở để các nhà sư dự đoán thời tiết.
Theo thông tin họ lưu trữ cho thấy các nhà sư đã có truyền thống ghi chép cụ thể thời gian hình thành của các đồi băng từ năm 1443. Như vậy bản ghi có tuổi thọ gần 600 năm này chính thức là báo cáo về khí hậu lâu đời nhất được biết đến.
Nhờ truyền thống có tính tâm linh này, các nhà khoa học có những bằng chứng rất cụ thể về ảnh hưởng của hoạt động con người đến thiên nhiên.
Năm 1954, nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đức và Nhật Bản đã xuất bản một bản báo cáo phân tích bản ghi của các nhà sư Thần Đạo.
Trong đó họ chia thông tin của 500 năm ấy ra làm 2 phần, đại diện cho thời gian trước cách mạng công nghiệp và sau cách mạng.
Kết quả cho thấy trong giai đoạn sau, nghĩa là từ thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 20, số năm hồ Suwa không đóng băng đã tăng lên gấp đôi so với giai đoạn trước thế kỷ 17.
Cụ thể trong 250 năm đầu, hồ đã không tạo được lớp băng trên bề mặt 13 lần, trong khi trong giai đoạn sau con số này lên đến 27 lần.
Vào ngày 26 cuối tháng 4 vừa rồi, các nhà nghiên cứu Mỹ và Nhật đã hợp tác xuất bản một bản báo cáo phân tích dữ liệu của các nhà sư Nhật Bản đồng thời với bản ghi lưu lại các năm đóng băng của sông Torne, dòng sông chảy qua Thụy Điển và Phần Lan.
Trưởng dự án nghiên cứu John Magnuson giải thích: “Điều quan trọng của 2 bản ghi chép này nằm ở chỗ chúng trải dài từ tận trước thời kỳ cách mạng công nghiệp cho đến một thời gian dài sau đó”.
Dữ liệu thu thập được về sông Torne bắt đầu từ thế kỷ 17, khi một thương gia mang tên Olof Ahlom quyết định ghi chép thời gian dòng sông đóng băng vào năm 1693 vì vai trò vận chuyển hàng hóa của dòng sông.
Những người bản địa sau đó tiếp nối hoạt động của thương gia ấy thành một truyền thống. Ngày nay người dân ở đó tiếp tục lưu lại và thậm chí cá cược với nhau hàng năm thời điểm dòng sông sẽ đóng băng.
Bằng cách đối chiếu hai bản lưu trữ này, các nhà khoa học phát hiện thấy cả hai nguồn nước này đều đóng băng muộn hơn và tan sớm hơn sau cách mạng công nghiệp.
Mặc dù những điều này đã được xác định từ trước dựa vào những công nghệ tính toán phức tạp, thông tin quan sát trực tiếp như thế này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập tiến trình về sự nóng lên toàn cầu.
Nhóm trưởng dự án Magnuson chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng nhiều người có thể hiểu thông suốt vấn đề hơn với bằng chứng xác thực kiểu này hơn thay vì đọc những bài phân tích phức tạp, khó hiểu”.
Các kết quả so sánh thực sự cho chúng ta thấy mức độ biến đổi của khí hậu trong thời gian gần đây, khi mà trong 55 năm kể từ năm 1950 đến năm 2004, hồ Suwa đã không đống băng đến 12 lần. So sánh với 3 lần không đón băng trong quãng thời gian 255 năm từ năm 1443 đến năm 1700.
Hiện tượng tương tự đã xảy ra với dòng sông Torne với 9 năm nóng ấm trong khoảng 14 năm từ năm 2000 đến năm 2013. Trong khi trong quãng thời gian tận 207 năm từ năm 1693 đến năm 1899, dòng sông cũng chỉ gặp phải 10 năm “kém lạnh” như thế.
Dù mùa đông ngày càng ấm, các nhà sư Thần Đạo tại Nhật vẫn thực hiện truyền thống quan sát và ghi chép. Tháng 2 năm 2012, họ đã ăn mừng đợt đóng băng đầu tiên kể từ năm 2008.
Tham khảo QUARTZ