Bloomberg: GDP Việt Nam đạt 10,4 nghìn USD năm 2030, gia nhập 'hội tăng trưởng 7%'

Thái Trang |

Ngoài Việt Nam còn có Ấn Độ, Bangladesh, Ethiopia, Côte d'lvoire, Myanmar và Philippines. Trung Quốc đã không còn có tên trong nhóm tăng trưởng cao nhất.

Bloomberg đánh giá, 10 năm tiếp theo kể từ 2020 sẽ được coi là "thập kỷ châu Á", khi lục địa này sở hữu các nền kinh tế mà dự kiến ​​sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%.

Theo một nghiên cứu mới công bố của Madhur Jha, Trưởng phòng nghiên cứu chuyên đề của Ấn Độ Standard Chartered, và Nhà kinh tế trưởng toàn cầu David Mann: Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar và Philippines sẽ là những cái tên tiêu biểu đáp ứng tiêu chuẩn đó. Ethiopia và Côte d hèIvoire cũng có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 7%, điều này thường có nghĩa là tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội sau mỗi 10 năm.

Nhóm nghiên cứu ước tính, tốc độ tăng trưởng này sẽ giúp thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng vọt lên tới 10.400 USD vào năm 2030 từ khoảng 2.500 USD vào năm ngoái.

Trong năm 2018 vừa qua, tăng trưởng Việt Nam đạt 7,08%. Nhưng với sự suy giảm của kinh tế toàn cầu được dự báo, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng trong năm 2019, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ suy giảm nhẹ, ở mức 6,8-6,9%.

Bloomberg: GDP Việt Nam đạt 10,4 nghìn USD năm 2030, gia nhập hội tăng trưởng 7% - Ảnh 1.

Các quốc gia Nam Á sẽ cùng nhau chiếm khoảng một phần năm dân số thế giới vào năm 2030, theo ước tính của Standard Chartered. Trước đó, có 10 quốc gia Châu Á và Châu Phi nằm trong "hội tăng trưởng 7%" này: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Nigeria, Ethiopia, Tanzania, Uganda, Mozambique, và Việt Nam cũng có tên trong danh sách này.

Trung Quốc đã không còn nằm trong bảng xếp hạng mới nhất này. Họ từng là thành viên của "hội tăng trưởng 7%" trong gần 4 thập kỷ.

Điều này phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, và việc Trung Quốc đang tiến tới thu nhập bình quân đầu người cao hơn khiến tốc độ tăng trưởng cao cũng khó duy trì hơn. Standard Chartered ước tính nền kinh tế số 2 thế giới sẽ giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5% trong những năm 2020.

"Tăng trưởng kinh tế cao không phải là thuốc chữa bách bệnh - nó sẽ dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, tội phạm, ô nhiễm", Jha và Mann viết.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh hơn không chỉ giúp mọi người nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói tuyệt đối, mà còn đi kèm với sức khỏe và giáo dục tốt hơn, cũng như tiếp cận tốt hơn với hàng hóa và dịch vụ, họ nói trong báo cáo.

Thu nhập cao hơn do tăng trưởng nhanh hơn cũng thường làm giảm bất ổn chính trị - xã hội và giúp đưa ra các cải cách cơ cấu dễ dàng hơn. Ngoài ra, các quốc gia tăng trưởng cao có xu hướng có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ít nhất 20-25% GDP, theo báo cáo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại