Cá chết hàng loạt ở sông Bưởi: Công ty mía đường nhận đã xả thải

Gia Hưng |

Làm việc với cơ quan chức năng, phía Công ty mía đường Hòa Bình thừa nhận đã xả thải ra sông Bưởi và gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vừa qua.

Sáng nay 7/5, UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan chức năng và các xã xảy ra tình trạng cá chết do nước sông Bưởi ô nhiễm đã có buổi làm việc để tiếp tục làm rõ những vấn đề liên quan.

Trước đó, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở TN&MT hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, Công ty Cổ phần mía đường Hòa Bình (đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) đã thừa nhận có xả nước thải bẩn ra thượng nguồn sông Bưởi.


Công ty Cổ phần mía đường Hoà Bình đã thừa nhận xả nước thải bẩn ra thượng nguồn sông Bưởi. (Ảnh: D.T.).

Công ty Cổ phần mía đường Hoà Bình đã thừa nhận xả nước thải bẩn ra thượng nguồn sông Bưởi. (Ảnh: D.T.).


Cá chết tràn lan tại các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Bưởi từ ngày 4-6/5 khiến nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề. (Ảnh: D.T.).

Cá chết tràn lan tại các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Bưởi từ ngày 4-6/5 khiến nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề. (Ảnh: D.T.).

Theo giải trình của công ty này thì hiện công ty đang trong quá trình chạy thử và hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện nên nước thải của công ty được thu gom về hồ chứa trong khu vực nhà máy.

Ngày 3 và 4/5 vừa qua, do hồ quá đầy, nên công ty này đã xả nước thải chưa qua xử lý từ hồ chứa ra thượng nguồn sông Bưởi.

Ông Lê Văn Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Chúng tôi đã đề nghị Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình phải buộc Công ty Cổ phần mía đường Hòa Bình nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

Nghiêm cấm triệt để, không để công ty này tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi; đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành động xả thải vừa qua”.

Hiện Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng đã đề nghị Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát và xử lý đối với nhà máy trên.

Phát hiện cá chết, nhiều ngày qua người dân xung quanh đã ra sông vớt cá chết về dù chính quyền đia phương đã khuyến cáo không nên sử dụng cá chết. (Ảnh: D.T.).
Phát hiện cá chết, nhiều ngày qua người dân xung quanh đã ra sông vớt cá chết về dù chính quyền đia phương đã khuyến cáo không nên sử dụng cá chết. (Ảnh: D.T.).

Được biết, sau sự việc xảy ra tình trạng cá chết tràn lan, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đang làm công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh này nhanh chóng kiểm tra, làm rõ hành vi xả thải của Công ty Cổ phần mía đường Hòa Bình.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị phía cơ quan chức năng cần xem xét, có phương án đền bù thiệt hại cho người dân sau sự việc cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Trước đó như đã đưa tin, ngày 4/5, người dân ở xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hoá) bất ngờ phát hiện cá tự nhiên và cá trong lồng bè nuôi của người dân trên sông Bưởi bất ngờ chết hàng loạt.

Đến ngày 6/5, tình trạng cá chết tiếp tục xảy ra đối với một số xã ở phía hạ lưu sông Bưởi. có khoảng gần 7 tấn cá người dân nuôi lồng bè trên sông Bưởi ở các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyện Thạch Thành) đã bị chết.


Nước chảy trên sông Bưởi có màu đen, bốc mùi hôi thối. Dòng nước đen này chảy qua đâu thì cá tại địa phương đó chết hàng loạt. (Ảnh: D.T.).

Nước chảy trên sông Bưởi có màu đen, bốc mùi hôi thối. Dòng nước đen này chảy qua đâu thì cá tại địa phương đó chết hàng loạt. (Ảnh: D.T.).

Trao đổi với PV, ông Trương Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Thành Mỹ cho biết: “Hiện cá nuôi trong lồng bè của 7/8 hộ dân trong xã đang bị chết, ước chừng thiệt hại hơn 1 tấn cá.

Chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện, đồng thời khuyến cáo người dân không nên ăn cá chết và dùng nguồn nước sông Bưởi khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng”.

Sau sự việc xảy ra, sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng đã phối hợp với ngành chức năng huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành lấy mẫu nước và xác minh ban đầu nguồn nước có màu đen là do nước thải chưa qua xử lý của nhà máy mía đường Hòa Bình xả.

Các ngành chức năng của hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình và chính quyền các địa phương giáp ranh đã tiến hành lập biên bản và đưa mẫu nước đi xét nghiệm làm rõ nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại