Blogger Mỹ viết về cơn sốt trà sữa ở Việt Nam

L.T (dịch) |

Tháng 5, trên đường Nguyễn Huệ, một cửa hàng trà sữa mới được mở, nằm cạnh hàng chục cửa hàng khác vốn đã kinh doanh ổn định tại đây cả tháng trước đó. Vậy nhưng, dòng người vui vẻ xếp hàng chờ phút giây khai trương vẫn dài hàng chục mét.

Sài Gòn lúc đó chưa vào đợt nắng nóng cao điểm.

Phía sau ly trà sữa là một công thức đơn giản. Một chút trà (pha thủ công, bằng bột hay bằng túi lọc), thêm chút sữa, thêm đường, bổ sung chút trân châu, pudding, và một số vị hoa quả. Tất cả trộn lên trong một chiếc ly thủy tinh, hoặc trong cốc nhựa trong, thế là xong.

Buổi chiều ở trung tâm quận 1, Thomas Barrett và Amelia Burns thấy những nhóm thanh niên tuổi đời còn khá trẻ, khoảng 23-24 tuổi tập trung bên nhau và bên những ly trà sữa nhiều màu sắc. Mỗi thế hệ có một món uống riêng của họ, và trà sữa rõ ràng là thứ đồ uống dành riêng cho họ, đánh dấu rõ ràng sự đối lập với quá khứ.

"Nó ngọt ngào và hấp dẫn đối với người trẻ, hiện đại chứ không cũ kỹ như cà phê", cô gái xinh đẹp lắc ly trà sữa trên tay, cười phá lên khi được hỏi có bao giờ nghĩ tới việc đưa cả cha mẹ đến đây để thử trà sữa hay không. "Tất nhiên là không rồi".

Blogger Mỹ viết về cơn sốt trà sữa ở Việt Nam - Ảnh 1.

Món uống từ Đài Loan thay thế cà phê trong thói quen thưởng thức của giới trẻ Việt Nam.

Cơn sốt trà sữa không phải là hiện tượng độc quyền ở Việt Nam. Nếu bạn đang ở châu Á, dù đến bất cứ thành phố nào, bạn cũng có thể tìm được một c cửa hàng bán món đồ uống này.

Món uống có nguồn gốc từ Đài Loan đã và đang trở thành một trong những thương hiệu xuất khẩu được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của vùng đất này. Người Việt lại ưa thích đồ ngọt, vì vậy, chẳng có gì lạ khi trà sữa phổ biến đến thế ở đây.

Xâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2002, trà sữa ban đầu chỉ được bán kèm trên những chiếc xe bán đồ uống rong vỉa hè và không mấy được chú ý, bởi thực đơn nghèo nàn và mẫu mã kém hấp dẫn. Cho đến khi những phiên bản trẻ trung hơn của dòng đồ uống này nở rộ từ năm 2008, trà sữa đã tạo nên "đế chế" riêng ở Việt Nam. Những thương hiệu lớn của nước ngoài, và cả những cái tên sinh sau đẻ muộn "made in Vietnam" tạo nên một hệ sinh thái phức tạp, cạnh tranh về cả thực đơn và giá cả.

Ngày càng có nhiều vị trà sữa được bổ sung vào thực đơn: oolong, nhài, hồng rà, trà xanh... Khách hàng có thể chọn lượng đường thêm bớt vào ly trà, từ mức 0% đến 20%, 40%, 70% hay thậm chí 120%.

Chủ một quán trà sữa chuyển nhượng từ thương hiệu ToCoToCo ở Bình Thạnh cho rằng món uống mà cửa hàng mình đang cung cấp được ưa thích hơn cà phê vì cho phép khách hàng nhiều lựa chọn hơn nhờ khả năng tùy biến không giới hạn. "Tôi tin rằng 90% thanh thiếu niên ở thành thị Việt Nam đã từng thử món uống này, họ chắc chắn rất thích nó".

Blogger Mỹ viết về cơn sốt trà sữa ở Việt Nam - Ảnh 2.

Những thành phần trong ly trà sữa không phải luôn tốt cho sức khỏe.

Nhưng trà sữa không chỉ có ngon miệng. Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ mỗi 2 lạng trân châu hoặc pudding chứa tới 100 carlo, chưa kể năng lượng từ sữa, đường và các đồ dùng thêm.

Với nhiều người, họ thận trọng trong khi mua trà sữa vì lo sợ việc dung nạp quá nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, thậm chí lo ngại về nguồn gốc nguyên liệu. Nhưng với số khác, năng lượng từ ly trà khiến họ thoải mái và có thêm sự tập trung mỗi khi thấy căng thẳng hoặc buồn chán.

"Chỉ là thói quen khi uống đồ ngọt mà thôi. Tôi không lo lắng tới việc tăng cân hay bệnh về tiêu hóa, đó là vấn đề có thể giải quyết ở phòng tập thể hình. Mọi người đều hiểu là thức uống ngọt thì không tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta còn trẻ mà - mỗi người chỉ sống có một lần, tội gì không tận hưởng".

Ở Hà Nội, trà sữa cũng đã tạo ra thị trường cho riêng mình. Nhưng số lượng cửa hàng quá nhiều, tập trung ở một vài khu phố khiến việc kinh doanh của từng thương hiệu bị cạnh tranh mạnh mẽ.

Trần, 24 tuổi, thích uống trà sữa, nhất là của ToCoToCo. Nhưng nếu bản thân quá bận hoặc cửa hàng quá đông mà phải xếp hàng thì anh sẵn sàng chuyển sang quán khác.

"Có rất nhiều cửa hàng như vậy ở trên cùng một con phố, vậy tại sao tôi phải mất thời gian chờ đợi khi chỉ cần đi bộ không xa lắm sang một cửa hàng khác?".

Blogger Mỹ viết về cơn sốt trà sữa ở Việt Nam - Ảnh 3.

Cạnh tranh khiến trà sữa nổi bật trong danh sách thức uống của giới trẻ thành thị.

Thời gian đông khách nhất của những cửa hàng trà sữa là sau giờ tan học, hoặc sau bữa tối, khi phần lớn thanh thiếu niên có thời gian rảnh để đi chơi cùng bạn bè và nhâm nhi một ly trà sữa trên tay. Với những cửa hàng bán đồ uống khác, trà sữa trở thành ông kẹ, chiếm mất thị phần của họ. Nhiều quán sẽ thay đổi bằng cách thêm vào một vài loại trà sữa (đúng với tên gọi gốc, chỉ có trà và sữa) vào menu, nhưng cũng có những nơi nói không.

"Khác biệt luôn tồn tại, đừng quên điều đó. Trà chanh từng là một cơn sốt, nhưng cà phê vẫn sống tốt đến bây giờ. Trà sữa có thể không bị đào thải, nhưng rồi cũng sẽ chỉ trở thành một cái tên trên menu. Chúng tôi không sợ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại