Bloomberg: Sau Thái Lan và Indonesia, Myanmar cũng muốn cạnh tranh Việt Nam đón các công ty Trung Quốc

Hoàng An |

Aung Naing Oo, Thư ký thường trực của Bộ Đầu tư và Kinh tế đối ngoại Myanmar cho biết: "Nếu nói đến việc tái định cư hoạt động sản xuất, Việt Nam có thể thích hợp hơn, nhưng đã bắt đầu chật chỗ rồi. Vì vậy, các nhà đầu tư hiện chú ý đến Indonesia và Myanmar".

Myanmar hy vọng sẽ có thể lôi kéo thêm nhà đầu tư từ ​​Trung Quốc. Thương chiến khiến các công ty đang tìm điểm dừng chân mới cho hoạt động sản xuất, trong khi Việt Nam đã bắt đầu thu hút đến điểm tới hạn.

Theo Tổng Vụ Đầu tư và Quản lý Doanh nghiệp (DICA) Myanmar, Myanmar kỳ vọng sẽ thu hút được tổng cộng 5.8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm tài chính hiện tại

Bloomberg dẫn lời một quan chức chính phủ Myanmar, quốc gia Đông Nam Á này, với mục tiêu 5,8 tỷ USD FDI trong năm nay, đang cố gắng cắt giảm các rào cản ngăn trở các công ty đầu tư.

Aung Naing Oo, thư ký thường trực của Bộ Đầu tư và Kinh tế đối ngoại Myanmar cho biết: "Nếu nói đến việc tái định cư hoạt động sản xuất, Việt Nam có thể thích hợp hơn, nhưng đã bắt đầu chật chỗ rồi. Vì vậy, các nhà đầu tư đang chú ý đến Indonesia và Myanmar. Một lợi thế cho Myanmar - nơi có khoảng một phần ba dân số vẫn còn sống trong nghèo đói - là châu Âu và Hoa Kỳ đang đưa ra các điều khoản xuất khẩu ưu đãi để thúc đẩy tăng trưởng".

Đồng thời, nền kinh tế trị giá 71 tỷ USD của Myanmar tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại truyền thống như không đủ nguồn cung điện và đất công nghiệp.

Bằng chứng gần đây cho thấy Việt Nam đã vượt lên trong cuộc đua thu hút các nhà sản xuất. Nhưng các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia cũng đang đẩy mạnh nỗ lực tăng dòng vốn đầu tư. Cơ sở hạ tầng quá tải là một trong những rủi ro đối với Việt Nam. Công suất vận chuyển container sẽ cần tăng trưởng gần gấp đôi tốc độ 10% -12% của thập kỷ trước để theo kịp nhu cầu mới, nghiên cứu của Bloomberg Intelligence cho thấy.

Trong năm tài chính vừa qua, một lượng lớn FDI của Myanmar đã được rót vào lĩnh vực vận tải và viễn thông, tiếp theo đó là lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cũng trong năm vừa qua, Singapore đã đầu tư 2,4 tỷ USD vào 25 dự án tại Myanmar, chiếm đến 60% tổng vốn FDI. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 600 triệu USD đã rót vào 140 dự án tại nước này.

Ông Aung Naing Oo cho rằng, các công ty Trung Quốc phải thể hiện cam kết đảm bảo phát triển bền vững để chống lại nhận thức tiêu cực của công chúng về hành vi của họ. Họ phải chứng minh rằng họ là những doanh nghiệp có trách nhiệm, ông nói trong cuộc phỏng vấn vào ngày 8/11.

Ngân hàng Thế giới nhận định, việc di dời sản xuất gây ra bởi cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc là một cơ hội cho Myanmar. Ngân hàng Thế giới hy vọng tăng trưởng kinh tế Myanmar sẽ tăng lên 7% vào năm 2022, ngay cả khi xung đột trong nước - bao gồm cả ở Rakhine - vẫn có những rủi ro giảm do tác động tiềm tàng đối với tâm lý nhà đầu tư.

Tổng Vụ trưởng DICA kiêm Thư ký Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) - ông U Thant Sin Lwin cho biết: “Trong năm tài chính 2019-2020, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều diễn đàn bên ngoài thành phố Yangon nhằm thu hút nhà đầu tư đến với các vùng, bang khác nữa. Chúng tôi cũng sẽ xúc tiến đầu tư sang châu Á và châu Âu. Chúng tôi hy vọng một lượng lớn vốn đầu tư sẽ được rót vào lĩnh vực sản xuất”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại