Cập nhật lúc

Phát hiện bất ngờ về vaccine Sinovac Trung Quốc; Campuchia báo động biến thể Delta - Điều đáng sợ nhất đã đến!

Hết ngày 27/7, thế giới ghi nhận hơn 195 triệu ca nhiễm COVID-19 với hơn 4 triệu ca tử vong. Số ca nhiễm mới tiếp tục báo động ở Đông Nam Á.

Phát hiện bất ngờ về vaccine Sinovac Trung Quốc; Campuchia báo động biến thể Delta - Điều đáng sợ nhất đã đến!
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số ca Covid-19 mới tại Hàn Quốc tăng cao nhất từ trước tới nay

    Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết tính đến nay, Hàn Quốc ghi nhận 1.896 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tính đến nay lên 193.427 ca.

    Đây là con số cao kỷ lục kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc.

    Trước tình hình virus biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao hơn đang lây lan rộng, thời điểm nghỉ hè là cao điểm mùa du lịch, người dân thường đổ về các bãi biển và khu nghỉ dưỡng đã làm dấy lên lo ngại rằng nguy cơ lây nhiễm sẽ còn bùng phát mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Cơ quan phòng dịch và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từng cảnh báo số ca nhiễm có thể vượt ngưỡng 2.000 ca/ngày.

    Xét theo địa phương, 66,5% số ca nhiễm phát sinh ở thủ đô Seoul và khu vực lân cận, sau đó là tỉnh Gyeonggi 543 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ khi làn sóng lây nhiễm thứ 4 bùng phát, số ca nhiễm tại khu vực ngoài thủ đô Seoul và địa phương lân cận vượt mốc 600 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia căng mình chống biến thể Alpha khi biến thể Delta rình rập tấn công

    Hiện tại, hầu hết các trường hợp mắc Covid-19 ở Campuchia vẫn liên quan đến biến thể Alpha – biến thể của SARS-CoV-2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Anh vào năm ngoái. Tuy nhiên, ngày 27/7, Bộ Y tế Campuchia cho biết đã ghi nhận 39 trường hợp nhiễm biến thể Delta. Khoảng một nửa (21 trường hợp) trong số này là lao động trở về từ Thái Lan. Các trường hợp còn lại bao gồm những người có tiếp xúc gần với họ, nhân viên y tế và 8 trường hợp không rõ nguồn lây - chứng tỏ đã có sự lây truyền của biến thể Delta trong cộng đồng.

    Khi Campuchia mới chỉ có 500 ca bệnh và chưa có ca tử vong vì Covid-19, đợt bùng phát mạnh các trường hợp nhiễm biến thể Alpha bất ngờ xảy ra ngay khi quốc gia này bắt tay vào chiến dịch tiêm chủng cho người dân, dẫn đến số ca bệnh tăng lên 73.000 và hơn 1.300 người chết trong vòng 5 tháng.

    Làn sóng Covid-19 liên quan đến biến thể Alpha bắt đầu sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2" – khi 4 người phụ nữ Trung Quốc trốn khỏi khu cách ly và ít nhất 2 người trong số này mang trong mình biến thể Alpha đã đến một hộp đêm đông đúc ở Phnom Penh và gây ra sự kiện siêu lây nhiễm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UNICEF: Tác động khôn lường của đại dịch Covid-19 tới giáo dục

    Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, hơn 600 triệu trẻ em cho đến nay vẫn bị ảnh hưởng của các biện pháp đóng cửa trường học để phòng chống dịch.

    Trường học phải là địa điểm cuối cùng bị đóng cửa và là địa điểm đầu tiên phải mở cửa trở lại. Đây là một trong những khuyến cáo được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đưa ra tại cuộc họp báo về tác động của đại dịch Covid-19 tới lĩnh vực giáo dục của thế giới trong gần 2 năm qua, diễn ra hôm qua (27/7) ở Geneva, Thụy Sỹ.

    "Giáo dục, sự an toàn, tình bạn và lương thực thực phẩm đã bị thay thế bằng sự lo lắng, tình trạng bạo lực và mang thai ở tuổi vị thành niên". Đây là nhận định của người phát ngôn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc James Elder tại cuộc họp báo khi nói về những tác động của đại dịch Covid-19 tới trẻ em trên khắp thế giới trong gần 2 năm qua.

    Dẫn chứng về nhận định này, người phát ngôn UNICEF James Elder nói: "Nếu chúng ta nhìn vào Uganda, chúng ta sẽ thấy trong vòng 15 tháng qua, tình trạng mang thai ở trẻ em gái từ 10-24 tuổi ở quốc gia này đã tăng 20%. Tính chung trên toàn cầu, số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em trong thời kỳ đại dịch đã tăng ở mức 3 con số".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sinovac thông báo về thử nghiệm tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3: Hiệu quả bất ngờ

    Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đầu tiên về mũi tăng cường của vaccine Covid-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc sản xuất công bố mới đây cho thấy, sau khi tiêm thêm liều thứ 3, kháng thể trung hòa đã tăng lên từ 3-5 lần.

    Thử nghiệm được tiến hành trên nhóm người từ 18 đến 59 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của Sinovac, thực hiện bởi Viện Đánh giá Vaccine thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Giang Tô, Trung Quốc với Học viện Y tế Công cộng Đại học Phúc Đán, Công ty Sinovac và Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán.

    Thông tin được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của công ty Sinovac cho biết sau khi tiêm liều thứ 3 sau 28 ngày đến 8 tháng tiêm liều thứ 2, mức kháng thể trung hòa đã cao lên đáng kể.

    Đây cũng là kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đầu tiên về mũi tăng cường của vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất.

    Kết quả cho thấy, mức độ kháng thể trung hòa của vaccine đã bị giảm sau 6 tháng, nhưng việc tiêm hai liều đã tạo trí nhớ miễn dịch tốt. Do vậy, sau khi tiêm liều thứ ba, phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đã nhanh chóng được tạo ra và hiệu giá của kháng thể trung hòa đã tăng lên đáng kể, với mức tăng từ 3 đến 5 lần trong 28 ngày sau khi tiêm liều thứ ba so với 28 ngày sau liều thứ hai. Khoảng cách giữa liều thứ ba và liều thứ hai càng dài, mức tăng càng cao.

    Nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiêm liều thứ ba quá sớm (28 ngày sau liều thứ hai) gây ra mức độ kháng thể thấp hơn nhiều - chỉ bằng 1/3 so với liều thứ ba được tiêm 6 tháng trở lên sau liều thứ hai. Theo nghiên cứu, việc tối ưu hóa thời điểm tiêm nhắc lại cần tính đến khả năng sản sinh miễn dịch, hiệu lực/hiệu quả của vaccine, tình hình dịch tại địa phương, nguy cơ lây nhiễm và nguồn cung vaccine.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/trung-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân Thái Lan chen chúc đi tiêm vaccine

    Người dân Thái Lan đổ về trung tâm tiêm phòng vắc-xin Covid-19 chính ở thủ đô Bangkok hôm 27-7 gây ra lo ngại làm bùng phát dịch Covid-19.

    The Nation đưa tin trung tâm tiêm phòng Bang Sue ở quận Chatuchak, thủ đô Bangkok hôm 27-7 mở cửa liên tục để tiếp nhận người dân - bao gồm từ nhiều tỉnh thành khác như Prachuap Khiri Khan, Samut Sakhon, Saraburi, Ratchaburi, Nakhon Pathom, Lop Buri, Chainat, Phichit và Ang Thong - đến tiêm vắc-xin Covid-19.

    Những người cao tuổi và người đặt lịch hẹn trước sẽ được tiêm vắc-xin. Họ tới thủ đô Bangkok từ sáng sớm trên những chiếc xe tải. Tuy nhiên, một số thất vọng vì không đáp ứng đủ điều kiện tiêm phòng nên phải quay về.

    Phát hiện bất ngờ về vaccine Sinovac Trung Quốc; Campuchia báo động biến thể Delta - Điều đáng sợ nhất đã đến! - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng tại trung tâm tiêm phòng Bang Sue. Ảnh: The Nation

    Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người yêu cầu được tiêm vắc-xin, thậm chí đi xung quanh để hỏi cách đáp ứng đủ điều kiện tiêm phòng. Trong khi đó, trung tâm Bang Sue tuyên bố chỉ nhận những người đã đăng ký qua mạng internet.

    Hình ảnh trung tâm Bang Sue tràn ngập người tiêm vắc-xin lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tuần này, gây ra lo ngại có thể bùng phát thành cụm dịch. Thủ tướng Prayut Chan-o-Cha hôm 27-7 xua tan tin đồn trung tâm Bang Sue sẽ bị đóng cửa để ngăn chặn tình trạng quá tải.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia: Người mang biến thể Delta không triệu chứng là mối đe dọa lớn nhất

    WHO cảnh báo Campuchia cần phải thận trọng, cảnh giác trước những bệnh nhân nhiễm virus corona biến thể Delta hay Delta Plus nhưng không có triệu chứng. Những người này có thể đã bị lây nhiễm "ẩn".

    Tiến sĩ Li Ailan, đại diện WHO tại Campuchia, nói rằng số ca mắc và tử vong do Covid-19 hàng ngày ở Campuchia vẫn ở mức cao một cách đáng kể. "Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các biện pháp chống dịch vẫn chưa thành công và khiến tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng tiếp diễn," bà nói.

    Bà Li cho hay biến thể Delta đã thống trị ở nhiều quốc gia và "không may là ở Campuchia cũng sẽ như thế".

    "Campuchia cần sẵn sàng cho những kịch bản là biến thể Delta hay Delta Plus đã tồn tại trong cộng đồng và một khi nó tấn công những người chưa được tiêm chủng thì sẽ có sự tàn phá mạnh mẽ khi số ca nhiễm tăng đột biến, cùng với số người phải nhập viện và tử vong, làm căng thẳng thêm cho hệ thống y tế."

    Tính đến ngày 19/7, biến thể Delta vẫn chưa được ghi nhận trong cộng đồng và Campuchia có 70 ca mắc Covid-19 mang biến thể này được xác định trong số người lao động từ nước ngoài trở về.

    Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi vào ngày 27/7 khi Bộ Y tế Campuchia xác nhận phát hiện 39 ca mắc mang biến thể Delta, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm biến thể này lên hơn 150 người.

    "Mối nguy ở đây là biến thể [Delta] không còn chỉ giới hạn ở nhóm bệnh nhân nhập cảnh, mà những ca mắc [biến thể Delta] trong cộng đồng cũng đã được xác định."

    Các quan chức y tế Campuchia nói, "Lo ngại lớn nhất là nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta đã có 4 người bị nhiễm biến thể Delta và họ nhiều khả năng bị lây từ lao động nhập cư về từ Thái Lan. Những nhân viên y tế này đã tham gia làm xét nghiệm Covid-19 nhanh ở chốt kiểm soát biên giới O'Smach."

    Họ lo ngại rằng số ca nhiễm biến thể Delta có thể lớn hơn và lan rộng hơn bởi việc xét nghiệm khẳng định biến thể này chỉ có thể thực hiện tại Viện Pasteur ở Phnom Penh và có thể mất đến 5 ngày mới có kết quả.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc xác nhận biến thể Delta là nguyên nhân làm bùng ổ dịch ở Nam Kinh

    Chính quyền thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc xác nhận biến thể Delta là nguyên nhân gây ra làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới nhất tại đây.

    Thành phố có hơn 9.3 triệu người này đã báo cáo hơn 100 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng sau khi vài nhân viên của sân bay Lộc Khẩu được xác định nhiễm Covid-19 hôm 20/7.

    Bà Đinh Khiết, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Nam Kinh ngày 27/7 nói rằng sự gia tăng đột biến các ca nhiễm tại địa phương trong thời gian gần đây có thể là do vị trí đặc biệt của ổ dịch và tính chất dễ lây lan của biến thể Delta.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Ổ dịch Nam Kinh phát hiện hàng loạt vụ lây nhiễm tập thể, sân bay "thất thủ"

    Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tô ngày 28/7 cho biết từ 0h đến 24h ngày 27/7, thành phố thủ phủ của tỉnh là Nam Kinh đã ghi nhận thêm 47 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có 19 ca bệnh được xác định làm việc tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu của thành phố này.

    Trong làn sóng lây nhiễm mới nhất, Nam Kinh đã có tổng cộng 153 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.

    Hơn 500 chuyến bay đến và đi sân bay Lộc Khẩu đã bị hủy vào ngày 21/7 sau khi hàng chục nhân viên tại đây được phát hiện dương tính với SARS-Cov-2. Ổ dịch mới phát hiện này buộc chính quyền Nam Kinh xúc tiến kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng cho toàn bộ hơn 9 triệu dân của thành phố.

    Kết quả truy vết cho thấy những ca bệnh mới chủ yếu tập trung ở sân bay và khu vực lân cận, đặc biệt là nhiều cụm lây nhiễm tập thể đã bùng lên. Người dân Nam Kinh được cảnh báo không tụ tập, không qua lại nhà người khác, làm tốt việc bảo vệ cá nhân.

    Phát hiện bất ngờ về vaccine Sinovac Trung Quốc; Campuchia báo động biến thể Delta - Điều đáng sợ nhất đã đến! - Ảnh 1.

    Trong thời gian qua, tại nhiều địa phương của Trung Quốc vẫn ghi nhận các ca mắc Covid-19 bùng lên một cách nhỏ lẻ và được kiểm soát nhanh chóng, không bị lây lan. 

    Tuy nhiên, Thời báo Y tế (Trung Quốc) mô tả sân bay Lộc Khẩu ở Nam Kinh đã "hoàn toàn thất thủ" trong kiểm soát dịch bệnh. Tờ này phát hiện các ca lây nhiễm cộng đồng ở sân bay Lộc Khẩu chủ yếu là nhân viên vệ sinh sân bay, máy bay, phục vụ mặt đất,... 

    Trong đó, các hạng mục vệ sinh của sân bay được xác định là do một nhà thầu bên ngoài cung cấp nhân lực. Đáng chú ý, việc không có sự phân tách giữa nhóm nhân viên vệ sinh ở các chuyến bay trong nước và quốc tế được cho là "sai lầm sơ đẳng".

    Chen, người phụ trách của nhà thầu hợp tác với sân bay Lộc Khẩu, nói rằng nguyên nhân xảy ra "vấn đề lớn" làm bùng dịch Covid-19 "là do sân bay không làm tốt công tác quản lý giám sát hàng ngày, trong khi nhà thầu vì muốn tiết kiệm chi phí đã không phân chia nghiêm ngặt các nhân viên làm vệ sinh cho chuyến bay trong nước và quốc tế."

    Chen đổ lỗi cho sân bay "phạm sai lầm sơ đẳng" khi không tách riêng những nhân viên vệ sinh có trách nhiệm phục vụ chuyến bay trong/ngoài nước.

    "Dù là sân bay hay nhà thầu thì cũng không thể thoát được trách nhiệm," ông này nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ Biden e sợ biến thể Delta, chuẩn bị yêu cầu tiêm chủng nhân viên liên bang

    Tổng thống Mỹ Biden dự kiến sẽ công bố vào hôm 29/7 (giờ Mỹ) việc yêu cầu tất cả nhân viên chính quyền liên bang (kể cả nhân viên hợp đồng) phải được tiêm chủng vaccine Covid-19 hoặc đáp ứng yêu cầu xét nghiệm thường xuyên trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan nhanh.

    Ông Biden e sợ biến thể Delta, yêu cầu Mỹ tiêm chủng gấp; Anh thả cửa cho người dân, số ca nhiễm COVID mới tụt hẳn 50% - Ảnh 1.

    (Ảnh: CNN)

    Tổng thống Biden hiện cũng đổ lỗi về đại dịch Covid-19 ở Mỹ hiện nay cho những người chưa tiêm vaccine, nói rằng chính những người này gieo rắc sự hỗn loạn lớn cho xã hội.

    Ông Biden nói: "Chúng ta càng biết thêm thông tin về virus SARS-CoV-2 và biến thể Delta , thì chúng ta càng phải lo lắng và quan ngại. Có một điều chắc chắn là nếu hàng trăm triệu người kia tiêm vaccine thì thế giới sẽ rất khác".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thực hư số ca mắc Covid-19 giảm ở Anh sau mở cửa

    Việc số ca nhiễm mới giảm liên tiếp sau ngày 19-7, thời điểm Anh dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng dịch, đang gây bối rối cho chính phủ và giới khoa học Anh, những người từng cảnh báo số ca bệnh mới theo ngày ở Anh có thể tăng lên tới 100.000 ca/ngày trong hè này.

    Anh hôm 27-7 ghi nhận 23.511 ca mắc mới trong 24 giờ, giảm gần 50% so với 46.558 ca/ngày trong một tuần trước đó. Anh cũng ghi nhận thêm 131 ca tử vong trong vòng 24 giờ, mức tăng trong ngày cao nhất từ tháng 3. Anh hiện có hơn 5,7 triệu ca nhiễm, trong đó có 129.303 ca tử vong. Khoảng 70% người trưởng thành ở Anh đã tiêm phòng đầy đủ.

    Anh thả cửa cho người dân, số ca nhiễm COVID mới tụt hẳn 50%: Dân hồ hởi xóa ứng dụng truy vết, cơ quan y tế đau đầu - Ảnh 1.

    Các hãng hàng không dự kiến ​​được yêu cầu kiểm tra giấy xác nhận tiêm phòng của hành khách khi làm thủ tục. Ảnh: EPA

    Giới quan sát cho rằng xu hướng giảm số ca nhiễm lần này của Anh có thể chỉ là "đợt sóng lùi" ngắn hạn. GS Rowland Kao, nhà dịch tễ học tại Trường ĐH Edinburgh, cảnh báo: "Nếu những gì chúng ta thấy là một đợt suy giảm ngắn hạn, tiếp theo sẽ là một đợt gia tăng khác".

    Một khảo sát của Savanta ComRes mới đây cho thấy hơn 1/3 người dân Anh trong độ tuổi 18-34 đã xóa ứng dụng truy vết Covid-19 của cơ quan y tế Anh, gây cản trở quá trình truy vết ca nhiễm mới hoặc nghi nhiễm.

    Thời tiết cũng có thể góp phần vào đợt suy giảm này, theo tờ Guardian. Các bệnh về đường hô hấp thường giảm vào mùa hè và tăng vào mùa đông. Tuy nhiên, GS Iain Buchan của Trường ĐH Liverpool cho rằng đà suy giảm ca nhiễm hiện nay ở Anh là kết quả của nhiều yếu tố.

    Chuyên gia này nói: "Tỉ lệ tiêm chủng cao, khả năng miễn dịch hậu nhiễm kết hợp với thời tiết thuận lợi, người dân ra ngoài nhiều hơn sau khi mở cửa đã mang lại lợi ích cho Anh. Nhưng chúng ta không nên tự mãn bởi tại rất nhiều cộng đồng, đặc biệt ở vùng khó khăn, chiến dịch tiêm chủng còn cả một chặng đường dài".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáu tuần nữa, Mỹ sẽ có 200.000 ca mắc Covid-19/ngày?

    Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden cảnh báo số ca mắc Covid-19 hằng ngày ở Mỹ có thể cao gấp 4 lần so với hiện tại trong vòng 4-6 tuần nữa.

    Trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên đài CNN hôm 27-7, ông Frieden nói: "Chúng ta đang ở vào một thời điểm khó khăn. Có khả năng nếu quỹ đạo của chúng ta tương tự như ở Anh, chúng ta có thể ghi nhận tới 200.000 ca mắc Covid-19/ngày. Biến thể Delta được cho là lây lan nhiều hơn các chủng khác".

    Dữ liệu của Trường ĐH Johns Hopkins cho thấy lần gần đây nhất Mỹ báo cáo hơn 200.000 ca mắc Covid-19/ngày là vào tháng 1 năm nay.

    Mỹ căng thẳng trước nguy cơ nhiễm đột phá kinh hoàng: 6 tuần nữa sẽ có 200.000 ca mắc COVID-19/ngày? - Ảnh 1.

    Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden. Ảnh: UPI

    Cũng theo ông Frieden, Mỹ không chứng kiến số ca tử vong Covid-19 lớn trước đó nhờ nhóm người dễ bị tổn thương được tiêm vắc-xin. CDC thống kê hiện có 49,1% dân số Mỹ được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ, trong khi tốc độ tiêm phòng đang chậm lại với 2/3 số người đủ điều kiện tiêm phòng nhận được ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc điều trị Covid-19 bằng đông y từ những ngày đầu ở Vũ Hán

    Từ những ngày đầu dịch, chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc sử dụng kết hợp thuốc đông y và tây y trong điều trị Covid-19.

    Trung Quốc phát hiện một số bài thuốc đông y có hiệu quả trong điều trị Covid-19, nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực này chưa được khẳng định chắc chắn về tiêu chuẩn quốc tế.

    Ngày 21/1/2020, nhóm chuyên gia đông y đầu tiên đặt chân đến tâm dịch Vũ Hán, bao gồm Liu Qingquan, giám đốc Bệnh viện Đông y Bắc Kinh.

    Sau khi bắt mạch, xem lưỡi, và hỏi bệnh khoảng 70 người, nhóm chuyên gia kết luận nguyên nhân gây ra Covid-19 là "thấp tà" (nghĩa đen: sự ẩm thấp xấu), tức sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, theo China Daily.

    Ngày 22/1/2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố kế hoạch điều trị và chẩn đoán Covid-19 phiên bản thứ 3, trong đó bao gồm gợi ý kê đơn thuốc đông y.

    Tuy được các bác sĩ và nhà chức trách Trung Quốc tung hô, đông y chưa thuyết phục được phương Tây về hiệu quả điều trị Covid-19. Nghiên cứu cho thấy đông y có hiệu quả chữa cúm và SARS, nhưng hiện chưa có đủ chứng cứ thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên để kết luận đông y có hiệu quả điều trị Covid-19, chuyên gia nhận định.

    -------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ Zing.vn

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Mỹ khuyến nghị người đã tiêm chủng nên đeo khẩu trang trong không gian kín

    Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 27-7 khuyến nghị những người đã tiêm vắc xin COVID-19 ở những vùng có nguy cơ cao nên quay lại với việc đeo khẩu trang trong không gian kín.

    "Ở những khu vực có khả năng lây truyền cao và đáng kể, CDC khuyến nghị người tiêm đủ liều nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng có không gian kín" - bà Rochelle Walensky, giám đốc CDC Mỹ, nói.

    Bà Walensky cho biết dữ liệu mới cho thấy dù vắc xin vẫn hiệu quả cao trong phòng ngừa đại dịch, nhưng các ca "nhiễm đột phá" hiếm gặp - chỉ những trường hợp mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ vắc xin - liên quan đến biến thể Delta vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao.

    Theo bà Walensky, nghiên cứu mới của CDC cho thấy người đã tiêm đủ vắc xin khi mắc bệnh vẫn có tải lượng virus như người chưa tiêm vắc xin.

    "Điều đó khiến chúng tôi tin rằng những ca nhiễm đột phá, dù hiếm gặp, vẫn có khả năng lây nhiễm tương tự như người chưa tiêm chủng" - giám đốc CDC thêm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia cho phép lĩnh vực tư nhân tham gia cung ứng vaccine Covid-19

    Sợ tình trạng nhiễm đột phá kinh hoàng, Mỹ ra khuyến nghị mới;  - Ảnh 1.

    Campuchia cho phép lĩnh vực tư nhân tham gia cung ứng vaccine Covid-19.

    Bộ Y tế Campuchia đã quyết định cho phép các công ty dược tư nhân nhập khẩu vaccine Covid-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) công nhận để phân phối trong nước.

    Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia chiều nay (27/7), Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia ông Mam Bunheng cho biết, nhằm góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế sẽ cấp phép cho các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm nhập khẩu vaccine Covid-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận để phân phối trong nước.

    Bộ trưởng Mam Bunheng cũng nêu rõ, các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn kỹ thuật về vận chuyển, bảo quản nhằm đảm bảo các loại vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin giả gây cản trở các nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 tại Mỹ

    Trong thời gian qua, tin giả hay các thông tin sai lệch, chủ yếu được phát tán qua các trang mạng xã hội, đã ảnh hưởng rất nhiều tới nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ.

    Có tới 90% những người dự định không tiêm phòng cho biết họ lo ngại về các phản ứng phụ của vaccine hơn là sợ Covid-19 và chính điều này đã dẫn tới tâm lý lưỡng lự khiến chính quyền Tổng thống Biden chưa đạt được mục tiêu 70% người trưởng thành được tiêm ít nhất 1 liều vaccine nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng. 

    Chính quyền ông Biden từng cảnh báo về tình trạng lan truyền thông tin sai về Covid-19 và vaccine từ nhiều nguồn, gồm cả chính trị gia. Tuy nhiên, giờ đây Nhà Trắng đi xa hơn và nêu đích danh các công ty mạng xã hội vì đã cho phép thông tin sai phát tán vô tội vạ.

    Sợ tình trạng nhiễm đột phá kinh hoàng, Mỹ ra khuyến nghị mới; Campuchia cho công ty tư nhân nhập vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Internet

    Một số nhà lập pháp Mỹ đã giới thiệu 1 dự luật để buộc các công ty mạng xã hội như là Facebook hay Twitter phải chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin y tế sai lệch./.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới vượt 195,6 triệu ca nhiễm; Đông Nam Á tiếp tục rối bời bởi biến thể Delta

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 27/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 195.620.934 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.188.197 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 177.396.147 người.

     - Ảnh 1.

    Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Sự lây lan của biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đe dọa nỗ lực dập dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, đẩy nhiều quốc gia tại Đông Nam Á rơi vào tình trạng không còn giường bệnh và đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế của các nước.

    Tại Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận mức tăng cao nhất trong 1 ngày của cả số ca tử vong và số ca nhiễm mới, lần lượt ở mức 2.069 ca và 45.203 ca. Giới chức y tế cho biết nước này cần 2.500 tấn oxy mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của bệnh nhân COVID-19. Nhu cầu về thuốc điều trị COVID-19 cũng tăng gấp 12 lần kể từ 1/6 vừa qua. Indonesia cũng đang trong tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19. Trước đó, Bộ trưởng Budi thừa nhận Indonesia chỉ còn khoảng 22 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 dự trữ và dự kiến sẽ sử dụng hết trong 1 tháng.

    Cùng ngày, Malaysia thông báo nước này ghi nhận 16.117 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tổng Thư ký của Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah, dịch bệnh COVID-19 ở nước này được dự báo sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 9 tới với 24.000 ca mắc mới/ngày. Ông Noor Hisham cho biết thêm số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Malaysia được dự báo sẽ tiếp tục tăng, lên mức 17.000 ca/ngày vào giữa tháng 8 tới và đỉnh điểm là 24.000 ca/ngày vào tháng 9, sau đó có thể giảm xuống dưới 1.000 ca vào tháng 10. Nguyên nhân được ông Noor Hisham giải thích là nhờ hiệu quả của vaccine có thể đạt 75% nếu tốc độ tiêm chủng đạt 100.000 liều/ngày cho liều thứ 2 và có thể đạt hiệu quả 80% vào tháng 10 nếu tốc độ đạt 150.000 liều/ngày cho liều thứ 2. Hiện 80% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại