Bloomberg: Vẫn còn quá sớm để tuyên bố bong bóng Bitcoin đã vỡ

Linh Anh |

Thời gian gần đây, tiền số nhiều lần bị nói đã tới vùng đỉnh nhưng chúng đều có cú phục hồi ngoạn mục.

Bitcoin trở lên điên rồ

Mới ngày 14/4, Bitcoin xác lập kỷ lục khi đạt 65.000 USD. Sau đó, giá đồng tiền số này biến động không biến động quá sốc cho tới cú tắm máu ngày 19/5. Lúc 9h sáng theo giờ New York, Bitcoin có giá 30.016 USD/coin, giảm 54% trong vòng 5 tuần. 4 giờ tiếp theo, nó tăng 36% và chạm 40.000 USD. Tính đến 15h51 ngày 20/5 theo giờ Hà Nội, Bitcoin có giá 39.505 USD/coin.

Bitcoin vẫn luôn ở giữa một cuộc chiến. Có rất nhiều lời khen xung quanh đồng tiền số này và còn nhiều hơn thế với công nghệ blockchain tạo ra nó. Dù truyền cảm hứng rất tốt cho những người sùng bái nhưng rõ ràng, rất khó để phân tích nó như một tài sản thông thường.

Tiền số đang thực sự rất có ảnh hưởng. Trong phiên giao dịch ngày 19/5, S&P 500 đã bị bán tháo mạnh lúc còn chưa mở cửa bởi các nhà đầu tư nhận thấy cuộc tắm máu của thị trường tiền số. Rồi sau đó, S&P 500 lại phải vật lộn cả ngày để thoát khỏi mức giảm tồi tệ sau khi Bitcoin phục hồi một cách ngoạn mục.

Bloomberg: Vẫn còn quá sớm để tuyên bố bong bóng Bitcoin đã vỡ - Ảnh 1.

Bitcoin giảm 54% giá trị trong 5 tuần trước khi phục hồi 35% trong 4 giờ.

Trong suốt tháng 4, S&P 500 đã giao dịch tương đồng với Bitcoin. Tuy nhiên, điều này dường như liên quan nhiều đến cảm xúc của nhà đầu tư, đặc biệt là cảm hứng từ Elon Musk, vị tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Dẫu vậy, ngay cả khi chúng ta cho rằng Elon Musk cường điệu, chẳng gì giải thích nổi cho cú bán tháo ngày 19/5.

Khi giá Bitcoin đã phục hồi, người ta đi tìm nguyên nhân của cú tắm máu. Tuy nhiên, việc giải thích nguyên nhân chính xác dẫn đến sự tăng giảm của Bitcoin, mong muốn dự đoán được biến động của nó hoặc có cái nhìn về tương lai vẫn là điều không tưởng.

Lời nguyền IPO

Trong suốt lịch sử, các đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) luôn diễn ra khi niềm tin lên cao nhất. Khi chủ sở hữu một doanh nghiệp nghĩ rằng mọi điều kiện đã chín muồi, họ sẽ lên sàn. Coinbase Global Inc., sàn giao dịch tiền số lớn nhất, cũng mới chính thức trở thành doanh nghiệp niêm yết. Ở thời điểm đó, hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi cho Coinbase trở thành công ty đại chúng.

Tuy nhiên, IPO luôn có những "lời nguyền" và việc nhiều doanh nghiệp chật vật tìm lại đỉnh khi IPO khiến người ta tin vào điều đó. Mùa xuân năm 2011, tập đoàn khai khoáng khổng lồ Glencore Plc chào sàn. Khi đó, Chỉ số kim ngoại công nghiệp của Bloomberg đang cao kỷ lục. Kể từ ngày đó, giá kim loại và cổ phiếu Glencore vẫn chưa tìm lại được đỉnh trong ngày IPO.

Bloomberg: Vẫn còn quá sớm để tuyên bố bong bóng Bitcoin đã vỡ - Ảnh 2.

Sự tương đồng giữa giá Bitcoin và S&P 500.

Một ví dụ khác là Blackstone Group, tập đoàn có công lớn nhất trong việc phát triển khái niệm cổ phần tư nhân. Năm 2007, Blackstone chào sàn ngay trước thềm cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu. Bất cứ ai mua cổ phiếu vào thời điểm đó đều phải chờ tới năm 2013 để "hòa vốn". 6 năm là quãng thời gian mà cổ đông Blackstone phải đợi chờ.

Trở lại với Bitcoin, việc Elon Musk tuyên bố ngừng chấp nhận mua xe Tesla bằng Bitcoin vì lý do môi trường, điều ông chắc chắn nhận thức được khi tung rời khen ngợi, đã khiến đồng tiền số này rơi mạnh. Giá Bitcoin vẫn rất thấp so với đỉnh và có lý do để các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi Coinbase để biết "lời nguyện IPO" đúng hay sai trong trường hợp này.

Sẵn sàng cho các quy định

Coinbase chào sàn có thể được một số người coi là "chỉ báo" cho việc tiền số chạm đỉnh nhưng nó không đủ để giải thích cho cú sập ngày 19/5. Trong vài phút, Bitcoin mất hàng nghìn USD giá trị. Một trong những "tin xấu" xuất hiện ngay trước cú bán tháo này là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhắc lại quy định cấm tiền số mà họ đưa ra trước đó.

Trong khi đó, những người ủng hộ hào hứng với việc Bitcoin có thể thay thế các loại tiền truyền thống. Giống như vàng, Bitcoin được kỳ vọng giữ được giá trị và không bị ảnh hưởng bởi tác động của các chính phủ. Tuy nhiên, chẳng chính phủ nào chấp nhận đồng tiền của họ bị tổn hại bởi một loại tiền mà chẳng do ai quản lý.

Không chỉ Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác cũng đang xem xét các quy định về tiền số. Tuy đó không phải lời tuyên chiến nhưng ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư trở nên nhạy cảm và bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các đồng tiền số có nguy cơ bị quản lý đều dẫn tới những phản ứng dây chuyền.

Bloomberg: Vẫn còn quá sớm để tuyên bố bong bóng Bitcoin đã vỡ - Ảnh 3.

Bóng ma trong những cỗ máy

Người ta nói rằng càng nhiều người sử dụng, tiền số sẽ càng giá trị hơn. Tuy nhiên, điều này có vẻ không phải lúc nào cũng đúng. Hiện tại, hệ thống của Bitcoin vẫn bị giới hạn về dung lượng và khi có nhiều người giao dịch, chi phí để đảm bảo mọi thứ vẫn nằm dưới sự quản lý sẽ tăng lên.

Trong khi đó, việc đào Bitcoin cũng đang ngày càng khó khăn và tốn năng lượng. Bây giờ, chỉ nhưng cỗ máy cấu hình cao mới có thể đào coin, công việc mà trước đây, chỉ một máy tính cá nhân có thể giải quyết dễ dàng. Thậm chí, nếu là một quốc gia, lượng điện năng mà Bitcoin tiêu thụ còn suýt tương đương với Việt Nam.

Bong bóng Bitcoin đã vỡ?

Đây là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Bitcoin đã trải qua 3 cũ vỡ bong bóng trong lịch sử ngắn ngủi của mình. Mỗi lần, nó đều bị thổi bay 80% giá trị và hồi sinh trở lại sau vài năm.

Trong khi đó, Bitcoin biến động mạnh ngày 19/5 nhưng đã phục hồi trở lại mức gần 40.000 USD, cao gấp đôi đỉnh của năm 2017. Điều đó chứng minh vẫn còn quá sớm để khẳng định bong bóng Bitcoin đã vỡ. Bitcoin sẽ tiếp tục có giá trị nếu vẫn còn những nhà đầu tư tin vào điều đó. Ở thời điểm hiện tại, số người tin Bitcoin có giá trị chắc chắn nhiều hơn những người nghĩ ngược lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại