Đế chế La mã với hình thái xã hội văn minh đã sụp đổ rất nhanh, nền văn minh Maya đã lụi tàn, cả đế chế Mông Cổ hùng mạnh thời Thành Cát Tư Hãn cũng không thoát khỏi bi kịch. Và giờ đây, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra lời giải cho những kết thúc trên.
Theo họ, quan niệm rằng sự sụp đổ xã hội hiếm xảy ra là sai lầm. Trên thực tế, sự hưng thịnh và suy vong của các cấu trúc xã hội lớn là điều hoàn toàn bình thường.
Trái đất sau thảm họa diệt vong trên phim
Hầu hết các nghiên cứu về sự sụp đổ xã hội thường nhắm đến các nguyên nhân cụ thể như thiên tai, cạn kiệt tài nguyên hoặc chiến tranh. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã có cái nhìn rộng và tổng quát hơn. Họ nhắm đến việc xây dựng mô hình toán học để có thể phân tích cụ thể hơn nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của xã hội.
Nền văn minh Maya một thời huy hoàng
Mô hình được xây dựng lấy cảm hứng từ mối quan hệ con mồi và kẻ săn mồi, được xem như "cân bằng tự nhiên". Ví dụ như khi số lượng hươu nai tăng lên, đàn sói cũng vì thế mà đông lên theo.
Cho đến khi đàn sói quá đông, số lượng con mồi sụt giảm, không đủ để nuôi sống những con sói và chúng chết dần. Tất cả trở về trạng thái cân bằng ban đầu và chu trình có thể tái diễn.
Dựa trên ý tưởng này, công thức mô tả bốn yếu tố ảnh hưởng đến sụp đổ xã hội bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, tích tụ của cải, lực lượng tiến bộ và gia cấp bình dân. Họ gọi mô hình là HANDY - "Động học Con người và Tự nhiên".
Phá rừng tại Indonesia
Dựa trên mô hình trên, các nhà khoa học phân tích ba kịch bản xã hội khác nhau: Một xã hội không có tầng lớp tiến bộ; một xã hội có tầng lớp công nhân và người dân; và một xã hội với lực lượng tiến bộ rất mạnh.
Trong hai kiểu xã hội đầu, nền văn minh tồn tại và khó bị sụp đổ. Nó chỉ xảy ra khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt hoàn toàn. Trong khi với xã hội có hiện diện tầng lớp tiến bộ, tài giỏi, sụp đổ xã hội là không thể tránh khỏi.
Vấn đề được chỉ ra là sự bất bình đẳng trong phân chia của cải, tình trạng phân chia giàu nghèo cao.
Trong một nghiên cứu năm 2012, của cải xã hội nằm trong nhóm 1% người Mỹ tăng lên nhanh chóng sau 1980, từ 10% tổng thu nhập cả nước năm 1981, lên 23,5% năm 2007. Trong khi đó, ba phần tư dân số Mỹ nằm ở nhóm dưới có tốc độ phát triển kinh tế thấp. Chỉ số hạnh phúc, tin tưởng và kỳ vọng cuộc sống suy giảm khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên.
Nhiều người cho rằng công nghệ sẽ giúp khỏa lấp những lỗ trống trên. Đáng tiếc là các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ tuy hiện đại, phức tạp lại rất mỏng manh và không vĩnh hằng.
Tuy nhiên, xã hội có thể điều chỉnh hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến diệt vong: Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên và sự chênh lệch trong phân chia của cải. Theo các nhà khoa học, diệt vong có thể tránh được nếu đạt được sự cân bằng trong tiêu thụ và khai thác tài nguyên cũng như của cải được phân chia một cách hợp lý.
Theo Livescience