Cập nhật lúc

Biến thể "nguy hiểm hơn Delta" đã đến Nga; Láng giềng Việt Nam ngừng tiêm vaccine Sinovac

Tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.

Biến thể "nguy hiểm hơn Delta" đã đến Nga; Láng giềng Việt Nam ngừng tiêm vaccine Sinovac
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Pfizer/BioNTech: Thử nghiệm lâm sàng mũi vaccine tăng cường cho hiệu quả bảo vệ cao

    Ngày 21/10, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) đã tiết lộ hiệu quả của mũi tăng cường đối với vaccine phòng COVID-19 mà 2 hãng phối hợp phát triển trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, TTXVN đưa tin. 

    Theo đó, việc tiêm mũi tăng cường vaccine Pfizer/BioNTech cho hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta. 

    Các dữ liệu cho thấy việc tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hai hãng này cho hiệu quả bảo vệ lên tới 95,6%. Đặc biệt, thông tin về tính an toàn khi tiêm mũi tăng cường vaccine này cũng rất khả quan.

    Pfizer cho biết khoảng cách trung bình giữa mũi 2 và mũi tăng cường là 11 tháng trong thử nghiệm lâm sàng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý do Trung Quốc không theo đuổi chiến lược sống chung với Covid-19 như Singapore

    VOV có bài phân tích về những khác biệt trong hình thức chống dịch ở Trung Quốc và Singapore. 

    Dẫn nguồn chuyên gia Trung Quốc, VOV nhấn mạnh, chìa khóa để mở cửa trở lại tùy thuộc vào việc tất cả các nước có thể kiểm soát sự lây nhiễm của dịch Covid-19 hay không.

    Theo chuyên gia Li Ling, nhà nghiên cứu y tế tại Đại học Bắc Kinh, kinh nghiệm của Singapore trong việc sống chung với Covid-19 có thể không phải là mô hình hữu ích với Trung Quốc khi nước này đang xem xét việc mở cửa trở lại biên giới.

    "Mạng lưới an toàn bảo vệ sức khỏe cho 1,4 tỷ dân không phải là điều dễ dàng. Trung Quốc không thể làm điều tương tự [như Singapore]", bà Li nói. 

    Biến thể nguy hiểm hơn Delta đã đến Nga; Láng giềng Việt Nam ngừng tiêm vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Một người phụ nữ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 hôm 13/10 tại Thanh Đảo. Trung Quốc xét nghiệm toàn bộ dân số 10,7 triệu người tại thành phố này khi phát hiện cụm ca mắc Covid-19. Ảnh: Reuters

    Bà Li cho rằng chiến lược của Singapore trong việc kiềm chế tình trạng lây nhiễm đã thất bại và trong trường hợp Trung Quốc lâm vào trạng thái tương tự thì: "kịch bản sẽ không chỉ là 3.000 ca mới mỗi ngày".

    Ngoài ra, chuyên gia của Đại học Bắc Kinh cũng khẳng định, Trung Quốc không chịu nhiều sức ép về kinh tế dẫn tới quyết định bức thiết là phải mở cửa trở lại, hay có thể nói: nước này không đang ở trạng thái cấp bách như Singapore. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, nguy cơ nhiễm virus đột phá và tử vong vì COVID-19 là bao nhiêu?

    Nguy cơ nhiễm đột phá là bao nhiêu?

    Số liệu từ Do Thái. Theo một nghiên cứu quan trọng công bố trên tập san y khoa NEJM, trong số 1497 nhân viên y tế được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine, có 39 người bị nhiễm Covid-19, và tỉ lệ là 2.6%.

    Có thể nói nguy cơ nhiễm đột phá là khá cao, nhưng cần phải chú ý rằng đây là những người có nguy cơ cao (bác sĩ, y tá), còn người ngoài ngành y thì xác suất nhiễm thấp hơn nhiều (chừng 1/1000). Tất cả những người bị nhiễm đều nhẹ và bình phục sau đó, không ai cần phải nhập viện.

    Biến thể nguy hiểm hơn Delta đã đến Nga; Láng giềng Việt Nam ngừng tiêm vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine là bao nhiêu?

    Đây cũng là câu hỏi quan trọng, và số liệu từ Anh có thể cung cấp cho chúng ta một 'bức tranh' chung. Cục thống kê Anh (ONS) phân tích dữ liệu Covid-19 từ 2/1/2021 đến 2/7/2021 ở những người đã được tiêm chủng vaccine, và so sánh với những người chưa/không tiêm chủng vaccine.

    Trong thời gian 6 tháng đó, Anh ghi nhận 51,281 ca tử vong liên quan đến Covid-19. Trong số này có 640 người (tức 1.2%) đã được tiêm chủng vaccine đầy đủ, kể cả người bị nhiễm và đã được tiêm vaccine.

    Tỉ lệ tử vong liên quan đến Covid-19 ở người được tiêm 2 liều vaccine (trong vòng 21 ngày sau khi tiêm chủng) là 1.6%. Tỉ lệ này ở người không tiêm vaccine là 37.4%. Như vậy, vaccine rõ ràng là có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ASEAN sẽ sử dụng quỹ ứng phó Covid-19 mua vaccine cho các thành viên

    VOV ngày 21/10 đưa tin: Tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết vấn đề ứng phó Covid-19 có được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới hay không, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: 

    "Ứng phó Covid-19 là một trong những chủ đề chính tại các Hội nghị cấp cao sắp tới. Cụ thể, các nước sẽ triển khai sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để mua vaccine cho các nước thành viên, và phấn đấu có lô vaccine đầu tiên trong Quý IV/2021 hoặc Quý I/2022; đồng thời sẽ tiếp tục vận động đóng góp cho Quỹ và Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN".

    Biến thể nguy hiểm hơn Delta đã đến Nga - Thái Lan ngừng tiêm vaccine Sinovac vì 1 lý do - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel: Vaccine của Pfizer-BioNTech giúp giảm 90% nguy cơ nhiễm biến thể Delta ở trẻ vị thành niên

    Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, tập đoàn y tế Clalit (Israel) đã kết hợp với trường đại học Harvard (Mỹ) thực hiện 1 nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech mang lại hiệu quả cao ở đối tượng thanh thiếu niên tại Israel trong nỗ lực chống lại biến thể Delta.

    Nghiên cứu của Clalit và Harvard tiến hành điều tra lấy mẫu đối với 94.354 trường hợp từ 12 -18 tuổi đã được tiêm vaccine đầy đủ, tức là đã tiêm mũi thứ hai ít nhất một tuần, và một số lượng tương ứng các em chưa tiêm.

    Kết quả cho thấy trong số các em đã tiêm phòng, triệu chứng nhiễm COVID-19 giảm 93% so với nhóm chưa được tiêm; Số ca lây nhiễm trong nhóm đã tiêm cũng giảm tới 90%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể "nguy hiểm hơn Delta" đã đến Nga

    Theo Báo Tin tức, hãng thông tấn Nga RIA dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao của Cơ quan giám sát tiêu dùng quốc gia, Kamil Khafizov cho biết có khả năng biến thể AY 4.2 này sẽ lây lan rộng, có thể khiến số ca mắc mới COVID-19 ở Nga - hiện đã ở mức cao kỷ lục - tăng hơn nữa.

    Biến thể AY 4.2 là biến thể phụ của Delta. Ông Khafizov cho rằng AY 4.2 cuối củng có thể thay thế biến thể Delta, mặc dù tiến trình này có thể sẽ diễn ra chậm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguyên nhân khiến Nga rơi vào giai đoạn chết chóc của dịch bệnh

    Nga là quốc gia đầu tiên đăng ký vaccine ngừa COVID-19, nhưng gần đây "cơn ác mộng" lại quay lại ám ảnh khi quốc gia này chuẩn bị bước sang mùa đông lạnh giá. Đợt bùng phát mới đang đe dọa nhấn chìm các bệnh viện tại Nga.

    Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, Tổng thống Putin đã kêu gọi người dân Nga nhanh chóng đi tiêm chủng. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, sự tụt hậu trong chiến dịch tiêm chủng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng hiện tại. 

    Lí do Thái Lan ngừng sử dụng vaccine Sinovac; Nga đi trước về sau, bị Covid đẩy vào thế khó - Ảnh 1.

     Một yếu tố khác không kém phần nguy hiểm là tâm lý hoài nghi vaccine tại Nga. Theo một cuộc thăm dò của Ipos được tiến hành tại 15 quốc gia hồi tháng 5 vừa qua, Nga bị xếp hạng thấp nhất khi đánh giá ý định tiêm chủng của người dân, tiếp sau là Mỹ. Chỉ có 41% người được hỏi tại nước này có kế hoạch tiêm phòng, còn tại Mỹ con số này là 46%.

    Bác sỹ Georgy Arbolishvili, làm việc tại Bệnh viện số 52 ở thủ đô Moscow cho biết, không cần phải xem số liệu thống kê của chính phủ về số ca nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong mỗi ngày cũng có thể biết Nga đang ở giai đoạn báo động của dịch bệnh, bởi các đơn vị chăm sóc đặc biệt luôn trong tình trạng quá tải.

    "Phần lớn bệnh nhân ICU trong tình trạng nghiêm trọng chưa được tiêm chủng. Biến chứng nặng của bệnh có thể rất dễ dàng tránh được nếu mọi người được chủng ngừa. Những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao không có con số tử vong tồi tệ như vậy", ông Georgy Arbolishvili nói.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo đại dịch có thể hoành hành hơn 1 năm nữa

    Tiến sĩ Bruce Aylward, một lãnh đạo cấp cao tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: đại dịch COVID-19 có thể "kéo dài dai dẳng đến năm 2022", nguyên nhân là bởi các nước nghèo chưa thể tiếp nhận được nguồn vaccine họ cần.

    Theo đó, chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine COVID-19, trong khi hầu hết các châu lục khác đã đạt tỉ lệ ít nhất 40%.

    Ông Aylward đã kêu gọi các nước giàu lùi bước về sau để các nước nghèo có cơ hội tiếp cận vaccine. 

    Theo Báo Tin tức, WHO đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, 40% dân số thế giới sẽ tiêm đủ vaccine COVID-19. Nhưng gần đây COVAX thậm chí còn giảm số liều vaccine dự kiến chuyển đến châu Phi, từ 620 triệu liều xuống chỉ còn 470 triệu liều. Số vaccine này chỉ có thể tiêm đủ 2 mũi cho 17% dân số châu Phi. "Lục địa Đen" cần thêm 500 triệu liều vaccine COVID-19 để đạt mục tiêu 40% vào cuối tháng 12.

    Do vậy, giám đốc WHO tại châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo: "Với tỷ lệ này, châu Phi chỉ có thể đạt mục tiêu tiêm đủ vaccine COVID-19 cho 40% dân số vào cuối tháng 3/2022".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan sẽ không tiếp tục sử dụng vaccine Sinovac

    Lí do Thái Lan ngừng sử dụng vaccine Sinovac; Trung Quốc thủng lưới, nhiều nơi phát hiện ca nhiễm mới - Ảnh 1.

    Thái Lan cho biết nước này sẽ ngừng sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc sau khi tiêm hết số liều hiện có.

    Kể từ tháng 2 năm nay, Thái Lan đã tiêm hơn 31,5 triệu liều vaccine Sinovac, ban đầu là cho những người ở tuyến đầu chống dịch, các nhóm nguy cơ cao và cư dân Phuket.

    Vào tháng 7, Thái Lan bắt đầu thử nghiệm tiêm trộn vaccine Sinovac với vaccine AstraZeneca. Thái Lan là quốc gia đầu tiên thử nghiệm sự kết hợp này.

    Dự kiến Thái Lan sẽ tiêm hết số liều vaccine Sinovac còn lại trong tuần này. Tiến sĩ Opas Karnkawinpong, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, cho biết nước này sẽ chuyển sang tiêm trộn vaccine AstraZeneca với Pfizer và BioNTech.

    Cho đến nay, Thái Lan đã tiêm vaccine cho 36% trong số khoảng 72 triệu người đang sinh sống ở nước này, và hy vọng sẽ đạt tỉ lệ 70% vào cuối năm nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cho phép tiêm kết hợp liều tăng cường vaccine phòng COVID-19

    Báo Tin tức đưa tin, ngày 20/10, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng một chiến lược gọi là "pha trộn và kết hợp" cho những người đủ điều kiện muốn tiêm liều tăng cường vaccine phòng COVID-19 sau những liều tiêm chính.

    Trong một tuyên bố, cơ quan này nêu rõ đã xác định rằng những lợi ích đã biết và lợi ích tiềm tàng của việc sử dụng một liều tăng cường khác loại đơn lẻ lớn hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm tàng của việc sử dụng chúng.

    Các vaccine phòng COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson đã được cấp phép tại Mỹ. Hiện một người có thể tiêm thêm một liều tăng cường của bất kỳ loại nào trong số này sau khi người đó đã hoàn thành việc tiêm chủng chính với một loại vaccine phòng COVID-19 khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều nước châu Âu đứng trước ‘tâm bão’ COVID-19

    Romania trong ngày 19/10 ghi nhận số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 ở mức kỉ lục, khi quốc gia Nam Âu này đối mặt với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng, còn tỉ lệ tiêm chủng ở mức thấp.

    Tính trên phạm vi toàn cầu, Romania hiện đang đứng hàng đầu về tỉ lệ tử vong do COVID-19. Romani hiện ghi nhận 18,2 ca tử vong/1.000.000 dân, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Saint Vincent & Grenadines.

    Tổng thống Romanian Klaus Iohannis đã gọi tình cảnh khó khăn hiện nay là thảm kịch quốc gia và kêu gọi người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ông cho rằng hành động thiếu kiên quyết của các cấp chính quyền là điều "đáng báo động".

    Tại Latvia, chính quyền đã áp đặt lệnh hạn chế, đóng cửa kéo dài trong 30 ngày khi lây nhiễm COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp. Đa phần các trường học, nhà hàng, trung tâm giải trí sẽ phải đóng cửa trong gần một tháng, bắt đầu từ ngày 21/10. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng sẽ được duy trì đến ngày 15/11.

    7 triệu liều vaccine AstraZeneca ùn ứ gây lo ngại ở Úc - TQ thủng lưới, COVID-19 len lỏi đến nhiều nơi - Ảnh 1.

    Nga đang ở giai đoạn được cho là tồi tệ nhất vì COVID-19. Ảnh: EPA

    Nga trong ngày 20/10 cũng ghi nhận kỉ lục mới về số ca tử vong, với 1.028 trường hợp. Số ca nhiễm mới trong ngày cũng ở mức trên 34.000 ca. Dịch bệnh bùng phát mạnh tại Nga trong vài tuần gần đây, khi chiến dịch tiêm chủng gần như không có bước tiến, trong khi chính phủ không quyết liệt áp đặt các biện pháp kiểm soát, giãn cách mạnh tay hơn để ngăn chặn lây lan.

    Nước láng giềng Ukraine cũng trong tình trạng tương tự. Ukraine trong ngày 19/10 ghi nhận 15.579 ca nhiễm mới, với 2.852 ca bệnh nặng phải nhập viện. Số ca tử vong trong ngày cũng lên đến 538 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    7 triệu liều vaccine AstraZeneca ùn ứ ở Úc có nguy cơ bị vứt bỏ?

    7 triệu liều vaccine AstraZeneca ùn ứ gây lo ngại ở Úc - TQ thủng lưới, COVID-19 len lỏi đến nhiều nơi - Ảnh 1.

    Số liều vaccine AstraZeneca đang ùn ứ ở Úc đã tăng lên hơn 7 triệu, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lãng phí vaccine.

    Một phân tích của The Guardian Australia về dữ liệu triển khai tiêm chủng cho thấy hiện tại nước này đang có 7,3 triệu liều vaccine đã phân phối nhưng chưa được sử dụng hoặc đang chờ để gửi đi viện trợ cho nước ngoài.

    Năng lực sản xuất trong nước vẫn mạnh và số liều vaccine AstraZeneca được phân phối đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây, từ 2,5 triệu liều trong tháng 7 lên 4 triệu liều vào tháng 8 và 3,9 triệu vào tháng 9, và tính đến thời điểm hiện tại đã có thêm 2,5 triệu liều trong tháng 10.

    Tuy nhiên nhu cầu về AstraZeneca đã giảm khi người dân có những lựa chọn khác. Trong khi đó, nguồn cung AstraZeneca khổng lồ đang dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ lãng phí. Chính phủ Úc đã kêu gọi các bác sĩ và dược sĩ ngăn tình trạng lãng phí bằng cách chuyển lượng vaccine dự trữ dư thừa sang các khu vực có nhu cầu cao hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine dạng xông của CanSino được đánh giá hiệu quả trong ngừa COVID-19

    Vaccine đột phá mới của Trung Quốc tăng kháng thể gấp 300 lần - Trung Quốc lại thủng lưới, nhiều tỉnh phát hiện ca bệnh mới - Ảnh 1.

    Trang tin tức "india.com" của Ấn Độ ngày 20/10 cho biết vaccine ngừa COVID-19 dưới dạng xông, do công ty sinh học CanSino của Trung Quốc sản xuất, hiệu quả và an toàn. Theo trang báo trên, khi sử dụng vaccine này như một liều tăng cường, lượng kháng thể được tạo ra tăng tới 250-300 lần.

    Nghiên cứu trên cũng cho thấy cơ chế kết hợp các loại vaccine giúp tăng mức độ và thời gian phản ứng miễn dịch, hơn là cơ chế tiêm cùng một loại vaccine cho các mũi cơ bản và tăng cường.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia châu Âu đầu tiên tái áp đặt lệnh phong tỏa do dịch Covid-19

    Quyết định trên đã được chính phủ Latvia đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm gia tăng đột biến. Quốc gia châu Âu này đã quyết định sẽ tái áp đặt biện pháp phong tỏa trong 1 tháng để giảm thiểu nguy cơ lân lan dịch bệnh. Các quy định bao gồm áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm từ 8h tối đến 5h sáng ngày hôm sau, đóng cửa tất cả các trường học, nhà hàng và các cửa hàng bán đồ không thiết yếu.

    Trung Quốc lại thủng lưới vì COVID-19, nhiều tỉnh phát hiện ca bệnh mới - Singapore chưa vội bình thường mới - Ảnh 1.

    VOV đưa tin, trước đó, trong cuộc họp đầu tuần, Thủ tướng Krisjanis Karins cho rằng, các biện pháp hạn chế mới là cần thiết trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại Latvia đang có xu hướng nghiêm trọng và các quy tắc về dịch tễ hiện tại là không đủ để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.

    Theo ông Krisjanis Karins, nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 nhập viện tăng đột biến trong những ngày qua là do tỷ lệ tiêm chủng thấp ở quốc gia này khi mới chỉ có hơn 50% dân số được tiêm chủng. Thủ tướng đã gửi lời xin lỗi tới người dân sau thất bại của chính phủ trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc một lần nữa "thủng lưới" vì COVID-19

    Trung Quốc lại thủng lưới vì COVID-19, nhiều tỉnh phát hiện ca bệnh mới - Singapore chưa vội bình thường mới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh ngày 20-10. Ảnh: Reuters

    Reuters dẫn lời Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 20-10 cho biết trong 24 giờ qua, nước này báo cáo 30 ca mắc mới Covid-19, tăng so với 25 ca một ngày trước đó. Trong 30 ca mới có 17 ca cộng đồng, tăng so với 9 ca ngày 18-10.

    17 ca cộng đồng này đến từ Nội Mông, Cam Túc, Bắc Kinh, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây và Ninh Hạ.

    Đây là đợt bùng phát Covid-19 mới nhất tại Trung Quốc, vài ngày sau khi nước này phát hiện 2 đợt bùng phát liên quan tới biến thể Delta ở các tỉnh Đông Bắc và ven biển.

    Các đợt bùng phát mới bắt nguồn từ một nhóm du khách cao tuổi đến từ TP Thượng Hải. Thời báo Hoàn cầu cho biết có thể họ "liên quan tới các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài". Bảy người cao tuổi trong chuyến đi từ ngày 9 đến ngày 15-10 đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 trước khi rời TP Thượng Hải và ở Nội Mông vào ngày 13-10. Họ đi qua một số thành phố bao gồm Ejin Banner giáp Mông Cổ, nơi đang bùng dịch Covid-19 trở lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Tổng thống Putin thông qua đề xuất 'ngày không làm việc' để phòng dịch

    Báo Tin tức đưa tin, trong cuộc họp với các thành viên Chính phủ LB Nga ngày 20/10, Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua đề xuất "những ngày không làm việc" tại nước này kể từ ngày 30/10 đến ngày 7/11 để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 sau khi nước này ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tăng vọt.

    Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Hiện nay, điều đặc biệt quan trọng là phải hạ thấp đỉnh của làn sóng dịch bệnh mới. Và với tình hình hiện tại, tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất về những ngày không làm việc được giữ nguyên lương trên cả nước kể từ ngày 30/10 đến ngày 7/11".

    Ông cũng kêu gọi người dân thể hiện trách nhiệm và đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, ông Putin cũng đồng ý trao cho các khu vực quyền quyết định thêm "những ngày không làm việc" kể từ ngày 23/10 tới nếu cần thiết, để kiềm chế tình trạng lây nhiễm hiện nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore gia hạn lệnh giãn cách xã hội thêm 1 tháng

     - Ảnh 1.

    Chính phủ Singapore hôm 20/10 vừa thông báo quyết định tiếp tục kéo dài lệnh giãn cách xã hội thêm 1 tháng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và giảm tải áp lực đối với hệ thống y tế.

    Lệnh giãn cách và các biện pháp phòng dịch khác được Singapore tái áp đặt từ cuối tháng 9, trong đó bao gồm quy định hạn chế tiếp xúc xã hội, giới hạn số người ngồi cùng bàn ở nhà hàng xuống 2 người. Tuy nhiên, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tiếp tục tăng và vào ngày 19/10 đã đạt mức kỷ lục: 3.994 ca nhiễm mới trong 24h.

    Theo ông Lawrence Wong, đồng điều phối chương trình phòng chống COVID-19 quốc gia Singapore, gần 90% giường bệnh cách ly trong các bệnh viện ở nước này đã được sử dụng. Hơn 2/3 số giường bệnh chăm sóc đặc biệt cũng đã được sử dụng cho bệnh nhân. Hơn nữa, các nhân viên y tế cũng đang bị quá tải, do đó chính phủ Singapore cho rằng việc gia hạn lệnh giãn cách là điều cần thiết vào thời điểm này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận gần 242,6 triệu ca nhiễm COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h45' ngày 21/10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 242.599.618 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.932.693 ca tử vong. Số người bình phục tính đến nay là 219.861.272 ca.

     - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại