Cập nhật lúc

Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, "cùng rất nhiều tình cảm"; Phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ

Việt Nam đã thống nhất chuyển chủ trương từ không COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, "cùng rất nhiều tình cảm"; Phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Vạn Lý Trường Thành đông nghẹt khách như chưa hề có dịch

    Năm nay, ngành du lịch Trung Quốc ít bị ảnh hưởng nhất so với nhiều quốc gia khác nhờ lượng khách nội địa khổng lồ.

    "Tuần lễ vàng" sẽ giúp nền kinh tế thứ hai thế giới tạo đà mạnh mẽ để hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021.

    Có một thực tế là thị trường du lịch nước ngoài vẫn gần như đóng băng vì dịch bệnh, thì ngành du lịch nội địa Trung Quốc ít bị ảnh hưởng nhất so với ở nhiều quốc gia khác nhờ lượng khách nội địa khổng lồ.

    Ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Nội Mông, năm nay Hải Nam thu hút hơn 700 ngàn lượt khách đi bằng đường hàng không đến đây để mua sắm tại những khu miễn thuế. Vạn Lý Trường Thành , Bắc Kinh đông nghẹt khách như chưa hề có dịch.

    Bắc Kinh, một trong 10 địa phương thu hút khách du lịch đông nhất Trung Quốc, tăng hơn 170% so với cùng kỳ nhờ mới khai trương Tổ hợp vui chơi giải trí Universal lớn nhất thế giới. Khách đông một phần cũng vì chính quyền thành phố khuyến cáo cán bộ công chức nhà nước, sinh viên học sinh của thành phố chỉ nên du lịch tại chỗ.

    Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, cùng rất nhiều tình cảm; Phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ - Ảnh 1.

    Vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh, lại được khám phá phong cảnh quê hương nên năm nay loại hình du lịch nội tỉnh tăng cao hơn ngoại tỉnh. Dự kiến trong 7 ngày nghỉ lễ, Trung Quốc có hơn 650 triệu lượt người du lịch nội địa, cao hơn năm ngoái, bằng 80% so với năm 2019 trước khi xảy ra dịch bệnh. Trong đó ngành đường sắt ghi nhận lượng khách kỷ lục hơn 127 triệu.

    Năm nay 70% số chuyến đi là từ 3 - 4 ngày, những điểm đến được ưa thích có nhiều trung tâm mua sắm cũng như những khu vực có nhiều trung tâm bán hàng miễn thuế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phần lớn các ca tử vong do Covid-19 ở Lào chưa được tiêm vaccine

    Tại cuộc họp báo trưa 8/10, Bộ Y tế Lào thông báo, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên tới 27.607 ca, trong đó có 24 trường hợp tử vong. Trường hợp tử vong mới nhất là một phụ nữ 50 tuổi, có lịch sử tiếp xúc gần ca mắc Covid-19 trước đó. Ngoài ra, người này có bệnh nền tiểu đường, suy thận.

    Theo Bộ Y tế nước này, những ca tử vong do Covid-19 hầu hết đều chưa được tiêm vaccine và là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Bộ trên cũng khẳng định, viêc tiêm chủng là công cụ quan trọng để giúp ngăn ngừa đại dịch và giảm thiểu biến chứng năng cũng như rủi ro tử vong. Chính vì vậy, cơ quan chức năng tiếp tục kêu gọi người dân trên cả nước đến các cơ sở y tế để được tiêm ngừa vaccine Covid-19 nhằm sớm đạt được mục tiêu mà Chính phủ Lào đề ra là 50% dân số được tiếp cận vaccine trong năm nay.

    Hiện, Lào có 3.034.982 người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi một (chiếm 41,38% dân số) và 2.164.411 người được tiêm đủ mũi (chiếm 29,5% dân số). Bộ Y tế Lào cũng cho biết, nước này chuẩn bị tiếp nhận thêm 500.000 liều vaccine Astra Zeneca từ COVAX và 1 triệu liều Sinopharm từ Trung Quốc./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine ngừa COVID-19

    Ngày 8/10, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đã ký hợp đồng với tập đoàn dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ mua thêm 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và dự kiến tiếp nhận từ tháng 1/2022.

    1 nước châu Á đặt mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19; Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, cùng rất nhiều tình cảm - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech . Ảnh: AFP/TTXVN

    Sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực để đảm bảo đủ vaccine cho người dân trong nước. Chính phủ cũng đã ký các hợp đồng nhập khẩu thêm vaccine phòng COVID-19 của hai hãng Mỹ là Moderna và Novavax, lần lượt là 50 triệu liều và 150 triệu liều.

    Dự kiến, hãng dược phẩm Takeda sẽ là đơn vị phân phối vaccine của Novavax tại Nhật Bản và các lô vaccine của Moderna theo hợp đồng này sẽ được bàn giao trong năm sau.

    Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định đến cuối năm nay, sẽ bắt đầu tiêm liều thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để tăng cường khả năng phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện giới chức đang cân nhắc các đối tượng được ưu tiên tiêm liều thứ 3 sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech theo hợp đồng vừa ký.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vùng đất ít người biết đến đạt kỳ tích tiêm chủng cho 119% dân số

    Gibraltar, vùng lãnh thổ thuộc Anh ở châu Âu, đã đạt kỳ tích tiêm chủng đáng kinh ngạc với 119% dân số đủ điều kiện đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.

    Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, cùng rất nhiều tình cảm - Sửng sốt trước kỳ tích tiêm chủng 119% dân số của 1 vùng đất ít người biết - Ảnh 1.

    Khung cảnh ngọn núi Rock of Gibraltar nổi tiếng. Ảnh: news.com.au

    "Nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới" là danh hiệu mà mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều muốn đạt được trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Và Gibraltar đã có thể tự hào về điều đó sau khi đạt tỉ lệ tiêm chủng cho 119% dân số đủ điều kiện vào cuối tháng 9.

    Theo trang net.au.com, Gibraltar – vùng lãnh thổ thuộc Anh nằm trên bờ biển phía nam của Tây Ban Nha, có dân số chỉ 33.679 người – đã khiến phần còn lại trên thế giới phải ngưỡng mộ. Theo dữ liệu từ trang Our World in Data, vùng đất nhỏ bé này đang đứng đầu bảng xếp hạng tiêm vaccine COVID-19 với tỉ lệ tiêm chủng đạt 119% dân số. Trong thống kê chưa có trẻ em dưới 12 tuổi, đối tượng chưa được tiêm phòng.

    Tính đến ngày 30/9, chỉ còn 1,04% người trưởng thành đủ điều kiện tại Gibraltar chưa tiêm vaccine COVID-19. Nghe có vẻ khó tin, nhưng con số 119% này ẩn chứa nguyên nhân đặc biệt phía sau.

    Gibraltar đã vượt quá mốc tiêm chủng cho 100% dân số là vì vùng lãnh thổ này còn tiêm phòng cho cả những người không phải là dân thường trú tại đây.  Vùng đất này có một lượng lớn người lao động từ Tây Ban Nha đến sinh sống và làm việc. Những người này đã tiêm vaccine ở Gibraltar và được cộng dồn vào danh sách thống kê số người tiêm chủng chính thức của vùng lãnh thổ này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỉ lệ người tiêm vaccine nhiễm COVID-19 tại Philippines chỉ là 0,0025%

    Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Philippines ngày 8/10 cho biết nước này chỉ ghi nhận 516 ca nhiễm đột phá trong tổng số 20,3 triệu người đã tiêm đủ liều vaccine.

    Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, cùng rất nhiều tình cảm; Phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại một sân vận động ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: AFP

    Theo đó, tính đến ngày 26/9, tỉ lệ số ca nhiễm đột phá COVID-19 là 0,0025%. Nhiễm đột phá là trường hợp người đã tiêm đủ liều vaccine nhưng vẫn bị nhiễm virus 14 ngày sau khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng. Trong số 516 ca nhiễm đột phá này có 14 trường hợp tử vong, đa phần rơi vào đối tượng người già, mắc bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao.

    Giám đốc FDA Eric Domingo cho biết những dữ liệu về nhiễm đột phá tại Philippines cho thấy vaccine vẫn duy trì được hiệu lực theo thời gian. "Tại thời điểm này, chúng tôi không ghi nhận hiệu lực suy giảm của vaccine. Chúng tôi không nhận thấy sự gia tăng các ca nhiễm đột phá theo thời gian. Vì thế, không có lý do để nói rằng hiệu lực của vaccine giảm, không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường cho đại bộ phận dân chúng", ông Domingo phát biểu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thư ký LHQ chỉ trích phân phối vaccine Covid-19 không công bằng là “ngu ngốc”

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên án việc phân phối vaccine Covid-19 không công bằng trên toàn cầu, cho rằng điều này là vô đạo đức và ngu ngốc.

    Ông Guterres đưa ra bình luận trên trong một cuộc họp báo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức. Tại đây, các quan chức nhắc lại mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số của tất cả các quốc gia vào cuối năm 2021 và 70% dân số vào giữa năm 2022.

    Tỷ lệ tiêm chủng ở hầu hết các nước đang phát triển đang bị tụt lại phía sau. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý rằng, chưa đến 5% dân số châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, trong khi các nước có thu nhập cao và trung bình đã sử dụng tới 75% lượng vaccine Covid-19 được sản xuất cho đến nay.

    "Phân phối vaccine không công bằng không chỉ là vấn đề trái đạo đức mà còn là vấn đề ngu ngốc", ông Guterres nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng thư ký LHQ chỉ trích phân phối vaccine Covid-19 không công bằng là “ngu ngốc”vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 397.800 liều vaccine Pfizer về đến Việt Nam

    Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), sáng 8/10, 397.800 liều vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech do Mỹ hỗ trợ Việt Nam về đến Hà Nội.

    Mỹ gửi thêm vaccine Pfizer đến Hà Nội, cùng rất nhiều tình cảm; Phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    Với số vaccine này, Mỹ đến nay đã hỗ trợ Việt Nam gần 8,5 triệu liều vaccine COVID-19. Theo USAID, số vaccine này minh chứng cho cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ Việt Nam chống lại đại dịch COVID-19.

    Dự kiến, trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều vaccine Mỹ hỗ trợ về đến Việt Nam.

    Hiện Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Ngoài việc trao tặng vaccine thông qua các cơ chế, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch và hỗ trợ Việt Nam hơn 1 tỷ USD phát triển hạ tầng y tế tại các địa phương.

    Trên Facebook của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh có viết: "Gửi tặng vắc-xin cùng rất nhiều tình cảm từ Hoa Kỳ! 397.800 liều vắc-xin Pfizer-BioNTech đã về đến Hà Nội an toàn vào sáng nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam lên tới gần 8,5 triệu liều. Và sẽ có thêm nhiều vắc-xin nữa trong vài ngày tới! Lô vắc-xin này là minh chứng cho cam kết của chúng tôi đối với Việt Nam nhằm chống lại đại dịch COVID-19".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thêm 397.800 liều vaccine Pfizer về đến Việt Namvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    G7 và EU dư thừa 240 triệu liều vaccine

    Các quốc gia phát triển đang nắm giữ hàng trăm triệu liều vaccine dư thừa có nguy cơ hết hạn trước khi chuyển cho các nước đang phát triển.

    Một phân tích của công ty nghiên cứu Airfinity (Anh) cho thấy khoảng 100 triệu liều thuốc được mua hoặc cam kết sẽ mua với nhóm G7 và các thành viên Liên minh châu Âu sẽ hết hạn vào cuối năm nay, ngay cả khi đã tính đến các mũi tiêm tăng cường.

    Tổng cộng khoảng 240 triệu sẽ hết hạn trong vòng 2 tháng và rất khó để chuyển đến các nước đang phát triển.

    Theo Airfinity, hàng tồn kho của G7 và EU sẽ vượt quá 1 tỷ liều vào cuối năm 2021, do nguồn cung vượt xa nhu cầu. Phân tích giả định rằng tất cả các quốc gia sẽ thực hiện các mũi tiêm nhắc lại nhưng không xem xét phê duyệt vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi.

    Vaccine được cung cấp cho các nền kinh tế phát triển thường có thời hạn sử dụng từ 6-7 tháng. Khi các liều được phân phối đến các nước thông qua cơ chế COVAX cần có thời gian để bảo quản lạnh và vận chuyển đến các địa điểm tiêm chủng. 

    Nhật Bản đã mua hoặc đồng ý mua 560 triệu liều. Quốc gia này đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% dân số, mặc dù chiến dịch tiêm chủng bắt đầu chậm hơn so với châu Âu và Mỹ.

    Các nhà sản xuất vaccine đang trên đà sản xuất 12,2 tỷ liều vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số từ 12 tuổi trở lên trên thế giới.

    Nhưng phần lớn nguồn cung này đã được cam kết dành cho các nước tiên tiến, và các chiến dịch tiêm chủng ở các nước đang phát triển sẽ tiếp tục bị tụt lại nếu không có kế hoạch chia sẻ. Cho đến nay, mới chỉ có hơn 300 triệu liều được chuyển giao qua cơ chế COVAX, thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 2 tỷ liều vào cuối năm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Việt Nam ở nước ngoài quyên góp 3 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch

    Ngày 08/10/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao tặng số tiền hơn 3 tỷ đồng quyên góp ủng hộ công tác phòng, chống dịch và quỹ vắc xin phòng bệnh Covid-19 thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

    Trung tâm nghiên cứu Mỹ phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ; Đổi chiến lược, các nước lùng loại vaccine Việt Nam đã đồng ý mua 10 triệu liều - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn Bộ trưởng thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao tặng số tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch và quỹ vaccine phòng bệnh Covid-19 thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban TƯ MTTQ tại lễ ra mắt quỹ Vắc xin ngày 05/06/2021, hướng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch và tiểu ban Vận động và Huy động xã hội phát động tiếp tục đợt vận động "Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19", với phương châm "người có của góp của người có công góp công, có nhiều góp nhiều có ít góp ít"; Cộng đồng tiếp tục tích cực gửi về tiền mặt, trang thiết bị, vật phẩm y tế cho công tác phòng chống dịch. Đến nay, con số tiền ủng hộ đã lên tới khoảng 29 tỷ, gửi về nhiều đơn vị khác nhau như MTTQ, Quỹ vaccine, hoặc trực tiếp cho các địa phương.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết số tiền hơn ba tỷ đồng trao hôm nay là tiền ủng hộ của cộng đồng và doanh nghiệp tại Trung Quốc, Nga, Anh, Israel, Nhật, Thụy Sĩ, Mozambique, Ai Cập, New Zealand, Ucraina, Campuchia. Số tiền này là sự ủng hộ quý báu và rất có ý nghĩa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần vượt khó, tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo của người cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với nhân dân trong nước, trong bối cảnh bà con ta ở nhiều nơi trên thế giới cũng đang phải đối mặt với khó khăn do dịch bệnh mang lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bán vaccine nhiều hơn viện trợ

    Theo một thống kê liên quan đến ngoại giao vaccine của Trung Quốc từ dự án China Power thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), phần lớn các hoạt động ngoại giao y tế công cộng của Trung Quốc là dưới hình thức giao dịch thương mại hơn là viện trợ. 

    Trong khi Mỹ và nhiều nước phát triển đã viện trợ một lượng lớn vaccine thông qua COVAX, Trung Quốc chủ yếu thông qua song phương để tăng cường ảnh hưởng. Chỉ một phần nhỏ vaccine xuất khẩu của Trung Quốc được phân bổ thông qua COVAX hoặc các cơ chế đa phương khác.

    Năm 2020, khoảng 43% thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) toàn cầu nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng từ 21% vào năm 2019. Hơn 99% PPE nhập khẩu từ Trung Quốc là dưới hình thức bán hàng chứ không phải viện trợ.

    Trung Quốc cũng hỗ trợ y tế liên quan đến đại dịch cho ít nhất 63 quốc gia, bằng cách cử các đội y tế trực tiếp hoặc các buổi đào tạo trực tuyến cho các chuyên gia địa phương.

    Trung tâm nghiên cứu Mỹ phát hiện bất ngờ trong chiến lược ngoại giao vaccine của TQ; Đổi chiến lược, các nước lùng loại vaccine Việt Nam đã đồng ý mua 10 triệu liều - Ảnh 1.

    Thống kê cho thấy Trung Quốc cung cấp vaccine qua hình thức thương mại nhiều hơn viện trợ.

    Về ngoại giao vaccine, tính đến ngày 7/9/2021, Trung Quốc đã hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu 1,1 tỷ liều vaccine. Khoảng 96% vaccine của Trung Quốc được bán thay vì được tặng, và 84% vaccine thông qua song phương, thay vì thông qua cơ chế đa phương như COVAX. Cụ thể, Trung Quốc đã bán 929,3 triệu liều và tặng 45,7 triệu liều cho các quốc gia, cũng như bán 174 triệu liều và tặng 315.000 liều cho các cơ chế đa phương (chủ yếu là COVAX).

    Hầu hết vaccine của Trung Quốc được đưa đến các nước thu nhập trung bình, thay vì các nước thu nhập thấp. Và có ít nhất 14 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để sản xuất vaccine Trung Quốc trong nước gồm Argentina, Bangladesh, Brazil, Chile, Ai Cập, Hungary, Indonesia, Malaysia, Mexico, Pakistan, Serbia, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

    Các nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ ở 26 quốc gia đã công khai tiêm vaccine của Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 thoái trào, thế giới đã qua điểm tồi tệ nhất của đại dịch?

    Số ca nhiễm mới tại Mỹ và nhiều nước khác đã giảm mạnh từ tháng 8, khiến chính các chuyên gia dịch tễ cũng không thể cắt nghĩa đầy đủ.

    Đổi chiến lược, các nước lùng loại vaccine Việt Nam đã đồng ý mua 10 triệu liều; Lô vaccine được ship qua 4 châu lục, chỉ 1 sơ suất có thể bị hỏng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Liệu thế giới đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19? Câu trả lời dường như là "rồi" nếu như căn cứ vào xu hướng dịch bệnh dựa trên số liệu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như tỉ lệ tiêm phòng vaccine tăng cao tại Mỹ. Trong tháng vừa qua, số ca nhiễm mới trung bình thính theo ngày tại Mỹ giảm 1/3. Còn trên phạm vi toàn cầu, mức giảm này cũng lên đến 30% kể từ tháng 9.

    David Leonhardt  - cây bút bình luận tên tuổi của tờ New York Times (NYT) trong bài viết mới đây đã lưu ý đến đặc điểm về "chu kỳ 2 tháng" của COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019. Theo đó, số ca nhiễm mới có xu hướng tăng mạnh trong khoảng hai tháng, rồi sau đó lại thoái trào trong hai tháng tiếp theo.

    Xu hướng "chu kỳ hai tháng" này liên tục lặp lại tại các nước có tỉ lệ tiêm chủng vaccine và biện pháp giãn cách xã hội khác nhau và tại chính những bang tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Tuy nhiên, giới chuyên gia dịch tễ cho đến lúc này vẫn chưa hiểu hết được nguyên nhân.

    Hành vi của con người cùng với đặc tính sinh học của virus có lẽ là lời giải thích phù hợp. "Có thể mỗi biến thể sẽ có đặc tính lây nhiễm mạnh ở một nhóm đối tượng nhất định, chứ không phải toàn bộ người dân. Và một khi những người dễ bị tổn thương nhất đã phơi nhiễm với virus, lây nhiễm COVID-19 sẽ giảm. Hoặc cũng có thể một biến thể SARS-CoV-2 cần khoảng hai tháng để phát tán trong một cộng đồng dân cư có quy mô trung bình", Leonhardt nêu quan điểm.

    Virus có thể sẽ quay trở lại, nhất là trong bối cảnh mùa đông đang tới gần, nhiều kỳ nghỉ lễ ở phía trước cùng với đó là gia tăng hoạt động trong không gian kín. Nhưng lần này có thể sẽ khác. Theo Scott Gottlieb, cựu Ủy viên Hội đồng Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) giai đoạn 2017-2019, biến thể Delta nhiều khả nang sẽ là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng. Sau khi lây nhiễm Delta lên đỉnh, thế giới sẽ chuyển từ "giai đoạn đại dịch" sang "giai đoạn dịch bệnh".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    COVID-19 thoái trào, thế giới đã qua điểm tồi tệ nhất của đại dịch?baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ vận động thực hiện quy định tiêm chủng bắt buộc

    Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định yêu cầu tiêm chủng bắt buộc đã trở thành cần thiết và là một công cụ hiệu quả nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.

    Tổng thống Biden lập luận rằng các quan chức chính phủ đã không còn lựa chọn khác để thúc đẩy người dân đi tiêm phòng khi trong suốt thời gian qua các quan chức trong chính quyền đã thực hiện một loạt các biện pháp, như mua đủ vaccine để đảm bảo mọi người dân Mỹ đều có thể được tiêm, mở rộng khả năng đủ điều kiện và khả năng tiếp cận, đồng thời cung cấp các ưu đãi cho những người vẫn chưa tiêm trong mùa Hè.

    Bài phát biểu của Tổng thống Biden nằm trong nỗ lực rộng lớn hơn của Nhà Trắng trong những tuần gần đây nhằm khuyến khích mạnh mẽ hơn việc áp dụng các yêu cầu tiêm chủng bắt buộc tại các công ty tư nhân.

    Vào tháng 7, Tổng thống Biden thông báo nhân viên liên bang sẽ phải tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc xét nghiệm thường xuyên. Tuy nhiên, tháng trước Nhà Trắng đã quyết liệt hơn khi yêu cầu nhân viên liên bang phải tiêm phòng và thông báo quy định bắt buộc việc tiêm phòng tại các công ty lớn.

    Thông tin được tham khảo từ bài viết dưới đây 

    Tổng thống Mỹ vận động thực hiện quy định tiêm chủng bắt buộcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đổi chiến lược vaccine, các nước "lùng" loại vaccine mà Việt Nam đã đồng ý mua 10 triệu liều

    Những nước giàu có khác như Anh hay Israel cũng đã đặt và gom số lượng lớn vaccine từ các tên tuổi lớn để tiến hành tiêm mũi tăng cường và bảo vệ người dân trước các biến chủng mới của Covid-19.

    Trước tình hình này, các nước đang phát triển, tình trạng hiện tại khiến nhiều nước phải tìm sang vaccine từ những hãng ít tên tuổi hơn.

    Ví dụ, các nước Caribe và Mỹ La tinh, bao gồm Argentina, Venezuela và Jamaica đã bày tỏ ý định mua vaccine của Cuba, trong khi Iran đã bắt đầu sản xuất và cấp phép sử dụng vaccine Soberana của Cuba từ đầu năm nay.

    Việt Nam cũng đã đồng ý mua 10 triệu liều vaccine Abdala của Cuba, trong đó trước mắt đã nhận 900.000 liều.

    Cuba hiện đang phát triển 5 loại vaccine. Nhà chức trách Cuba khẳng định Abdala có hiệu quả lên tới 92% trong các thử nghiệm trong nước.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Đổi chiến lược vaccine, các nước 'lùng' loại vaccine mà Việt Nam đã đồng ý mua 10 triệu liềusoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan mua viên thuốc uống chống Covid-19 mới

    Bộ Y tế Thái Lan cho biết, một dự thảo về thoả thuận mua thuốc chống Covid-19 mới Molnupiravir đã được hoàn tất và sẽ trình các cơ quan chức năng xem xét trước khi ký kết thoả thuận.

    Cục trưởng cục Dịch vụ Y tế Thái Lan cho biết, đã có thảo luận về lộ trình mua thuốc chống Covid-19 mới giữa nước này với công ty dược phẩm Merck&Co, theo đó, lô hàng nhiều khả năng sẽ được chuyển tới Thái Lan vào tháng 12 tới. Bản thoả thuận của Thái Lan và công ty con của Merck&Co đã được hoàn thành và đang chờ các cơ quan chức năng phê duyệt.

    Lô vaccine Covid-19 được ship qua 16.000km, 4 châu lục, chỉ 1 sơ suất có thể bị hỏng; Việt Nam xem xét nhập thuốc chữa Covid-19 được cho là thay đổi cuộc chơi? - Ảnh 1.

    Thuốc kháng virus Molnupiravir dùng trong điều trị COVID-19 của Hãng dược Merck&Co (Mỹ) - Ảnh: BLOOMBERG

    Người đứng đầu cục Dịch vụ Y tế cho biết thêm loại thuốc Molnupiravir sẽ phải được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của cả Mỹ và Thái Lan cấp phép sử dụng khẩn cấp. Tuy nhiên, phía Thái Lan chưa tiết lộ về số lượng mua vì nó có thể ảnh hưởng tới hạn ngạch của nhà cung cấp đối với thành viên ASEAN. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Thái Lan thì Malaysia cũng đang lên kế hoạch mua loại thuốc chống Covid-19 mới này.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    Thái Lan mua viên thuốc uống chống Covid-19 mớivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vắc xin Covid-19 đã đến được Nam Cực

    Bộ Ngoại giao Anh vừa thông báo lô vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên đã được đưa đến Nam Cực, sẵn sàng tiêm ngừa cho các nhà nghiên cứu nước này đang làm việc trong điều kiện băng giá ở cực nam địa cầu.

    Toàn bộ cuộc hành trình vận chuyển vắc xin kéo dài đến 16.000 km, đi qua 4 châu lục, để đến được nơi đội ngũ gồm 23 chuyên gia Anh đang làm việc ở Nam Cực .

    Cụ thể, máy bay chở theo các liều vắc xin của Hãng AstraZeneca đã cất cánh từ căn cứ không quân hoàng gia tại Anh, ghé ngang Senegal và quần đảo Falkland trước khi đến Trạm Nghiên cứu Rothera thuộc Viện Khảo sát Nam Cực của Anh, theo Hãng tin AFP ngày 7.10.

    Trong toàn bộ cuộc hành trình, vắc xin được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ nằm trong phạm vi từ 2 đến 8 độ C.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Vắc xin Covid-19 đã đến được Nam Cựcthanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trên 120.000 trẻ em Mỹ mồ côi vì COVID-19

    Một nghiên cứu mới cho biết số trẻ em Mỹ mồ côi trong đại dịch COVID-19 có thể nhiều hơn các ước tính trước đây. Con số này đặc biệt cao hơn nhiều ở nhóm người Mỹ da màu và gốc Tây Ban Nha.

    Theo hãng tin AP, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Nhi hôm 7/10 cho thấy trong 15 tháng đầu tiên diễn ra đại dịch COVID-19, trên 120.000 trẻ em Mỹ đã mất cha mẹ hoặc ông bà,  người chăm sóc và hỗ trợ tiền bạc chính. 22.000 đứa trẻ khác đã mất người chăm sóc phụ, chẳng hạn ông bà, người chu cấp nhà ở nhưng không chu cấp các nhu cầu cơ bản khác cho đứa trẻ.

    Một trong những tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Alexandra Blenkinsop tại Đại học Hoàng gia London cho biết: "Những phát hiện này đã làm nổi bật sự thật rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch và các em cần có thêm các nguồn hỗ trợ".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tai đây 

    Trên 120.000 trẻ em Mỹ mồ côi vì COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều nước đặt mua thuốc chữa Covid-19 được đánh giá là "thay đổi cuộc chơi", Việt Nam nói gì?

    Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 7/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Việt Nam có kế hoạch tìm kiếm nguồn cung thuốc Molnupiravir hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, xác định thuốc điều trị và vaccine là những giải pháp quyết định để kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, Bộ Ngoại giao đã sớm chỉ đạo các cơ quan đại diện ở nước ngoài tìm hiểu tình hình phát triển các loại thuốc điều trị trên thế giới, thông tin và hỗ trợ Bộ Y tế tìm kiếm các loại thuốc tiềm năng, được đánh giá là có hiệu quả cao để xem xét nghiên cứu và thử nghiệm tại Việt Nam.

    Việt Nam xem xét nhập thuốc chữa Covid-19 được cho là thay đổi cuộc chơi?; Trên 120.000 trẻ em Mỹ mồ côi vì Covid-19 - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

    Việc tiếp cận nhập khẩu và hợp tác sản xuất thuốc điều trị COVID-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.

    Bà Hằng cũng cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và còn lâu dài, không thể chấm dứt tuyệt đối, Chính phủ Việt Nam đã thống nhất chuyển chủ trương từ không COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, nghĩa là vừa phòng, chống dịch một cách hiệu quả vừa khôi phục phát triển kinh tế - xã hội.

    Trong đó, chiến lược "Hộ chiếu vaccine", "Thẻ xanh sức khỏe" hay Giấy chứng nhận sức khỏe số được xem là giải pháp khả thi nhằm từng bước mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là các ngành liên quan đến dịch vụ và du lịch.

    Vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý với bộ tiêu chí công nhận "Hộ chiếu vaccine" của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao đề xuất. Theo đó, Việt Nam chấp nhận các loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục Thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu hoặc Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại