Cập nhật lúc

Indonesia: Hàng nghìn người hoảng loạn chen nhau tiêm chủng vì sợ biến thể Delta; Việt Nam đón tin vui từ Thụy Sĩ

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Indonesia: Hàng nghìn người hoảng loạn chen nhau tiêm chủng vì sợ biến thể Delta; Việt Nam đón tin vui từ Thụy Sĩ
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng gần 10 lần chỉ sau hơn 1 tháng vì biến thể Delta

    Mỹ hiện ghi nhận trung bình 100.000 ca mắc COVID-19 mới/ngày, quay trở lại ngưỡng bùng phát hồi mùa đông năm ngoái.

    Cuối tháng 6/2021, dịch bệnh lắng dịu tại Mỹ, khi trung bình chỉ có 11.000 ca nhiễm/ngày. Nhưng hiện nay con số này đã lên tới 107.143 ca /ngày tính trong tuần mới nhất từ 31/7- 6/8, gấp gần 10 lần chỉ sau hơn một tháng, cho thấy mức độ lây lan mạnh của biến thể Delta.

    Mỹ cán mốc trung bình 100.000 ca mắc mới/ngày vào tháng 11/2020 sau khoảng thời gian 9 tháng, trước khi lên mức đỉnh trung bình 250.000 ca mắc/ngày vào đầu tháng 1 vừa qua. Lây nhiễm xuống mức đáy trong tháng 6, nhưng chỉ sáu tuần sau đã trở lại ngưỡng trên 100.000/ngày, dù tỉ lệ tiêm chủng vaccine có bước tiến lớn, với 70% người trưởng thành tiêm ít nhất một mũi.

    Indonesia: Hàng nghìn người hoảng loạn chen nhau tiêm chủng vì sợ biến thể Delta; Việt Nam đón tin vui từ Thụy Sĩ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một cơ sở lưu động ở Tropical Park, thành phố Miami, bang Florida, Mỹ, ngày 6/8/2021 (Ảnh: EVA MARIE UZCATEGUI/BLOOMBERG)

    Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong trung bình ngày trên tuần cũng tăng, từ mức 270 ca/ngày hai tuần trước đây lên mức gần 500 ca/ngày tính trong tuần kết thúc hôm 6/8. Virus lây lan mạnh, đặc biệt là ở nhóm đối tượng chưa tiêm vaccine, nhất là tại nhiều bang ở miền nam, nơi hệ thống bệnh viện bắt đầu quá tải.

    Giới chức y tế Mỹ lo sợ số ca mắc còn tiếp tục tăng nếu tiến độ tiêm vaccine không đạt bước tiến lớn. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Rochelle Walensky cảnh báo nước này có thể ghi nhận hàng trăm nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, tương tự như đỉnh dịch hồi đầu tháng 1 vừa qua, nếu người dân không nỗ lực tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Hàng nghìn người chen lấn để tiêm chủng vì sợ biến thể Delta

    Indonesia: Hàng nghìn người chen lấn để tiêm chủng vì sợ biến thể Delta

    Chính quyền địa phương cho biết tại thời điểm đó có khoảng 4.000 người đứng chờ bên ngoài một khán phòng thể thao ở thành phố Medan, phía bắc Sumatra, đợi đến lượt tiêm vaccine.

    Một đoạn video cho thấy cảnh tượng hỗn loạn khi mọi người cố tình xô đổ cánh cửa, vượt qua hàng rào an ninh và đòi được vào bên trong điểm tiêm. Nhiều người không đeo khẩu trang. Đã có người bị ngất vì chen lấn, xô đẩy.

    Giới chức chính quyền cho biết, đám đông chen lấn mất kiểm soát là do những tài liệu tiêm chủng phi pháp được phát tán. Ba kẻ tình nghi đã bị bắt. Dư luận, truyền thông mạng xã hội tại Indonesia bày tỏ lo ngại về vụ việc này, khi việc tiêm chủng không đảm bảo nguyên tắc giãn cách, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

    Indonesia trong vài tuần gần đẩy trở thành điểm nóng về COVID-19, khi biến thể Delta lây lanh nhanh, trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới này còn chậm. Hôm 4/8, Indonesia cán cột mốc buồn, khi ghi nhận tổng cộng hơn 100.000 ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: 15 quan chức Nam Kinh bị trừng phạt vì để bùng dịch Covid-19

    15 quan chức thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - bao gồm một Phó thị trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố - đã bị xử lý ngày 7/8 vì để bùng dịch Covid-19 tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu, làm lây lan SARS-Cov-2 ra nhiều địa phương trên cả nước.

    Phó thị trưởng Nam Kinh Hu Wanjin bị kỷ luật vì không hoàn thành chức trách đôn đốc, quản lý công tác phòng chống dịch bệnh. Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Nam Kinh Fang Zhongyou thì bị cách chức và cảnh cáo nghiêm khắc.

    Indonesia: Hàng nghìn người hoảng loạn chen nhau đòi tiêm vaccine; Việt Nam đón tin vui từ Thụy Sĩ - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng làm xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 3/8/2021 (Ảnh: AFP)

    Dù động thái xử lý các quan chức được dư luận Trung Quốc hoan nghênh, nhiều ý kiến vẫn cho rằng cơ quan chống tham nhũng hành động không đủ nhanh chóng và nghiêm khắc. 

    Giới chức Nam Kinh và tỉnh Giang Tô nói rằng cuộc điều tra vẫn tiếp tục và sẽ có thêm các quan chức phải chịu trách nhiệm. Ổ dịch ở sân bay Lộc Khẩu đã làm lây lan virus SARS-Cov-2 trong cộng đồng ra hơn 20 đô thị khác, bao gồm thủ đô Bắc Kinh.

    Sân bay quốc tế Đại Hưng ở Bắc Kinh ngày 7/8 phải thông báo đình chỉ các chuyến bay đến từ 15 thành phố - gồm Nam Kinh, Dương Châu, Trương Gia Giới,...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO đánh giá cao cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ Việt Nam về tiêm vaccine COVID-19

    Đánh giá về việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Việt Nam, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho hay:

    "WHO đánh giá cao sự cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ [Việt Nam] trong việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9 năm 2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc chúng ta cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.

    Rất nhiều các quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, chứ không riêng Việt Nam. WHO hiểu rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức và làm việc ngày, đêm để có thể cung cấp đủ vaccine cho người dân.

    Hiện tại đang có thêm vaccine được chuyển đến Việt Nam, đó là một tin vui. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng ở tất cả các tỉnh/thành phố, huyện và xã để đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ, cũng như khuyến nghị của WHO.

    WHO đánh giá cao từng nhân viên, cán bộ đã làm việc hết mình cho chiến dịch tiêm chủng chưa từng có này. WHO khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu chống dịch và những người có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng và tử vong – ví dụ như người cao tuổi và những người có bệnh nền.

    Tôi muốn nhắc các bạn rằng vaccine an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch COVID-19, nhưng nó không phải "viên đạn bạc" (hay "chìa khóa vạn năng").

    Chỉ vaccine không thể chấm dứt lây truyền trong cộng đồng. Cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K – đeo khẩu trang, ở nơi thông thoáng khí, vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh nơi đông người và khai báo y tế đầy đủ. Những biện pháp này là rất quan trọng, kể cả khi bạn đã được tiêm phòng, nhất là ở các địa phương đang có các ca lây nhiễm cộng đồng."

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin tại đây

    https://soha.vn/dai-dien-who-v...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan lần đầu báo cáo vượt 200 ca tử vong/ngày do Covid-19

    WHO khuyến nghị về vaccine Sinopharm ở Việt Nam; Cam kết ở mức cao nhất của Việt Nam về tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

    Một nhà sư được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, vào tháng 4/2021 (Ảnh: EPA)

    Sáng 7/8, Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này có thêm 212 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này từ trước tới nay lên 6.066 trường hợp. Thái Lan cùng ngày ghi nhận thêm gần 22.000 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số người bệnh từ đầu dịch tới nay lên 736.522 trường hợp, trong đó có 517.012 ca đã bình phục.

    Trong khi đó, thủ đô Bangkok , tâm điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 tại Thái Lan, đang tăng cường các biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

    Người phát ngôn chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) Pongsakorn Kwanmuang cho biết, BMA đã đánh giá tình hình COVID-19 và quyết định tăng cường các biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và ứng phó với tình trạng gia tăng số ca nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta có thể gây viêm cơ tim, làm tăng nguy cơ tử vong ở người trẻ tuổi

    Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.

    Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu tim mạch Victor Chang tại Sydney đã tiến hành nghiên cứu về biến thể nguy hiểm này và kết luận một trong những tác dụng phụ mà nó gây ra cho người bệnh là chứng viêm cơ tim.

    Giáo sư Jason Kovacic, Giám đốc viện trên và cũng là chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết các chuyên gia đang thu thập dữ liệu về mức độ phổ biến của tác dụng phụ này ở các bệnh nhân COVID-19. Theo ông, trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm cơ tim có thể dẫn đến suy tim, gây rối loạn nhịp tim hoặc đột tử. Ngoài ra, biến thể Delta cũng có thể gây ra hiện tượng cục máu đông, thường bắt đầu ở chân và sau đó di chuyển lên tim hoặc phổi. Đáng chú ý là người mắc COVID-19 không cần phải bị bệnh nặng hoặc các bệnh lý tiềm tàng về tim mới bị ảnh hưởng và một số bệnh nhân đã tử vong do những tác dụng phụ này.

    Theo Giáo sư Kovacic, những biến chứng liên quan đến tim mạch là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một số ít người bị biến chứng này. Ông cho biết các biến thể ban đầu của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận có nguy cơ cao hơn đối với người lớn tuổi, nhưng những số liệu mới của nghiên cứu cho thấy biến thể Delta đang tác động nhiều hơn đến những người trẻ tuổi.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Soi tiềm lực hãng dược phẩm Ấn Độ đang cung cấp thuốc điều trị COVID-19 cho Tập đoàn Vingroup

    Tối 5/8, lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ trong đơn hàng 500.000 lọ Remdesivir do Tập đoàn Vingroup đàm phán thành công và gửi tặng Bộ Y tế đã cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất. 

    Remdesivir là sản phẩm do Công ty Dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất, dưới sự cho phép Gilead Sciences, Hoa Kỳ. Đây là loại thuốc đầu tiên cho kết quả cải thiện tình trạng bệnh ở bệnh nhân COVID-19 thể nặng trong các thử nghiệm lâm sàng chính thức.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    Lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ Remdesivir đã cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất vào tối 5/8.

    Theo thông tin trên Linkedin, Cipla được giới thiệu là công ty dược phẩm toàn cầu sử dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của tất cả bệnh nhân.

    Cipla được công nhận trên toàn cầu với vai trò tiên phong trong điều trị HIV/AIDS khi là công ty dược phẩm đầu tiên cung cấp thuốc có khả năng chống lại virus HIV, tên là ARV (viết tắt của Anti-retrovaral) với mức phí chưa đến một đô la một ngày và đã điều trị cho hàng triệu bệnh nhân từ năm 2001.

    Nhà khoa học, nhà hóa học Yusuf Hamied (84 tuổi), Chủ tịch hãng dược Cipla, được nhiều người phong là Robin Hood của ngành công nghiệp dược khi đã thách thức các hãng dược lớn như Big Pharma từ 20 năm trước, tung ra những loại thuốc điều trị HIV giữa đại dịch AIDS.

    Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I kết thúc vào tháng 6 vừa công bố của Cipla, lợi nhuận ròng hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ hàng năm lên 715 rupee crore (tương đương 96 triệu USD), cao hơn mức dự đoán nhờ hoạt động bán hàng tăng mạnh.

    --------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Singapore kêu gọi người dân "chuẩn bị tinh thần"

    Ngày 6-8, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cảnh báo sẽ có thêm nhiều người mắc Covid-19 khi Singapore mở cửa nền kinh tế và hướng tới việc điều trị virus này như một loại bệnh dịch đặc hữu.

    Điều này có nghĩa là số người bệnh nặng cũng như số người chết sẽ tăng lên, đặc biệt là với những người chưa tiêm vắc-xin. Theo ông Ong, người dân phải "chuẩn bị tinh thần" cho trường hợp này khi Singapore bắt đầu tiến hành kế hoạch 4 giai đoạn để đạt tới trạng thái bình thường mới.

    "Chúng tôi có thể cố gắng hết sức để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong. Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải tiếp tục tiêm vắc-xin cho nhiều người nhất có thể" - ông Ong nói.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 2.

    Singapore đang chuẩn bị mở cửa lại nền kinh tế. Ảnh: Straits Times

    Singapore cũng sẽ tiếp tục phân loại người dân theo tình trạng tiêm chủng để nỗ lực bảo vệ những người chưa tiêm vắc-xin và hạn chế sự phơi nhiễm của họ với virus. Từ ngày 10-8, Singapore sẽ bắt đầu giai đoạn đầu tiên của kế hoạch mở cửa, được gọi là "giai đoạn chuẩn bị".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại diện WHO: Vắc xin Sinopharm đem lại lợi ích lớn hơn nguy cơ, khuyến nghị sử dụng với tất cả biến thể đang có ở VN

    Theo TS. Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO Việt Nam, vắc xin an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch Covid-19, nhưng nó không phải là chìa khóa vạn năng. Chỉ vắc xin không thể chấm dứt lây truyền trong cộng đồng. 

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    TS. Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO Việt Nam.

    PV: Các vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt cho đến thời điểm hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể Delta?

    TS. Kidong Park: Hiện nay, có ít nhất 17 vắc xin đã được triển khai, 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

    Những vắc xin này là: Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

    WHO đang giám sát chặt chẽ hiệu quả của các vắc xin này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc xin.

    Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy vắc xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng Covid-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.

    PV: Vậy còn vắc xin Sinopharm thì sao? Liệu nó có thể bảo vệ người tiêm trước biến thể Delta không ?

    TS. Kidong Park: Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai.

    WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.

    WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khi nào biến thể Delta sẽ trở nên "hung dữ nhất" và sau đó suy yếu dần?

    Câu hỏi đang được quan tâm nhiều nhất đó là: Khi nào biến thể Delta sẽ suy yếu? Dưới đây là 5 dự đoán về thời điểm số ca nhiễm biến thể Delta sẽ đạt đỉnh điểm và sau đó giảm dần.

    Giữa tháng 8: Scott Gottlieb, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, đã đưa ra dự đoán lạc quan nhất về thời điểm số ca nhiễm biến thể Delta sẽ giảm. Ông Gottlieb cho rằng, số ca mắc bệnh sẽ giảm trong 2-3 tuần tới, từ ngày 11/8.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    Biến thể Delta đã chiếm 93% tổng số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ. Ảnh: Getty Images

    Giữa tháng 8 - giữa tháng 9: Giáo sư Ali Mokdad tại Đại học Washington, nói rằng: "Số ca bệnh tại Mỹ sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 8 và sau đó sẽ giảm". Ông Mokdad đã trích dẫn các dự báo của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME). Theo đó, trong kịch bản "có khả năng xảy ra nhất", IHME dự đoán số ca tử vong do Covid-19 sẽ đạt đỉnh khoảng 1.000 người/ngày vào giữa tháng 9, sau đó sẽ giảm xuống. Tính đến ngày 3/8, số ca tử vong hàng ngày trung bình tại Mỹ là 371 ca.

    Tháng 9: "Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua biến thể Delta vào tháng 9. Nhưng có thể, tôi đang quá lạc quan chăng?", Eric Topol, Giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, cho biết.

    Giữa tháng 10: Các chuyên gia tại Trung tâm mô hình hóa kịch bản Covid-19 , nơi tập hợp các nhà nghiên cứu từ các tổ chức hàng đầu, cho biết, số ca nhiễm biến thể Delta sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa hè và mùa thu, và đỉnh điểm là vào giữa tháng 10.

    Chưa xác định được thời điểm: "Bởi không thể thống kê đầy đủ số ca mắc Covid-19, tôi không rõ khi nào chúng ta sẽ thấy đợt đỉnh điểm của số ca nhiễm biến thể Delta", Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết. Ông Adalja dự đoán số ca mắc bệnh sẽ giảm vì nhiều người bị nhiễm virus hơn sẽ phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia tiêm ngừa COVID-19 gần 80% dân số trưởng thành

    Campuchia đã tiêm chủng cho gần 8 triệu người trưởng thành, đạt gần 80% kế hoạch ban đầu là tiêm chủng cho 10 triệu người trưởng thành ở nước này kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc vào ngày 10-2.

    Theo báo Khmer Times, hơn 7,8 triệu người đã được tiêm vắc xin Sinopharm, Sinovac, AstraZeneca và 85.000 người đã tiêm vắc xin một liều Johnson & Johnson. Trong số này có hơn 5,3 triệu người, hơn 50% mục tiêu ban đầu, đã được tiêm đủ liều.

    ------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam lô thiết bị y tế trị giá 120 tỷ đồng

    Phó Tổng thống Thụy Sĩ thông báo gửi lô thiết bị y tế trị giá 5 triệu franc cho Việt Nam khi hội đàm với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

    Trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Hà Nội ngày 5/8, Phó Tổng thống Cassis thông báo Thụy Sỹ quyết định viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam 500.000 bộ kit thử nhanh, 300.000 khẩu trang kháng khuẩn và 30 máy thở oxy với tổng trị giá khoảng 5 triệu franc (120 tỷ đồng). Ông cũng đánh giá cao nỗ lực và chia sẻ những khó khăn của Việt Nam trong ứng phó với đợt bùng phát dịch Covid-19, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    Phó tổng thống Thụy Sĩ (trái) trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 5/8 tại Hà Nội. Ảnh: BNG.

    Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời của Thụy Sỹ đối với Việt Nam trong lúc khó khăn, đề nghị Thụy Sỹ quan tâm giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine Covid-19 cũng như tiếp tục hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế cần thiết để chống dịch hiệu quả.

    ------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật lần đầu ghi nhận biến chủng đang hoành hành Nam Mỹ

    Nhật cho biết ca đầu tiên nhiễm Lambda, biến chủng Covid-19 đang lan rộng ở Nam Mỹ, được ghi nhận tại nước này là một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến từ Peru.

    Bộ Y tế Nhật hôm 6/8 cho biết người phụ nữ này đến sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo hôm 20/7. Cô có kết quả dương tính với nCoV khi được xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đang trò chuyện với bệnh nhân Covid-19 nằm sấp tại Bệnh viện Đại học Hokkaido, thành phố Sapporo hôm 3/8. Ảnh: AFP.

    Theo phân tích của Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, virus người phụ nữ này nhiễm được xác nhận thuộc biến chủng Lambda. Theo viện nghiên cứu, biến chủng Lambda lần đầu được phát hiện ở Peru tháng 8 năm ngoái và đang lan rộng ở Nam Mỹ.

    So với chủng thông thường, biến chủng Lambda có thể lây nhiễm mạnh hơn và khả năng kháng vaccine cũng mạnh hơn. Tuy nhiên, viện cho biết chưa có thông tin đầy đủ về biến chủng này.

    Biến chủng Lambda, hay còn có tên C.37, bị coi là nguyên nhân khiến Peru báo cáo số người chết vì Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới. Biến chủng này chiếm tới 81% số ca nhiễm mới ở Peru từ tháng 4 tới giữa tháng 7.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: "Tố giác" người nghi nhiễm Covid-19 được thưởng tiền

    Trung Quốc đã có sáng kiến khuyến khích các cơ quan y tế và người dân báo cáo các ca mắc COVID-19 mới hoặc nghi vấn lây nhiễm nhằm kiềm chế dịch lây lan.

    Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin giới chức tại thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh ngày 5/8 thông báo các cơ sở y tế sẽ được tặng thưởng 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.500 USD) nếu báo cáo các ca nghi mắc COVID-19.

    Trong tháng 5, thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy đề nghị tặng người dân tới 6.000 nhân dân tệ nếu họ báo cáo các sai phạm ở cơ sở y tế địa phương, ví dụ như bệnh viện không xét nghiệm cho bệnh nhân…

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 1.

    Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan nhấn mạnh cần thực thi nghiêm ngặt các biện pháp để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 bùng lên ở nước này (Ảnh: Xinhua)

    Mọi cấp độ của các cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tại Trung Quốc đều được giao nhiệm vụ phải báo cáo các ca mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều quan chức vẫn ngần ngại thông báo về các ca nhiễm mới trên địa bàn họ quản lý bởi lo sợ bị khiển trách.

    Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan nói rằng lãnh đạo các địa phương cần báo cáo các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đồng thời cách ly những người tiếp xúc gần để giảm thiểu rủi ro đại dịch lây lan.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khmer Times: Số ca Covid-19 có thể tăng vọt khi mở cửa biên giới ngày 13/8

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ sắp đến! - Ảnh 1.

    Trung tướng Hun Manet, con trai Thủ tướng Campuchia Hun Sen, tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngày 10/2/2021. Campuchia đang thúc đẩy mục tiêu tiêm chủng cho 75% dân số, giữa bối cảnh biến thể Delta hoành hành (Ảnh: AP)

    Bộ Y tế Campuchia ngày 6/8 thông báo nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong 1 ngày ở mức kỷ lục với 588 ca bệnh ghi nhận, nâng tổng số ca mắc lên 80.813.

    Theo báo Khmer Times, Bộ Y tế Campuchia đứng trước nỗi sợ thực sự về kịch bản số ca nhiễm tăng vọt, một khi các đường biên giới đã đóng từ hôm 20/7 được mở cửa trở lại từ ngày 13/8 tới đây.

    Khi biên giới mở cửa, làn sóng người lao động Campuchia ở Thái Lan dự kiến sẽ tràn qua biên giới trở về nước, kéo theo một đợt lây nhiễm nữa với khả năng nhiều người đã bị nhiễm biến thể Delta nguy hiểm.

    Chính phủ Campuchia được cho là đã đầu tư cơ sở thiết bị hiện đại nhằm xác định kết quả về biến thể Delta trong vòng dưới 2 tiếng, thay vì mất 4-5 ngày như hiện nay.

    Campuchia khởi động chiến dịch tiêm chủng toàn quốc cho người trưởng thành từ ngày 10/2/2021, và cho trẻ em từ 12-17 tuổi từ ngày 1/8 vừa qua, nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng cho 12 triệu người (tương đương 75% dân số).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu của Đan Mạch: Kết hợp vaccine AstraZeneca với Pfizer hoặc Moderna giảm 88% nguy cơ mắc Covid-19

    Viện Huyết thanh Nhà nước của Đan mạch hôm 2/8 cho biết, việc tiêm kết hợp vaccine Covid-19 của AstraZeneca với liều vaccine thứ 2 từ Pfizer-BioNTech hoặc Moderna sẽ "cung cấp khả năng bảo vệ tốt".

    Nghiên cứu được công bố vào tuần trước của SSI đã xem xét dữ liệu trong 5 tháng, từ tháng 2 đến tháng 6, khoảng thời gian biến thể Alpha đang lây lan nhanh.

    Theo Reuters, ngày càng nhiều quốc gia đang xem xét việc tiêm kết hợp các loại vaccine Covid-19 khác nhau. Đây là một biện pháp Đan Mạch đang nghiên cứu sau khi cơ quan y tế nước này ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vào tháng 4 do lo ngại về tác dụng phụ hiếm gặp.

    Hơn 144.000 người Đan Mạch, chủ yếu là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi, đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine AstraZeneca và sau đó tiêm mũi thứ hai là vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna.

    "Nghiên cứu cho thấy, 14 ngày sau khi tiêm kết hợp các loại vaccine, nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người tiêm chủng giảm 88% so với người chưa tiêm chủng", Viện Huyết thanh Nhà nước của Đan mạch (SSI) cho biết.

    SSI nói thêm rằng, đó là một tỷ lệ cao, so với hiệu quả 90% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech, theo một nghiên cứu khác của Đan Mạch.

    Tin vui về 2 loại vaccine mà Việt Nam cho phép tiêm trộn; Campuchia báo động điều đáng sợ! - Ảnh 2.

    Bộ Y tế Việt Nam đã có hướng dẫn, cho phép tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca và mũi 2 với vaccine của Pfizer nếu được người tiêm chủng đồng ý (Ảnh: MARC BRUXELLE / ALAMY STOCK PHOTO)

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về tiêm chủng 2 liều vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.

    "Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý ( khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần)" - văn bản của Bộ Y tế nêu rõ.

    Bộ Y tế cũng yêu cầu không sử dụng vaccine do Moderna sản xuất hoặc các vaccine khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.

    Đồng thời Bộ Y tế nêu rõ, những người đã tiêm vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/ket-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Tổng thống Biden dự báo số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng lên

    Tổng thống Joe Biden nhận định, số ca mắc Covid-19 sẽ còn tăng lên trước khi giảm xuống và biến thể Delta đang gây tổn hại cho nước Mỹ.

    Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 6/8 (theo giờ địa phương) nhân dịp Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 7, Tổng thống Joe Biden cho biết:

     

    Trong bảy tháng qua, chúng ta đã cắt giảm 90% số ca tử vong do Covid-19 gây ra. Đến nay, 193 triệu người Mỹ đã tiêm chủng ít nhất một liều vaccine, gồm hơn 70% người trên 18 tuổi. 165 triệu người Mỹ hiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 từ biến thể Delta sẽ rất khác biệt. Các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng lên trước khi giảm trở lại. Đó là một đại dịch của những người chưa được tiêm chủng. Tôi biết mình đã nói điều đó liên tục và những người khác cũng nói như vậy

    Tổng thống Mỹ Joe Biden

     

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/tong-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia: Biến thể Delta hoành hành, ông Hun Sen chỉ đạo khẩn

    Chiều 6/8, trước diễn biến phức tạp tình hình lây nhiễm biến thể Delta tại Campuchia và tình hình người lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã chỉ đạo Ủy ban phòng, chống COVID-19, chính quyền các tỉnh, các lực lượng chức năng Campuchia tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

    Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, các biện pháp phòng dịch gồm: các tiểu ban phòng chống COVID-19 tăng cường công tác quản lý giám sát nhập cảnh, công tác cách ly, đảm bảo hiệu quả; phối hợp các tỉnh chuẩn bị địa điểm cách ly tại gia đình đối với lao động từ Thái Lan trở về; các tỉnh nhất là các tỉnh giáp biên giới Thái Lan chuẩn bị thêm địa điểm cách ly tại tuyến huyện, xã để đón thêm người lao động trở về nước - các tỉnh nội địa ngừng nhận bệnh nhân cách ly do "sự cố cộng đồng 20/2" để sẵn sàng nhận cách ly bệnh nhân mắc biến thể Delta từ Thái Lan về nước.

    Sinopharm phát hiện đặc biệt về biến thể Delta - Vũ khí chí mạng với COVID; Ông Hun Sen ra lệnh khẩn - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: AFP)

    Ngoài ra, lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn sàng phương tiện vận chuyển những người đã hoàn thành cách ly 14 ngày tại khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan về các trung tâm cách ly các tỉnh tuyến sau; Bộ Y tế tổ chức tiêm phòng mũi nhắc lại bằng vaccine của AstraZeneca cho tuyến đầu tại khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan ngay khi có thể; các ban ngành chức năng phối hợp chặt chẽ các tỉnh đảm bảo cung ứng đầy đủ vaccine, phương tiện, kinh phí để thực hiện lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Hun Sen.

    Trước đó, sáng 6/8, Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện 588 ca nhiễm mới và 19 ca tử vong trong 24 giờ qua, bao gồm 165 ca nhập cảnh và 423 ca lây nhiễm cộng đồng. 

    Tính đến ngày 6/8, Campuchia ghi nhận tổng cộng 80.813 ca mắc COVID-19, trong đó 74.045 người đã khỏi bệnh và 1.526 người tử vong.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hãng Sinopharm (Trung Quốc) phát hiện kháng thể mạnh mẽ chống biến thể Delta

    Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) ngày 6/8 thông báo nhóm nghiên cứu của hãng đã phát hiện một kháng thể trung hòa mạnh mẽ chống lại biến thể Delta, có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa ngắn hạn và điều trị sớm bệnh COVID-19 do biến thể này gây ra.

    Thông báo trên trên tài khoản WeChat chính thức của Sinopharm nêu rõ nhóm nghiên cứu do ông Dương Hiểu Minh - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học Quốc gia Sinopharm Trung Quốc (một công ty con của Sinopharm) đứng đầu - đã tìm thấy một kháng thể đơn dòng có thể ngăn chặn hiệu quả sự liên kết của virus SARS-CoV-2 với enzyme chuyển đổi Angiotensin 2. Enzyme này bám vào màng của các tế bào nằm trong ruột, thận, tinh hoàn, túi mật và tim và kháng thể có thể ngăn chặn virus lây nhiễm vào các tế bào.

    Sinopharm có phát hiện lớn về biến thể Delta - Vũ khí chí mạng với COVID; Ông Hun Sen ra lệnh khẩn - Ảnh 1.

    Phát hiện của Sinopharm về kháng thể chống biến thể Delta được kỳ vọng mang lại vũ khí chống lại sự đột biến của virus SARS-Cov-2 (Ảnh: CFP)

    Sinopharm cho biết ứng dụng lâm sàng của kháng thể 2B11 đang tiến triển một cách có trật tự, với những hy vọng rằng nó có thể được sử dụng trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-19 ở Trung Quốc càng sớm càng tốt. 

    Nghiên cứu này được kỳ vọng mang lại vũ khí hữu ích chống lại sự đột biến của virus SARS-CoV-2.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc

    Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố điều bất ngờ về Olympic 2020; Làn sóng lây lan leo thang mạnh tại Trung Quốc - Ảnh 1.

    Y tá lấy mẫu cho một em nhỏ để xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 4/8/2021, trong bối cảnh ổ dịch tại đô thị này ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành trên cả nước (Ảnh: AP)

    Tại Trung Quốc, nước này đang chứng kiến làn sóng dịch mới leo thang mạnh, với nhiều chùm lây nhiễm cộng đồng xuất hiện. 

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc Đại lục ghi nhận thêm 124 ca mới COVID-19 trong 24 giờ qua, gồm 80 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 44 ca nhập cảnh.

    Theo NHC, trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, 61 ca được phát hiện ở  tỉnh Giang Tô, 9 ca ở Hồ Nam, 6 ca ở Hồ Bắc trong khi vùng Nội Mông, Hà Nam, Hải Nam và Vân Nam mỗi nơi ghi nhận 1 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nhật Bản: Olympic 2020 không làm gia tăng số ca mắc COVID-19

    Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay (6/8) khẳng định không có mối liên hệ nào giữa Thế vận hội Tokyo 2020 và sự gia tăng các ca mắc COVID-19 tại nước này.

    Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản hôm qua (5/8) lần đầu tiên vượt 15.000 ca, trong khi thủ đô Tokyo cũng ghi nhận con số kỷ lục hơn 5.000 ca mắc mới.

    Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, lưu lượng người trước và trong thời điểm diễn ra Thế vận hội Tokyo 2020 không có sự khác biệt.

    "Nhờ các biện pháp hạn chế giao thông, làm việc từ xa và sự hợp tác của công chúng, dòng người ở trung tâm thủ đô đã không tăng so với thời điểm trước khi diễn ra Thế vận hội. Tôi không cho rằng, Thế vận hội là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca mắc COVID-19", ông Yoshihide Suga nói.

    Thế vận hội Tokyo 2020 đã diễn ra với hầu hết các sự kiện không có khán giả trực tiếp. Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, quyết định về việc liệu khán giả có được phép tham gia các sự kiện Thế vận hội Tokyo dành cho người khuyết tật (Paralympics) hay không sẽ được đưa ra sau khi Thế vận hội Tokyo kết thúc./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines phong tỏa thủ đô Manila do ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục

    Philippines tiếp tục đối mặt với dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng khi ghi nhận số ca tử vong và ca mắc mới Covid-19 trong ngày ở mức cao kỷ lục trong vòng hơn 3 tháng qua.

    Bộ Y tế Philippines 6/8 công bố thêm 10.623 ca mắc Covid-19. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất tại Philippines kể từ ngày 16/4. Số ca tử vong do Covid-19 trong ngày tại Philippines cũng lên tới 247 ca, cao nhất kể từ ngày 9/4.

    Biến chủng Delta hiện đã lan rộng tại nhiều khu vực của Philippines, trong đó tất cả 16 thành phố thuộc Vùng thủ đô Manila đều xuất hiện biến chủng này.

    Riêng hôm nay tại Philippines đã ghi nhận thêm 119 trường hợp mắc biến chủng Delta. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không áp dụng các biện pháp quyết liệt, hệ thống y tế Philippines có thể sụp đổ.

    Hôm nay, vùng Thủ đô Manila và nhiều tỉnh lân cận đã phải áp dụng phong tỏa trở lại. Lệnh phong tỏa có hiệu lực 2 tuần được đưa ra chỉ vài giờ sau khi hàng nghìn người dân đổ xô tới các điểm tiêm chủng, gây ra sự hỗn loạn.

    Theo lệnh phong tỏa, người dân không được ra khỏi nhà, trừ khi mua sắm đồ thiết yếu. Tuy nhiên, chính phủ Philippines khẳng định chương trình tiêm chủng của nước này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian phong tỏa.

    Với khoảng 1,63 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 28.000 ca tử vong, Philippines hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai của dịch Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại