Cập nhật lúc

"Ông lớn" Vùng Vịnh ra quyết định quan trọng về vaccine TQ; 2 người Nhật chết sau khi tiêm vaccine có chất lạ, chưa rõ nguyên nhân

Tình hình COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới.

"Ông lớn" Vùng Vịnh ra quyết định quan trọng về vaccine TQ; 2 người Nhật chết sau khi tiêm vaccine có chất lạ, chưa rõ nguyên nhân
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Dịch Covid-19 diễn biến nguy hiểm tại Nga, tốc độ tiêm chủng chậm lại

    Ông lớn Vùng Vịnh ra quyết định quan trọng về vaccine TQ; 2 người Nhật chết sau khi tiêm vaccine có chất lạ, chưa rõ nguyên nhân - Ảnh 1.

    Tại Nga, tốc độ tiêm chủng được cho là đang chậm lại kể từ giữa tháng 8. Ước tính, chỉ có hơn 35 triệu người trong tổng số 146 triệu người đã tiêm đủ liều.

    Giới chức Nga nhận định, biến thể Delta lây lan rất nhanh, cùng với tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp là hai nguyên nhân khiến làn sóng dịch thứ ba ở nước này tiếp tục diễn biến nguy hiểm.

    Xét theo tổng số ca mắc COVID-19, Nga đang là quốc gia chịu tác động nghiêm trọng thứ tư trên thế giới, với gần 6 triệu 850 nghìn ca.

    Dịch COVID-19 diễn biến nguy hiểm tại Ngavtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Saudi Arabia phê chuẩn sử dụng vaccine Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc

    Bộ Y tế Saudi Arabia hôm 24/8 đã phê chuẩn hai loại vaccine ngừa Covid-19 của các hãng Sinovac và Sinopharm, Trung Quốc. 

    Trước đó, nước này có 4 vaccine được phê duyệt sử dụng, gồm: Oxford-AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Johnson & Johnson, and Moderna.

    Cơ quan này cho hay, những người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng bằng vaccine của Sinopharm hoặc Sinovac có thể được chấp nhận tại Saudi, miễn là họ đã được tiêm nhắc lại bằng một loại vaccine được phê duyệt trong nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sợ lây lan Covid, Mỹ tiêm vaccine cho hàng nghìn người Afghanistan sơ tán

    2 người Nhật tử vong sau khi tiêm vaccine chứa chất lạ, chưa rõ nguyên nhân; Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc - Ảnh 1.

    Người Afghanistan tại sân bay quốc tế Dulles ngày 27/8. Ảnh: Reuters

    Chính quyền Mỹ đã thiết lập một khu vực tiêm vaccine COVID-19 lớn cho hàng nghìn người Afghanistan sơ tán vào Mỹ qua sân bay quốc tế Dulles.

    Theo NBC News, một quan chức Nhà Trắng ngày 27/8 cho biết Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang chịu trách nhiệm điều hành khu vực tiêm chủng tại Trung tâm Triển lãm Dulles, gần sây bay quốc tế Dulles ở miền bắc bang Virginia. Đây là nơi nhiều người sơ tán ở tạm trước khi được đưa tới các căn cứ quân sự.

    Người sơ tán được xét nghiệm một lần khi họ tới sân bay, và những ai có kết quả âm tính sẽ được đưa tới trung tâm triển lãm, được tiêm vaccine COVID-19 loại một liều của Johnson&Johnson. 

    Mỹ tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho hàng nghìn người Afghanistan sơ tánbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: 2 người tử vong sau khi tiêm vaccine thuộc lô vaccine Moderna phát hiện có chất lạ

    Hai người đã thiệt mạng sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Moderna thuộc lô vaccine bị ngừng sử dụng do phát hiện chất lạ, Reuters dẫn nguồn tin Bộ Y tế Nhật Bản cho hay. 

    2 người Nhật tử vong sau khi tiêm vaccine chứa chất lạ, chưa rõ nguyên nhân; Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc - Ảnh 1.

    Nhật Bản đã đình chỉ sử dụng 1,63 triệu liều vaccine của Moderna do phát hiện chất lạ. Ảnh: Japantimes

    Theo thông cáo của Bộ Y tế Nhật Bản, hai người tử vong là nam giới ở độ tuổi 30, vừa tiêm mũi hai vaccine Moderna được vài ngày. Các liều vaccine này được lấy từ 1 trong 3 lô vaccine vừa bị đình chỉ hôm 26/8. 

    Hiện nguyên nhân tử vong đang được điều tra. 

    "Hiện tại, chúng tôi chưa nắm được bằng chứng nào cho thấy những trường hợp tử vong này là do vaccine ngừa Covid-19 của Moderna gây ra", Moderna và công ty dược phẩm Takeda - đơn vị phân phối vaccine ở Nhật Bản lên tiếng. 

    "Quan trọng là phải tiến hành điều tra chính thức để xác định xem có mối liên hệ nào hay không". 

    Nhật Bản đã ngừng sử dụng 1,63 triệu liều vaccine Moderna được chuyển tới 863 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, hơn 1 tuần sau khi hãng dược Takeda nhận được thông tin về chất lạ trong một số mẫu vaccine. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ Biden: Trung Quốc đang giữ thông tin quan trọng về nguồn gốc dịch Covid-19

    Tổng thống Joe Biden hôm qua (27/8) cho rằng, Trung Quốc đang giữ "thông tin quan trọng" về nguồn gốc của dịch Covid-19 sau khi cộng đồng tình báo Mỹ cho biết họ không tin virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh này là một vũ khí sinh học, nhưng vẫn cần phải xem xét liệu nó có bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay không.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Ông Hun Sen nổi trận lôi đình với Bộ Y tế Campuchia - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

    "Thông tin quan trọng về nguồn gốc của dịch bệnh vẫn tồn tại ở Trung Quốc, tuy nhiên ngay từ ban đầu các quan chức nước này đã nỗ lực ngăn cản các nhà điều tra quốc tế và thành viên của cộng đồng y tế toàn cầu tiếp cận nó. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục từ chối các lời kêu gọi về minh bạch thông tin ngay cả khi số người bị ảnh hưởng bởi đại dịch tiếp tục gia tăng", ông Biden cho biết.

    Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đồng minh để gây sức ép buộc Trung Quốc chia sẻ thêm thông tin và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới. “Chúng ta phải điều tra đầy đủ và minh bạch về thảm kịch toàn cầu này”.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới ở Sydney (Australia) vẫn tăng cao sau hơn 2 tháng phong tỏa

    Phát biểu với đài ABC, Giáo sư Catherine Bennett, Chủ nhiệm khoa dịch tễ học tại Đại học Deakin, cho biết lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế xã hội được áp dụng nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus và giảm Reff xuống dưới 1 nhưng mục đích này chưa đạt được do biến thể Delta được cho là có khả năng lây lan cao hơn ít nhất hai lần so với các biến chủng trước đó, khiến khó kiểm soát dịch bệnh hơn. Ngoài việc dễ lây lan hơn và lây lan nhanh hơn, Giáo sư Bennett còn cho rằng nhiều người nhiễm virus lại không có triệu chứng trong vài ngày trước khi biết mình đang lây nhiễm cho người khác. Điều này làm cho nhiệm vụ truy vết người tiếp xúc trở nên vô cùng khó khăn.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Ông Hun Sen nổi trận lôi đình với Bộ Y tế Campuchia - Ảnh 1.

    Người dân được xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia ngày 27/6/2021. Ảnh: AAP/TTXVN

    Bên cạnh những thách thức mà biến thể Delta gây ra, một số chuyên gia cho rằng số ca mắc cao ở bang NSW là do việc áp dụng quá chậm các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Đài ABC dẫn ý kiến của chuyên gia dịch tễ Tony Blakely của Đại học Melbourne cho rằng các biện pháp phong tỏa "cứng" chỉ được áp dụng sau 6 tuần kể từ khi xuất hiện các ca mắc biến thể Delta đầu tiên là quá muộn. Theo Giáo sư Blakely, các đợt bùng phát vừa qua ở thành phố Melbourne (bang Victoria), và Auckland, New Zealand, là bằng chứng cho thấy ngay cả việc ngắt "cầu dao điện" nhanh chóng, như cả 2 thành phố đã áp dụng trong vòng vài ngày sau khi COVID-19 được phát hiện, cũng chưa đảm bảo thành công.

    Ngay cả với "phản ứng có tổ chức", Giáo sư Bennett cho rằng biến thể Delta không phải lúc nào cũng có thể được ngăn chặn, đặc biệt nếu virus đã phát tán trong cộng đồng và mối liên hệ giữa các ca nhiễm không rõ ràng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ tiêm 10 triệu liều vaccine một ngày

    Ấn Độ tiêm hơn 10 triệu liều vaccine ngày 27/8, kỷ lục được Thủ tướng Modi ca ngợi là "kỳ tích quan trọng" trước lo ngại làn sóng Covid-19 mới.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Số liệu khủng về vaccine Trung Quốc - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một phụ nữ tại điểm tiêm chủng ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ hôm 26/8. Ảnh: AFP.

    "Kỷ lục về số mũi tiêm hôm nay. Vượt mốc 10 triệu liều là kỳ tích quan trọng", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đăng Twitter hôm 27/8. Kỷ lục tiêm chủng hàng ngày trước đó của Ấn Độ là 9,2 triệu liều.

    Ấn Độ đã tiêm được tổng cộng khoảng 628 triệu liều vaccine, tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa trong số 944 triệu người trưởng thành và 15% trong số đó đã tiêm đủ hai mũi. Chính phủ muốn tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành vào tháng 12.

    Sản lượng vaccine của Ấn Độ đã tăng vọt trong tháng này, chủ yếu nhờ Viện Huyết thanh Ấn Độ, hiện mỗi tháng sản xuất khoảng 150 triệu liều phiên bản nội địa của vaccine AstraZeneca.

    -----------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện so với biến thể Alpha

    Nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 27-8 cho thấy rõ hơn mức độ nguy hiểm của biến thể Delta. Giới khoa học trước nay đã tin Delta nguy hiểm hơn nhưng chưa có chứng cứ khoa học chính xác.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Số liệu khủng về vaccine Trung Quốc - Ảnh 1.

    Bên trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện của Mỹ - Ảnh: REUTERS

    Nghiên cứu được thực hiện trên 43.338 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận tại Anh từ ngày 29-3 đến ngày 23-5 năm nay.

    Trong đó có 1,8% số trường hợp là người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19, 24% đã tiêm 1 mũi và số còn lại chưa tiêm.

    Để bảo đảm chính xác nhất, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm và nhận thấy gần 80% mắc biến thể Alpha, 20% mắc biến thể Delta.

    Nghiên cứu được thực hiện vào giai đoạn trước khi Delta trở thành biến thể thống trị toàn cầu, nhưng vẫn có ý nghĩa vào thời điểm hiện tại, càng cho thấy rõ hơn mức độ nguy hiểm của biến thể lần đầu phát hiện tại Ấn Độ này.

    -----------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lô vaccine ngừa Covid-19 bị Trung Quốc Đại lục "hắt hủi", đảo Đài Loan cuống cuồng nhập vội

    Trung tâm chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trung ương (CECC) của đảo Đài Loan hôm 25/8 xác nhận, lô vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer–BioNTech sẽ đến đảo này sớm hơn so với lịch trình, sau khi Đài Loan "giành được" lô hàng từ bên thứ ba.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Số liệu khủng về vaccine Trung Quốc - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer–BioNTech dán nhãn Comirnaty

    Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan và CECC, Chen Shih-chung (Trần Thời Trung), thông báo lô vaccine đầu tiên của BioNTech sẽ được chuyển đến vào cuối tháng 8, sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu.

    Ông Chen cho biết, lô vaccine này được đóng nhãn của hãng Fosun Pharma ở Thượng Hải - đối tác tại Trung Quốc của BioNTech - và tên chính thức là Comirnaty.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình báo Mỹ: Không thể truy nguồn gốc Covid-19 mà không có Trung Quốc

    Cộng đồng tình báo Mỹ báo cáo, khó có thể giải quyết cuộc tranh luận về việc liệu nguồn gốc Covid-19 có phải từ sự cố trong phòng thí nghiệm của Trung Quốc hay không. Chỉ có Trung Quốc mới có thể giúp giải quyết các câu hỏi về nguồn gốc thực sự của loại virus này.

    Sau khi Bản tóm tắt được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ công bố, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu thông tin quan trọng về nguồn gốc của đại dịch tồn tại ở Trung Quốc, nhưng ngay từ đầu Bắc Kinh đã nỗ lực ngăn cản các nhà điều tra quốc tế và các thành viên cộng đồng yêu cầu tiếp cận nó.

    Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục thúc ép chính phủ Trung Quốc để có câu trả lời. Việc truy tìm gốc rễ của virus giúp thực hiện biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn nó tái diễn.

    Giới quan sát nhận định, Bản tóm tắt tình báo trên được công bố có thể làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington, trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Phía Trung Quốc cũng đã có động thái đưa ra một giả thuyết virus này rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Maryland vào năm 2019.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia: Ông Hun Sen tức giận với Bộ Y tế vì tiêm chủng chậm lại

    Ông Hun Sen đã trực tiếp can thiệp và yêu cầu nhận được báo cáo cập nhật hàng ngày từ tất cả các tỉnh về tiến triển của chiến dịch tiêm chủng.

    Khmer Times cho hay, Thủ tướng Campuchia đã giận dữ trước thực trạng là vaccine ngừa Covid-19 có đầy đủ nhưng các địa phương cần vaccine lại không nhận được đủ nguồn cung, trong khi vaccine vẫn nằm trong kho lưu trữ, còn chương trình tiêm chủng thì bị chậm lại.

    Ông Hun Sen nói rằng chỉ trong riêng ba tỉnh - Tboung Khmum, Kampong Chnnang và Pursat - đã có đến 130.000 người chưa tiêm chủng. Số ca mắc tại các địa phương này ở mức cao nhưng tiêm chủng chưa bắt kịp tiến độ.

    "Tại sao các anh không học hỏi thành công ở tỉnh Ratanakiri, nơi có 120.000 được xác định cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhưng cuối cùng thì có đến 130.000 người đã được bảo vệ. Tôi không ngại vượt quá chỉ tiêu [tiêm chủng]. Vấn đề là mọi người phải được tiêm phòng nếu họ đủ điều kiện," Thủ tướng Hun Sen nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tác dụng chữa COVID-19 bất ngờ của loại thuốc chống trầm cảm rẻ tiền

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia và lời hứa chắc nịch từ Úc; Số liệu khủng về vaccine Trung Quốc - Ảnh 1.

    (Ảnh: Irfan Khan / Los Angeles Times)

    Đa số thuốc điều trị COVID-19 đã được thử nghiệm đều chưa có kết quả tốt, nhưng nghiên cứu mới có quy mô lớn chỉ ra rằng thuốc fluvoxamine có thể có kết quả khác biệt.

    Theo tờ Vox, kết luận trên được đưa ra sau các cuộc thử nghiệm quy mô nhỏ năm ngoái mà trong đó các nhà nghiên cứu phát hiện thấy fluvoxamine cực kỳ hiệu quả trong giảm nguy cơ nhập viện cho bệnh nhân COVID-19.

    Còn nghiên cứu TOGETHER với quy mô lớn hơn nhiều, được thực hiện trên 3.000 bệnh nhân, trong đó 800 người sử dụng fluvoxamine, đã ủng hộ và củng cố các kết quả hứa hẹn của các nghiên cứu trước đó.

    Fluvoxamine là một loại thuốc chống trầm cảm mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận là an toàn và rẻ tiền.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia sẽ sớm giao 1,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam

    Ngày 27/8/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne nhân dịp Australia vừa bàn giao hơn 400.000 liều vaccine AstraZeneca, là lô đầu tiên trong 1,5 triệu liều vaccine mà Australia đã cam kết hỗ trợ cho Việt Nam.

    Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Australia khẳng định sẽ nỗ lực sớm giao 1,1 triệu liều vaccine còn lại cho Việt Nam và thúc đẩy UNICEF sử dụng số tiền hỗ trợ của Australia đưa thêm vaccine về Việt Nam trong năm nay.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Marise Payne cũng cam kết sẽ tiếp tục làm việc với Bộ/ngành liên quan để kịp thời hỗ trợ các thiết bị, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Việt Nam chống dịch như máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ y tế.

    Australia sẽ sớm giao 1,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Namvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Serbia tặng Việt Nam vaccine và trang thiết bị y tế chống dịch

    Chính phủ Serbia đã quyết định tặng Việt Nam vaccine và một số trang thiết bị y tế phòng, chống COVID-19, đồng thời bày tỏ tin tưởng Việt Nam chắc chắn sẽ chiến thắng dịch bệnh.

    Ngày 27/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Nikola Selako.

    Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Nikola Selakovic thông báo trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, Chính phủ Serbia đã quyết định tặng Việt Nam vaccine và một số trang thiết bị y tế phòng, chống COVID-19, đồng thời bày tỏ tin tưởng với quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và người dân, Việt Nam chắc chắn sẽ chiến thắng dịch bệnh.

    Việt Nam đón tin vui từ Serbia, nhận lời hứa chắc nịch từ Úc; Số liệu đáng nể về vaccine TQ - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Serbia Nikola Selakovic. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định sự hỗ trợ quý báu và kịp thời này của Serbia chắc chắn sẽ góp phần giúp Việt Nam sớm kiểm soát đẩy lùi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam hiện nay.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị phía Serbia xem xét việc nhượng lại số vaccine dôi dư, hỗ trợ các trang thiết bị vật phẩm y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng như xem xét hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

    Chính phủ Serbia đã quyết định tặng cho Việt Nam vaccine Covid-19 và một số trang thiết bị y tếbaoquocte.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đông Nam Á tiếp tục là điểm nóng dịch Covid-19 của thế giới: Malaysia ngày càng đáng lo ngại

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 84.405 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 216.500 người.

    Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

    Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp túc dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.

    Số liệu đáng nể về vaccine Trung Quốc; Mỹ lại nóng nhất thế giới: CDC công bố con số báo động - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế làm xét nghiệm Covid-19 cho một em nhỏ tại Shah Alam, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur, tháng 5/2021 (Ảnh: AFP)

    Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 113 trường hợp.

    Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 27/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.

    COVID-19 tại ASEAN hết 27/8: Toàn khối trên 216.000 người tử vong; Malaysia số ca mắc mới cao nhấtbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ có số ca tử vong và mắc mới Covid-19 cao nhất thế giới, số ca nhập viện gấp đôi trong 1 tháng

    Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh với trên 39,5 triệu ca nhiễm, trong đó 653.237 ca tử vong. 

    Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết số ca phải nhập viện vì COVID-19 ở nước này trong ngày 27/8 đã vượt ngưỡng 160.000 ca, mức cao nhất trong 8 tháng qua, trong bối cảnh biến thể siêu lây nhiễm Delta lan nhanh. Ca tử vong một ngày qua ở Mỹ cũng trên 1.100 trường hợp.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết số ca nhập viện đã tăng hơn gấp đôi trong một tháng qua. Riêng tuần qua, trung bình mỗi giờ có hơn 500 người phải nhập viện để điều trị COVID-19. 

    Mặc dù miền Nam nước Mỹ là tâm dịch của đợt bùng phát mới nhất, song số ca nhập viện lại có chiều hướng gia tăng trên cả nước, trong đó trẻ em chiếm 2,3%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều sinh viên đã tiêm vaccine Moderna có chất lạ, Nhật Bản cung cấp vaccine thay thế

    Nhiều người Nhật Bản đã tiêm vaccine Moderna thuộc lô bị Bộ Lao động và Y tế nước này phát hiện có chất lạ được cho là bụi mịn, trong đó có nhiều sinh viên và nhân viên hàng không. Đến nay, chưa có báo cáo nào về sức khỏe trở nên xấu sau khi tiêm vaccine này.

    Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết, có khoảng 58 trường Đại học trên toàn Nhật Bản đã tiêm hoặc có dự định tiêm vaccine thuộc lô vaccine phát hiện chất lạ. Trong khi đó, Bộ Lao động và Y tế Nhật Bản đang khẩn trương cung cấp vaccine thay thế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc công bố đã tiêm 2 tỉ liều vắc xin COVID-19, cả thế giới 5 tỉ liều

    Hiện nay Trung Quốc đang chiếm khoảng 40% trong số 5 tỉ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu. 

    Với 889 triệu/1,4 tỉ dân đã tiêm đầy đủ liều, Trung Quốc đang đứng ngang với Anh và dẫn trước Mỹ.

    Mỹ lại nóng nhất thế giới về dịch Covid: CDC công bố con số báo động; Số liệu đáng nể về vaccine Trung Quốc - Ảnh 1.

    Cụ ông Dương Nãi Đạo (Yang Nai Dao), 111 tuổi ở thành phố Thanh Viễn thuộc tỉnh Quảng Đông, được tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên hôm 19-8 - Ảnh: TRUNG QUỐC NHẬT BÁO

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại