Một chuyên gia về thời tiết vũ trụ nói rằng một cơn bão Mặt Trời dữ dội đang hướng thẳng về phía Trái Đất . Tiến sĩ Tamitha Skov, người có tên Space Weather Woman trên mạng xã hội, đã chia sẻ một dòng tweet vào ngày 16 tháng 7 cảnh báo về cơn bão Mặt Trời đang hướng đến Trái Đất. Cơn bão dự kiến sẽ đổ bộ vào Trái Đất vào ngày hôm nay, ngày 19 tháng 7 (theo giờ địa phương) và có thể gây mất điện cũng như các loại sóng vô tuyến.
Ngày 17/7 vừa qua, Tiến sĩ Tamitha Skov, Chuyên gia hàng đầu về khoa học vũ trụ, đang làm việc tại Tổ chức phi lợi nhuận hàng không vũ trụ Aerospace Corporation và là giảng viên tại Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ đăng tải trên Twitter về việc dự báo, ngày 19/7 một cơn bão Mặt Trời cực mạnh sẽ "đổ bộ" lên Trái Đất và rất khó xác định được hướng đi của từ trường từ cơn bão. "Tấn công trực diện! Cơn bão lớn giống như con rắn quay vòng, phóng ra khỏi Mặt Trời tấn công trực diện Trái Đất. Từ trường của cơn bão Mặt Trời hướng về Trái Đất sẽ rất khó dự đoán. Chúng có thể mang xung lực cấp G2 hoặc G3 nếu từ trường của cơn bão này hướng về phía nam".
Tiến sĩ Tamitha Skov đã chia sẻ tweet cảnh báo về một cơn bão Mặt Trời hướng tới Trái Đất vào ngày 16 tháng 7. Tuy nhiên, bản cơn bão lửa dường như đã bùng phát vào khoảng cuối ngày 15 tháng 7 hoặc đầu ngày 16 tháng 7, dựa trên một mô hình dự đoán được chia sẻ trên Twitter. Giống như những cơn bão Mặt Trời trước đó, tốc độ của các hạt có thể khác nhau, do đó thời gian cần thiết của nó để đến hành tinh của chúng ta cũng sẽ thay đổi.
Tiến sĩ Tamitha Skov cho biết cơn bão sẽ mang xung lực cấp G1 đến G3. Trong đó, bão Mặt Trời thường được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất.
Tiến sĩ Skov lưu ý rằng vụ phun trào trên Mặt Trời có hình dạng rất giống với một con rắn. Hiện tại, dường như không có bất kỳ đề cập nào về vụ phun trào đặc biệt này trên các kênh chính thức của NASA. Tuy nhiên, Tiến sĩ Skov trước đây đã làm việc với NASA và một số cơ quan khác liên quan đến hàng không vũ trụ.
Tiến sĩ Skov lưu ý: Bởi vì cơn bão Mặt Trời hướng tới Trái Đất. do đó nó sẽ tương tác trực tiếp với từ trường của Trái Đất, những người sử dụng sóng vô tuyến và GPS nghiệp dư có thể sẽ thu được một số sự gián đoạn tín hiệu về đêm của Trái Đất. Ngoài ra, sự hiện diện của cực quang mạnh cũng sẽ có thể xảy ra. Do đó, những người theo dõi bầu trời có thể muốn dành thêm thời gian để tìm kiếm những hiện tượng này.
Bà Skov cho biết thêm, bão Mặt Trời lần này có thể gây gián đoạn tín hiệu GPS, vô tuyến, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh ở phần ban đêm của địa cầu. Có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng cực quang ở một số khu vực của Trái Đất.
Đây chỉ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài các vụ phun trào Mặt Trời đã làm rung chuyển Mặt Trời trong những tuần gần đây. Mặt Trời, hoạt động theo chu kỳ 11 năm, hiện đang đạt đến đỉnh của chu kỳ đó. Kết quả là, số lượng các vụ phun trào Mặt Trời đã tăng lên. Với sự gia tăng đó thì những vụ phun trào Mặt Trời có thể tạo ra những cơn bão Mặt Trời hướng về Trái Đất.
Đó là những gì đã xảy ra với vụ phun trào đặc biệt này, khi Trái Đất đối diện với mặt phun trào của Mặt Trời. Năng lượng cường độ cao trong các cơn bão Mặt Trời này cũng có thể gây ra các vấn đề với nhiều vệ tinh hiện đang ở trên quỹ đạo.
Ngoài ra, một cơn bão Mặt Trời đổ bộ vào Trái Đất vào đầu năm nay đã khiến tàn tích của một tên lửa đẩy của Nga rơi ra khỏi quỹ đạo nhanh hơn. Tên lửa đẩy vào lại bầu khí quyển, để lại những vệt lửa trên bầu trời Montana. Chúng ta có thể thấy nhiều sự cố như thế này trong những tháng tới khi hoạt động năng lượng Mặt Trời tiếp tục gia tăng.
Các cơn bão Mặt Trời là hiện tượng khi khối lượng lớn các hạt tích điện và plasma được phóng ra khỏi Mặt Trời và thổi vào không gian vô cùng ngoạn mục. Đám mây chuyển động nhanh mang các hạt vật chất có tính từ hóa, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng tới cơ sở hạ tầng internet hiện có trên Trái Đất.
Những cơn bão Mặt Trời lớn có thể dẫn tới gián đoạn sóng vô tuyến vệ tinh, thiết bị truyền tải điện mặt đất và gây thiệt hại trên diện rộng. Theo nghiên cứu của Abdu Jyothi, trợ lý giáo sư tại Đại học California. từ khi hệ thống Internet toàn cầu được phát triển, những thiệt hại tiềm tàng từ một cơn bão địa từ tương tự vẫn là ẩn số. Hệ thống Internet thế giới vẫn rất mỏng manh dưới tác động của bão Mặt Trời.
Tuy nhiên, các kết nối Internet cục bộ và khu vực sẽ ít thiệt hại vì cáp quang không bị ảnh hưởng bởi dòng điện cảm ứng địa từ.
Trong khi đó, hệ thống cáp quang biển kết nối Internet giữa các lục địa là một câu chuyện khác. Bộ lặp tín hiệu của các loại cáp này rất dễ bị ảnh hưởng bởi dòng địa từ, toàn bộ dây cáp có thể trở nên vô dụng nếu một bộ lặp gặp vấn đề.
Tuy nhiên, khả năng để những cơn bão này tác động trực tiếp lên Trái Đất chỉ chiếm 1,6%-12% mỗi thập kỷ. Những dữ liệu hiện có về bão Mặt Trời rất ít. Các sự kiện lớn về hiện tượng này mới chỉ được ghi lại 3 lần trong lịch sử. Cơn bão Mặt Trời gần nhất xuất hiện năm 2014, tuy nhiên, sức ảnh hưởng tới Trái Đất không nghiêm trọng.
Sự kiện Carrington là cơn bão Mặt Trời dữ dội nhất từng được ghi lại, xảy ra năm 1859. Từ quyển của Trái Đất đã bị nổ tung với khối lượng Mặt Trời (solar mass – đơn vị đo khối lượng thiên thể) lớn tới mức gây ra cơn bão từ trường, khiến la bàn trên toàn thế giới hoạt động sai lệch. Sự kiện Carrington cũng đã đốt cháy các hệ thống điện ở châu Âu và Mỹ, gây hỏa hoạn tại một số tòa nhà và tạo nên cực quang ở đường xích đạo gần Colombia.
Tham khảo: Politpost