Không phải khi không mà cá mập được mệnh danh là sát thủ biển cả. Nhìn vào thân hình khổng lồ và bộ hàm sắt nhọn có thể nghiền nát bất cứ thứ gì trước mặt của con vật thì sẽ hiểu. Đó chính là lý do mà cá mập thường trở thành chủ thể để... Photoshop, bức ảnh dưới đây là một ví dụ điển hình.
Vào năm 2001, dân mạng khắp thế giới bắt đầu lan truyền bức ảnh con cá mập nhảy lên cao chuẩn bị ngoạm một thành viên của lực lượng không quân đặc biệt đang đu trên dây gắn với trực thăng.
Chưa dừng lại ở đó, khoảnh khắc này còn được đính kèm danh hiệu "Bức ảnh của năm của National Geographic". Hình ảnh vừa ấn tượng vừa rùng mình, vừa khiến người ta tò mò không biết số phận của người lính kia ra sao sau khi đụng độ với hung thần biển cả đã khiến dân mạng một phen "dậy sóng".
Đáng tiếc với mọi sự mong đợi của mọi người, bức ảnh này chỉ là sản phẩm của công nghệ chỉnh sửa ảnh mà thôi. Nó là sự kết hợp của bức ảnh chụp trực thăng của Không quân Hoa Kỳ chụp bởi nhiếp ảnh gia Lance Cheung và một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nam Phi Charles Maxwell.
Trong khi bức ảnh trực thăng được chụp ngay trước cầu Cổng Vàng, Mỹ, thì bức ảnh còn lại được chụp ở vịnh False, Nam Phi. Sau đó thì nhờ bàn tay chỉnh sửa khéo léo, bức ảnh viral cực mạnh trên mạng xã hội ra đời, thậm chí đến ngày hôm nay vẫn có khả năng đánh lừa nhiều người.
Đây không phải là lần đầu tiên những bức ảnh chỉnh sửa này được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp cũng khiến người ta tin sái cổ trước khi sự thật "phũ phàng" được tiết lộ. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:
Bức ảnh này được chia sẻ sau khi xảy ra cuộc khủng bố Mỹ 11/9/2001, được cho là chụp lại được khoảnh khắc cuối cùng của người đàn ông trước khi chiếc máy bay đâm vào tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới. Không lâu sau đó, bức ảnh đã bị "vạch mặt" vì người ta tìm thấy nam chính vẫn còn sống ngoài đời thực và cộng thêm nhiều chi tiết phi lý như vì sao chàng trai không nghe tiếng máy bay? Nếu như là thật thì làm sao cuộn phim lưu giữ bức ảnh vẫn còn nguyên vẹn?
Bức ảnh Đảo Lâu Đài được cho là tọa lạc tại thủ đô Dublin, Ireland từng "làm mưa làm gió" mạng xã hội này thực chất là sản phẩm của một "thánh photoshop" người Đức. Đó là sự kết hợp của tòa lâu đài ở Đức và hòn đảo Khao Phing Kan, Thái Lan.
Miếng dưa hấu màu xanh đẹp mắt này có tên là "Dưa hấu mặt trăng", xuất xứ Nhật Bản và được bán với giá 16.000 yen (3,5 triệu đồng)/quả. Và tất cả thông tin và hình ảnh đều là do dân mạng tự biên tự diễn mà thôi.
Đi chụp thiên nhiên hoang dã mà gặp phải thú dữ thì cũng không có gì lạ. Thế nhưng, bức ảnh trông có vẻ kịch tính dưới đây hoàn toàn là giả bởi vì từng đường nét của con gấu như phần đầu và phần chi trước đều trông cực kỳ "giả trân".
Chú sư tử gầm rú đã trở thành biểu tượng của tập đoàn truyền thông nước Mỹ Metro Goldwyn Mayer. Khi bức ảnh được cho là cảnh hậu trường được chia sẻ, nó đã tạo nên làn sóng phẫn nộ, người ta cho rằng đây là hành động bạo hành động vật. Thế nhưng, bức ảnh hậu trường là giả và nó chỉ đơn giản là một con sư tử đang chụp MRI mà thôi.
Lại một trường hợp cá mập phi thân lên khỏi mặt nước và được gọi là "Bức ảnh của năm của National Geographic" năm 2016. Cũng như bức ảnh trước đó, thì tác phẩm này cũng đánh lừa được rất nhiều người đến nỗi National Geographic phải lên tiếng.
Tưởng tượng "chúa tể sơn lâm" mà có màu đen tuyền như thế này thì đẹp biết bao, đáng tiếc nó chỉ có trong sự sáng tạo của con người mà thôi.
Bức ảnh này khá nổi tiếng trên mạng xã hội và thậm chí còn được ca tụng là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất khi bàn chân của đứa trẻ chưa chào đời in trên bụng mẹ. Và một lần nữa, đây lại là một sản phẩm Photoshop bởi vì bàn chân kia quá to so với một đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Chỉ một khoảnh khắc selfie ngẫu hứng của phi công dưới mặt đất mà qua tay "thánh photoshop" đã tạo thành một bức ảnh vô cùng đẹp mắt khiến người ta hú hồn.
Nguồn: B.S