Cập nhật lúc

Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Tỷ lệ tử vong gấp 3 lần láng giềng; Anh vẫn "bình thản"

Châu Á hiện đang là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19.

Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Tỷ lệ tử vong gấp 3 lần láng giềng; Anh vẫn "bình thản"
13
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Campuchia sau 2 tuần "nín thở" thử nghiệm và theo dõi: Thủ tướng Hun Sen báo tin cực vui!

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây tuyên bố: Trong dịp lễ hội Pchum Ben ngày 5-7/10 vừa qua, mặc dù có nhiều người trở về quê nhà đoàn tự với gia đình hoặc đi du lịch, nhưng Campuchia không ghi nhận các ổ dịch COVID-19 đáng kể.

    Trong thông điệp đặc biệt gửi đến toàn dân vào sáng sớm ngày 19/10, Thủ tướng Hun Sen đã vui mừng thông báo rằng số ca nhiễm và tử vong mới do COVID-19 đã ổn định và thậm chí còn giảm so với thời điểm trước dịp lễ.

    "Sau dịp lễ Pchum Ben, người dân Campuchia đã đến nhiều nơi, nhưng số ca nhiễm mới lại không tăng mà thậm chí còn giảm xuống, và số ca tử vong được duy trì ở ngưỡng ổn định và có chiều hướng giảm. Đây là minh chứng rất rõ cho thành công của chúng ta, như tôi đã từng nói trước khi chúng ta tái mở cửa mọi lĩnh vực của đất nước", ông Hun Sen nói.

    Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Campuchia vẫn kêu gọi công chúng tiếp tục thận trọng vì vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đại dịch sẽ sớm kết thúc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    Campuchia sau 2 tuần 'nín thở' thử nghiệm và theo dõi: Thủ tướng Hun Sen báo tin cực vui!soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rumani nhượng lại cho Việt Nam lượng lớn vaccine

    Ngày 19/10/2021, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Rumani Cristina Romila. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Rumani trong việc thúc đẩy ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đồng thời đánh giá cao việc Rumani là một trong 3 nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả hai Hiệp định này vì lợi ích thiết thực của cả hai nước.

    Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Tỷ lệ tử vong gấp 3 lần láng giềng; Anh vẫn bình thản - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) và Đại sứ Rumani.

    Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Rumani đã viện trợ 300.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca và sẵn sàng nhượng lại một số lượng lớn vắc xin theo nguyên tắc phi thương mại cho Việt Nam, thể hiện những tình cảm tốt đẹp, chân thành, gắn bó giữa hai dân tộc.

    Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao hoạt động tích cực và hiệu quả của Đại sứ Cristina Romila trong việc tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-Rumani trên nhiều lĩnh vực và đề nghị Đại sứ phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp, duy trì các cơ chế Tham vấn chính trị, Ủy Ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Rumani, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống như giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch cũng như đẩy mạnh những lĩnh vực tiềm năng mới như lao động, nông nghiệp….

    Đại sứ Rumani Cristina Romila khẳng định, trên cương vị công tác của mình, Đại sứ và Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất như mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Anh vẫn "bình thản" khi số ca mắc Covid-19 tăng cao?

    Theo VOV, Anh hiện là một trong những quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất trên thế giới và số ca tử vong do dịch bệnh tại nước này vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, Anh vẫn khá bình thản trước tình hình này, các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể không kéo dài.

    Tâm lý bình thản

    "Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn ghi nhận số lượng lớn người tử vong do Covid-19. Nhưng điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi nghĩ rằng mọi người đã quen với việc chứng kiến các ca tử vong", Linda Bauld, giáo sư y tế cộng đồng tại Đại học Edinburgh, cho biết.

    Tỷ lệ tử vong gấp 3 lần Đức, Pháp, Ý, vì sao Anh vẫn bình thản?; Bất ngờ với khoản thu khủng từ bán vaccine của Pfizer và Moderna - Ảnh 1.

    Anh hiện là một trong những quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất trên thế giới. Ảnh: Getty Images

    Ngày 14/10, Anh ghi nhận hơn 45.000 ca mắc Covid-19 mới, số ca bệnh hàng ngày cao nhất kể từ giữa tháng 7, và hơn 800 ca tử vong trong vòng 7 ngày. Số ca nhập viện tại Anh cũng đang gia tăng, với 1/5 số giường chăm sóc tích cực (ICU) đều dành cho bệnh nhân Covid-19.

    Tình hình dịch bệnh tại Anh đang tồi tệ hơn nhiều so với các nước châu Âu khác, với tỷ lệ tử vong trên một triệu người cao gần gấp 3 lần so với tỷ lệ ở Pháp, Đức và Italy.

    Tuy nhiên, các số liệu vẫn khả quan hơn so với một số dự đoán. Các nhà khoa học của Nhóm Cố vấn Khoa học cho các Trường hợp Khẩn cấp (Sage) ước tính rằng, vào tháng 10, Anh có thể ghi nhận 7.000 ca nhập viện do Covid-19 mỗi ngày.

    "Trước đây, khi thông báo tình hình Covid-19, họ nói rằng ‘Rất đáng buồn, 3 người đã tử vong’, sau đó là "Rất đáng buồn, 70 người đã tử vong’. Nhưng giờ họ không còn nói ‘Rất đáng buồn’ nữa. Một điều chúng tôi biết về con người là cảm xúc bị tác động bởi hình ảnh chứ không phải bởi những con số", Giáo sư Robert West, nhà khoa học hành vi tại Đại học London, cho biết.

    Chuyên gia Bauld cho rằng, thái độ bình thản hiện tại đã được hình thành bởi "thỏa thuận về  Ngày tự do " giữa chính phủ và công chúng rằng, nếu người dân tiếp tục tiêm vaccine, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. "Rất nhiều người đã ủng hộ điều này", bà Bauld nói.

    Điều này cũng được một số nhà khoa học đồng tình. "Có một số người cho rằng Covid-19 đang trở thành bệnh đặc hữu. Dịch bệnh sẽ luôn tiếp diễn và chúng ta cần học cách sống chung với nó", bà Bauld nói thêm.

    Liệu có phải tâm lý bình tĩnh của người Anh đã khiến quốc gia này có vẻ khá bình thản trước bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng vọt hay không?

    "Chắc chắn là không. Người Anh có ý thức về sự an toàn cao hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác, khi nhìn vào việc lái xe, an toàn tại nơi làm việc và cách chúng tôi tiếp cận y tế cộng đồng. Thái độ hiện nay của người Anh dựa trên thực tế mà mọi người nhìn thấy xung quanh", chuyên gia West cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer và Moderna dự kiến thu hơn 93 tỉ USD từ bán vaccine COVID-19 trong năm 2022

    Theo Báo Tin tức, triển vọng đối với hai nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA trong năm 2022 được dự báo là tích cực, với doanh số bán hàng có thể tăng gấp đôi, đạt trên 90 tỉ USD.

    Bất ngờ với khoản thu khủng từ bán vaccine của Pfizer và Moderna; Singapore nhận tin cực đắng - Ảnh 1.

    Doanh số từ vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna vẫn sẽ ở mức cao trong năm tới do nhu cầu tăng trên toàn cầu. Ảnh: AP

    BioNTech/Pfizer và Moderna sẽ vẫn thống lĩnh thị trường vaccine ngừa COVID-19 trong năm tới, với tổng doanh số bán hàng có thể cán mốc 93,2 tỉ USD, gấp đôi so với doanh thu dự kiến của năm 2021. Đây là thông tin được tờ Financial Times (FT) công bố trên cơ sở trích dẫn số liệu của Airfinity – hãng chuyên về phân tích dữ liệu y tế có trụ sở tại London, Anh.

    Báo cáo cập nhật của Airfinity nhận định hai ông lớn về vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA sẽ chiếm 3/4 thị phần thị trường vaccine trong năm 2022, nếu không tính thị trường Trung Quốc. Các đối thủ còn lại như AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sputnik V và một số gương mặt mới như Novavax sẽ nắm giữ thị phần còn lại, trên tổng thị trường có giá trị 124 tỉ USD – tăng gấp đôi so với năm 2021.

    Trong đó, Pfizer được dự báo đạt doanh thu vaccine 54,5 tỉ USD năm 2022, còn Moderna là 38,7 tỉ USD. Mức dự báo này của Airfinity cao hơn so với đồng thuận chung của giới phân tích - những người ước tính doanh số 23,6 tỉ USD và 20 tỉ USD lần lượt cho Pfizer và Moderna cho năm tới.

    "Đó là những con số chưa có tiền lệ. Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022, trong bối cảnh các nước giàu hướng đến mũi tăng cường, còn các nước thu nhập trung bình và thấp nỗ lực đạt được độ che phủ vaccine mà các nước giàu đã thiết lập được", Rasmus Bech Hansen, Giám đốc điều hành Airfinity, nêu quan điểm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ phát cảnh báo đi lại về COVID-19 lên mức nguy cơ cao nhất với Singapore

    Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ đã điều chỉnh khuyến cáo đi lại tới Singapore lên mức 4- mức cao nhất về COVID-19 trong hệ thống thang cảnh báo của Mỹ. Thông báo nêu rõ, do tình hình đáng lo ngại tại Singapore, thậm chí cả những người đã được tiêm vaccine đầy đủ cũng có nguy cơ lây nhiễm và lây lan virus. Những người bắt buộc phải đến Singapore nên được tiêm phòng đầy đủ, tuân thủ các khuyến cáo bao gồm đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

    Theo: VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện mới về thời gian bảo vệ của vaccine Pfizer, Moderna, J&J

    ABC News đưa tin, kết quả nghiên cứu được công bố ngày 15.10 trên tạp chí Y học New England. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các dấu hiệu miễn dịch có trong máu của những người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer, Moderna và J&J.

    Dựa trên bằng chứng thu được trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các dấu hiệu tế bào cho thấy cả 3 loại vaccine trên đều tạo ra hiệu quả bảo vệ lâu dài và mạnh mẽ khỏi tình trạng bệnh nặng.Các phân tích cũng chỉ ra sự khác biệt về cách sản sinh kháng thể kháng thể của mỗi loại vaccine. Pfizer và Moderna ban đầu sinh ra lượng kháng thể tăng đột biến và sau đó giảm đi nhanh chóng. Trong khi đó, kháng thể J&J khởi đầu ở mức thấp hơn nhưng lại ổn định hơn theo thời gian.

    Theo: Lao Động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Campuchia nhận định về thời điểm mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tế

    Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, trong bài phát biểu đặc biệt gửi tới người dân cả nước ngày 19/10, Thủ tướng Hun Sen cho biết số ca lây nhiễm mới và tử vong do dịch COVID-19 vẫn ở mức ổn định, thậm chí thấp hơn so với trước kỳ nghỉ lễ Pchum Ben.

    Báo Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Hun Sen đánh giá: "Sau kỳ nghỉ lễ Pchum Ben, khi người dân di chuyển tới rất nhiều nơi, chúng ta thấy rằng số ca nhiễm mới không tăng mà thay vào đó lại giảm, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức ổn định và có xu hướng giảm dần". Theo Thủ tướng Hun Sen, đây là minh chứng cho thành công của Campuchia trước khi mở cửa hoạt động toàn bộ các lĩnh vực của đất nước.

    Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng yêu cầu người dân cảnh giác bởi chưa có dấu hiệu cho thấy đại dịch sẽ sớm kết thúc. Ông cũng cảnh báo hầu hết những bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19 trong thời gian qua thuộc nhóm có bệnh nền và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cảnh báo công dân không tới Singapore vì Covid-19

    Mỹ khuyến cáo công dân không tới Singapore vì "mức Covid-19 rất cao", vào thời điểm nước này chuẩn bị gỡ quy định cách ly với khách Mỹ đã tiêm vaccine.

    Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 18/10 khuyến cáo người dân tránh tới Singapore bởi tình hình Covid-19 ở nước ngày được xếp vào cấp độ 4, mức "rất cao".

    Mỹ cảnh báo công dân không tới Singapore vì Covid-19; Bí ẩn nước châu Á đẩy lùi Covid dù chưa từng phong tỏa: Chuyên gia không lý giải nổi! - Ảnh 1.

    Cấp độ 4 là mức khuyến cáo hạn chế đi lại nghiêm trọng nhất trong thang cảnh báo Covid-19 của CDC. Cơ quan này định nghĩa rủi ro Covid-19 "rất cao" nghĩa là một điểm đến ghi nhận hơn 500 ca Covid-19 trên 100.000 dân trong vòng 28 ngày qua. Singapore ghi nhận mức kỷ lục 70.374 ca nhiễm trong 28 ngày qua, theo dữ liệu của Đại học John Hopkins.

    Từ 19/10, Singapore sẽ dỡ hạn chế với khách đã tiêm chủng đầy đủ đến từ một số nước, trong đó có Mỹ. Khách chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm PCR âm tính 48 giờ trước khi khởi hành và tới nơi.

    --------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điều gì dẫn đến thành công bất ngờ của Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19?

    Số ca mắc mới theo ngày tại thủ đô Tokyo đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm gần 6.000 ca mắc vào giữa tháng 8 vừa qua, xuống chỉ còn chưa đến 100 ca ở thời điểm hiện tại – mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua. Các quán bar chật cứng người, các chuyến tàu đông đúc, xen lẫn là tâm trạng ăn mừng của người dân. Vậy điều gì đã làm nên thành công của đất nước "Mặt trời mọc" trong cuộc chiến chống Covid-19?

    Không giống như những quốc gia khác tại châu Âu và châu Á, Nhật Bản chưa bao giờ thực hiện các biện pháp giống như phong tỏa, thay vào đó ban bố tình trạng khẩn cấp mỗi khi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng.

    Có nhiều yếu tố được cho là dẫn đến thành công của Nhật Bản, trong đó phải kể đến việc tăng tốc chiến dịch tiêm chủng trong thời gian ngắn, hạn chế các hoạt động về đêm, văn hóa đeo khẩu trang tồn tại lâu đời và thời tiết xấu cuối tháng 8 vừa qua khiến mọi người phải ở trong nhà.

    Phát hiện siêu kháng thể mạnh nhất vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2: Nhiều người có! - Ảnh 1.

    Nhật Bản tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người cao tuổi. Ảnh: Japan Times

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chạy đua đặt mua thuốc chữa Covid-19

    CNN hôm qua (18.10) đưa tin nhiều nước đang chạy đua đặt mua thuốc chữa Covid-19 nhằm tránh tình trạng khó mua như vắc xin. Phân tích của Công ty Airfinity (Anh), chuyên phân tích khoa học và y tế, cho thấy ít nhất 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thỏa thuận hoặc đang đàm phán mua, phần lớn tại châu Á - Thái Bình Dương như Úc, New Zealand và Hàn Quốc, những nước từng khá chậm trong triển khai tiêm vắc xin Covid-19. Giới chuyên môn cảnh báo rằng việc nhiều nước chạy đua mua thuốc chữa Covid-19 có thể dẫn đến việc các nước giàu đầu cơ, trong khi các nước thu nhập thấp sẽ khó mua được.

    Bí ẩn nước châu Á đẩy lùi Covid dù chưa từng phong tỏa: Chuyên gia cũng không lý giải nổi!; Điều đã đẩy Nga vào thảm cảnh chết chóc - Ảnh 1.

    Hãng Merck đang xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Molnupiravir chữa Covid-19

    Phó giáo sư Sanjaya Senanayake (Đại học Quốc gia Úc) cảnh báo rằng việc phân phối thuốc chữa Covid-19 không công bằng sẽ dẫn đến nguy cơ đại dịch thiếu kiểm soát ở một số nước, kèm theo khả năng xuất hiện một biến chủng mới kháng vắc xin.

    --------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Ngại tiêm chủng, tử vong cao

    Hôm 16-10, lần đầu tiên kể từ đầu đại dịch, Nga ghi nhận số ca tử vong vượt mốc 1.000 ca/ngày, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên hơn 222.000, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil.

    Phát biểu trên kênh tin tức Rossiya-24 cùng ngày, Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova nói: "Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng đến ngày hôm nay, biện pháp phòng ngừa chủ yếu giúp bảo vệ các cá nhân và giúp tránh kết cục chết chóc chính là tiêm chủng".

    Tin mừng: Phát hiện siêu kháng thể mạnh nhất vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Một bệnh nhân ngồi xe được nhân viên y tế hỗ trợ bên ngoài bệnh viện điều trị COVID-19 ở thủ đô Matxcơva hôm 13-10 - Ảnh: Reuters

    Là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin COVID-19 (Sputnik V) từ tháng 8-2020, nhưng hiện nay Nga đi sau nhiều nước về tỉ lệ dân số tiêm chủng.

    Điều đáng nói là hiện nay Nga có đến 4 loại vắc xin COVID-19 nội địa được phê duyệt sử dụng ở nước này và "mọi công dân Nga đều có cơ hội được tiêm vắc xin Nga", nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân không chịu đi tiêm vắc xin. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới công tác chống dịch của xứ sở bạch dương.

    Ngoài ra, tình trạng thiếu các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đã tạo cơ hội để virus lây lan không kiểm soát ở Nga. Đến lúc này Nga vẫn tránh tái áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc. Lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 6 tuần được áp dụng vào đầu năm 2020 từng ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Nga.

    Nhà chức trách Nga đã tìm cách đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng bằng cách xổ số trúng thưởng, tặng quà cùng nhiều hình thức khích lệ khác thời gian qua, nhưng sự hoài nghi về vắc xin COVID-19 ở Nga đã cản trở nỗ lực này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nhiệm vụ của chính quyền nước này là cân bằng giữa việc hạn chế virus lây lan với việc đảm bảo "nền kinh tế tiếp tục hoạt động". Tuy nhiên, thế khó của Nga là một bộ phận lớn dân chúng còn e dè tiêm vắc xin COVID-19. Do đó, khó mà đảm bảo cân bằng được giữa việc cứu sinh mạng và sinh kế.

    --------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Saudi Arabia tiết lộ loại vaccine hiệu quả nhất trong phòng ngừa biến chủng Covid-19

    Bộ Y tế Saudi Arabia mới tiết lộ đánh giá về loại vaccine hiệu quả nhất trong phòng ngừa các biến chủng Covid-19.

    Trong một cuộc họp báo riêng được tổ chức ngày hôm qua (17/10) để thông tin về diễn biến tình hình dịch Covid-19, người phát ngôn của Bộ Y tế Saudi Arabia, Tiến sĩ Muhammad Al-Abdali đã tiết lộ đánh giá của nước này về loại vaccine hiệu quả nhất để đối đầu với các biến chủng của virus SARS-CoV-2.

    Tiến sỹ Al-Abdali cho biết, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, vaccine Moderna tỏ ra hiệu quả hơn so với các loại vaccine khác đã được phê duyệt trong đối phó với các biến chủng Covid-19, đặc biệt là biến chủng Delta.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

    Các nhà khoa học ở Thuỵ Sĩ đã phát hiện ra một kháng thể đơn dòng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Delta.

    Theo trang Le News, bệnh viện ĐH Lausanne (CHUV) và Trường ĐH EPFL của Thuỵ Sĩ công bố phát hiện quan trọng trên vào tuần trước.

    Các nhà khoa học tại CHUV và EPFL cho biết kháng thể đơn dòng vừa được tìm thấy nhắm vào protein gai của virus SARS-CoV-2, có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể quan tâm được xác định cho đến nay, bao gồm cả biến thể Delta. Những protein gai này giúp virus SARS-CoV-2 gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ.

    Kháng thể mới xuất hiện trong tế bào lympho (các tế bào miễn dịch tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh) từ bệnh nhân Covid-19, được xem là kháng thể chống Covid-19 mạnh nhất từ trước đến nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại