Cập nhật lúc

TQ phát hiện 1 loại quả dương tính Covid-19; Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Covid-19

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á vẫn phức tạp.

TQ phát hiện 1 loại quả dương tính Covid-19; Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Covid-19
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Giang Tô (Trung Quốc) phát hiện lô quả Kiwi nhập khẩu dương tính với Covid-19

    Cơ quan chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô ngày 22/9 thông báo, một lô quả Kiwi nhập khẩu từ New Zealand có kết quả xét nghiệm dương tính và một phần của lô hàng được bán tại siêu thị của quận Hải Môn.

    Sau khi nhận được thông báo, chính quyền quận Hải Môn nhanh chóng tổ chức công tác kiểm soát dịch bệnh, các cơ quan và ban ngành chức năng triển khai điều tra toàn diện việc mua bán lô Kiwi này, điều tra các mối quan hệ tiếp xúc, đóng cửa siêu thị, thực hiện lấy mẫu môi trường cùng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cần thiết khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về chấm dứt đại dịch COVID-19 và xây dựng lại tốt hơn

    Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trưa ngày 22/9/2021 (theo giờ New York), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh với chủ đề "Chấm dứt đại dịch COVID-19 và xây dựng lại tốt hơn" do Tổng thống Hoa Kỳ chủ trì tổ chức nhân dịp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76. Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực phòng chống dịch trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới.

    Do thời gian Hội nghị có hạn, chỉ có Lãnh đạo cấp cao một số nước phát biểu tại Hội nghị, nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao khác được mời gửi thông điệp ghi hình để phát trên trang mạng của Ban tổ chức sau Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có Lãnh đạo một số tổ chức quốc tế, quỹ toàn cầu, tập đoàn lớn đang tham gia và đóng góp tích cực vào phòng chống COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới.

    Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra các cam kết mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo cấp cao, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân về tiêm chủng vắc-xin rộng rãi cho người dân trên thế giới, bảo vệ tính mạng con người và xây dựng lại an ninh y tế toàn cầu tốt hơn trong thời gian tới. Đáng chú ý là các cam kết sẽ bảo đảm ít nhất 70% dân số thế giới ở tất cả các quốc gia thuộc các nhóm có thu nhập khác nhau được tiêm vắc-xin đầy đủ trước Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 năm 2022; bảo đảm tất cả các quốc gia thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình thấp có thể tiếp cận đầy đủ ô-xy, đồ bảo hộ cá nhân và phương pháp điều trị hiệu quả trong năm 2021 và phương pháp điều trị tiên tiến trong năm 2022 để bảo vệ tính mạng cho người dân; bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho an ninh y tế thông qua việc thiết lập một Quỹ tài chính với mức khởi đầu mong muốn khoảng 10 tỉ đô-la trong năm 2021 và thành lập một Hội đồng về các hiểm họa sức khoẻ toàn cầu.

    Phát biểu tại Hội nghị quan trọng này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong ứng phó dịch bệnh, bảo vệ sinh mạng và sức khoẻ của người dân phải là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, cần hành động quyết liệt để phát hiện sớm, truy vết nhanh, cách ly kịp thời và điều trị hiệu quả, tăng cường năng lực xét nghiệm, bảo đảm ô-xy, máy thở và thuốc điều trị, đặc biệt là nhanh chóng tiêm vắc-xin trên diện rộng.

    Chủ tịch nước nhấn mạnh, muốn vậy, cần tăng cường hợp tác toàn cầu, đầu tư nâng cao khả năng tự cường của hệ thống y tế và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển. Chủ tịch nước hoan nghênh việc Hội nghị lần này quyết định thành lập Quỹ tài chính an ninh y tế toàn cầu, góp phần bảo đảm nguồn lực cho những nỗ lực phòng chống đại dịch.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mở rộng tiêm vắc-xin song song với sử dụng thuốc điều trị hiệu quả có ý nghĩa then chốt để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ tính mạng người dân và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế. Chủ tịch nước đề xuất cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản xuất vắc-xin, trong đó có việc tạo ra những trung tâm và mạng lưới sản xuất vắc-xin ở các khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, xoá bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vắc-xin. Chủ tịch nước cho biết Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực này.

    Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Chương trình COVAX, cảm ơn nhiều nước đã chia sẻ, hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam. Chủ tịch nước kêu gọi COVAX và các nước có năng lực đẩy mạnh nỗ lực cung ứng vắc-xin cho các nước đang phát triển, để ít nhất 70% dân số các nước này được tiêm chủng sớm nhất có thể và hy vọng đạt được mục tiêu này trước kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm sau.

    Chủ tịch nước thông báo Việt Nam đang triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19 cho mọi người dân trên 18 tuổi. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam cùng các nước ASEAN đã thành lập Quỹ Ứng phó COVID-19 vào năm 2020 và mới đây đã quyết định sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ này để mua vắc-xin cho các nước thành viên.

    Nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao chia sẻ những ý kiến đánh giá và đề xuất trong phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cùng nhiều nhà Lãnh đạo khác đều nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có cam kết và quyết tâm mạnh mẽ và cấp bách để tiêm vắc-xin rộng rãi cho mọi người dân trên toàn thế giới, bảo vệ tính mạng và cuộc sống của người dân, tăng nguồn lực để xây dựng lại tốt hơn./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CEO Moderna: Đại dịch kết thúc trong một năm tới

    Giám đốc điều hành Moderna nói Covid-19 có thể kết thúc trong một năm tới, khi việc tăng cường sản xuất vaccine đảm bảo nguồn cung toàn cầu.

    "Sự mở rộng năng lực sản xuất toàn ngành trong 6 tháng qua sẽ giúp cung cấp đủ liều vaccine vào giữa năm tới để mọi người trên Trái đất có thể được tiêm phòng. Mũi tiêm tăng cường cũng có thể thực hiện được ở mức độ cần thiết", giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ Stephane Bancel trả lời phỏng vấn hôm 22/9.

    Ông cũng cho rằng sẽ sớm có vaccine Covid-19 cho trẻ sơ sinh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng ngàn học sinh và giáo viên Indonesia mắc Covid-19 sau khi quay trở lại trường học

    Chưa đầy một tháng sau khi các trường học mở cửa, thực hiện chương trình học trực tiếp giới hạn, có hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và giáo viên Indonesia mắc Covid-19.

    1 hành động phá tan kỳ tích ở Indonesia; TT Hun Sen nêu điều khiến thế giới ngưỡng mộ Campuchia - Ảnh 1.

    Trường học Indonesia mở trở lại cửa từ tháng 9. Ảnh: Merdeka.com.

    Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia, có 15.456 học sinh, sinh viên và 7.284 giáo viên trong tổng số hơn 47.000 trường học trên toàn quốc đã mắc Covid-19 sau khi mở cửa trở lại trường học.

    Trước đó, vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia, ông Luhut Binsar Panjaitan cho biết việc bổ sung các ca mắc Covid-19 ở quốc gia từng là tâm dịch của khu vực châu Á đã giảm 94,5% so với mức cao nhất vào giữa tháng Bảy. Thời điểm đó, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia liên tục tăng kỷ lục lên đến mức hơn 50.000 ca một ngày. Tỷ lệ dương tính trên các ca xét nghiệm lên tới hơn 30%.

    Trong khi hiện nay, tỷ lệ này đã ở mức dưới 5%. Đây cũng là mức thấp nhất trong gần 2 năm Indonesia phải vận lộn với Covid-19, cho thấy đại dịch ở quốc gia này đã nằm trong tầm kiểm soát. Tin vui được bổ sung khi tỷ lệ lấp đầy giường bệnh vốn luôn ở ngưỡng 90-100% nay đã giảm xuống dưới 15%. Số ca tử vong trong tuần này cũng giảm 29% so với tuần trước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia đang dần đạt được miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19

    Theo Thủ tướng Hun Sen, Campuchia đang dần đạt được miễn dịch cộng đồng, khi tỷ lệ số ca tử vong và lây nhiễm Covid-19 đều giảm.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen đưa ra khẳng định này trong hội nghị thượng đỉnh với chủ đề "Chấm dứt đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt hơn" do Tổng thống Mỹ chủ trì tổ chức nhân dịp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76 vào trưa ngày 22/9 (theo giờ New York).

    TT Hun Sen: Campuchia đang dần đạt miễn dịch cộng đồng; Bất ngờ về độ an toàn của vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

    Trong thông điệp gửi tới hội nghị, Thủ tướng Hun Sen cho biết, Campuchia đã trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Tính đến ngày 22/9/2021, khoảng 66% dân số Campuchia từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine Covid-19. Ngoài ra, từ ngày 17/9/2021, Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng đã phát động chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 6-12 tuổi và tiến hành tiêm liều bổ sung (mũi thứ 3) cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Do đó, Campuchia đang dần đạt được miễn dịch cộng đồng, khi tỉ lệ số ca tử vong và lây nhiễm Covid-19 đều giảm.

    Nhấn mạnh về mục tiêu trong thời gian tới, Thủ tướng Hun Sen cho biết: Campuchia sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống, điều trị và tăng cường tiêm vaccine, cũng như đánh giá và cho mở lại các hoạt động xã hội – kinh tế theo từng bước. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tăng cường đầu tư lĩnh vực xã hội, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội nhằm đảm bảo đủ khả năng đối phó với các loại bệnh lây nhiễm khác nhau.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Bị bắn chết vì nhắc người khác đeo khẩu trang

    Mới đây, tại thị trấn Idar-Oberstein, Đức đã xảy ra một vụ sát hại rúng động. Một nhân viên thu ngân ở trạm xăng đã bị bắn thẳng vào đầu sau khi yêu cầu khách hàng tuân thủ quy định phòng dịch và đeo khẩu trang.

    Al Jazerra dẫn nguồn công tố viên cho biết, nhân viên trạm xăng đã nhắc một người đàn ông 49 tuổi đeo khẩu trang nhưng người này không chịu. Ông ta bỏ đi và sau đó quay lại, lúc này có đeo khẩu trang. Khi tiếp cận người thu ngân, ông ta kéo khẩu trang xuống. 

    "Thế rồi hắn rút ra một khẩu súng lục và bắn thẳng vào đầu người thu ngân. Nạn nhân ngã xuống sàn nhà và tử vong ngay lập tức", công tố viên Kai Fuhrmann nói với báo giới. 

    Nghi phạm sau đó đã ra đầu thú và nói rằng các biện pháp phòng dịch khiến hắn bị căng thẳng. Nghi phạm đã bị bắt giữ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer gia hạn sử dụng 60.000 liều vaccine COVID-19 bị quá hạn của Israel

    Hãng dược Mỹ vừa đồng ý nới thời hạn sử dụng thêm 3 tháng với 60.000 liều vaccine COVID-19 của Israel vốn đã hết hạn từ tháng 7 theo thông số in trên nhãn.

    Theo tờ Times of Israel, hãng Pfizer đã đồng ý gia hạn sử dụng cho khoảng 60.000 liều vaccine COVID-19 do hãng sản xuất, được Israel bảo quản siêu lạnh và đã hết hạn theo thông số gốc trên vỏ là vào cuối tháng 7.

    Bất ngờ về độ an toàn của vaccine Sinopharm; Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất - Ảnh 1.

    Theo FDA, vaccine COVID-19 của Pfizer-Biontech COVID-19 có thể được sử dụng an toàn trong 3 tháng sau khi hết hạn in trên nhãn, nếu được bảo quản ở -90 đến -60 độ C. Ảnh: Timesofisrael

    Tờ báo dẫn thông tin từ kênh truyền hình Channel 13 cho hay số vaccine nói trên được gia hạn sử dụng đến cuối tháng 10 sau những cuộc thảo luận gần đây giữa Bộ Y tế Israel và ban lãnh đạo Pfizer.

    Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng một số liều vaccine có thể được sử dụng đến 3 tháng sau ngày hết hạn, miễn là chúng được bảo quản trong điều kiện thích hợp.

    ---------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca Covid-19 nặng có thể “đánh lừa” hệ miễn dịch, các biến thể dễ lây trong không khí hơn

    Theo Reuters, một số nghiên cứu gần đây cho thấy các ca Covid-19 nặng có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch để sản sinh ra các kháng thể tự miễn có thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh, đồng thời nhận định, các biến thể ngày càng dễ lây trong không khí so với chủng virus ban đầu.

    Những ca Covid-19 nặng có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể tự miễn có nguy cơ tấn công vào các tế bào khỏe mạnh và dẫn đến các triệu chứng viêm, các nhà nghiên cứu cảnh báo trong một bài báo công bố trên Nature Communications. Họ cũng tìm thấy các kháng thể tự miễn trong mẫu máu của khoảng 50% trong số 147 bệnh nhân Covid-19 mà họ nghiên cứu nhưng chiếm chưa tới 15% trong số 41 tình nguyện viên khỏe mạnh. Với 48 bệnh nhân mắc Covid-19, các nhà nghiên cứu đã xem xét mẫu máu của họ vào những ngày khác nhau, trong đó có ngày nhập viện để theo dõi sự phát triển của các kháng thể tự miễn.

    "Trong 1 tuần, khoảng 20% trong số những bệnh nhân này đã phát triển các kháng thể mới trong chính tế bào của mình mà vào ngày nhập viện chưa thấy", chủ nhiệm nghiên cứu Paul Utz, Tiến sĩ thuộc Đại học Standford cho hay.

    Ông cũng hối thúc mọi người hãy nhanh chóng đi tiêm vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc có thể sắp cấp phép vaccine Covid-19 dạng hít

    Nhà phát triển vaccine Covid-19 dạng hít đầu tiên trên thế giới cho hay Ad5-nCoV an toàn và có thể sắp được Trung Quốc cấp phép sử dụng khẩn cấp.

    Nhà phát triển CanSinoBio Trung Quốc hôm 22/9 cho hay Ad5-nCoV dạng hít khí dung đang tiến triển tốt, hướng tới được cấp phép sử dụng khẩn cấp và sớm đưa ra sử dụng rộng rãi bởi tính an toàn, đáp ứng miễn dịch mạnh, hiệu quả tốt như mũi tiêm tăng cường.

    Bất ngờ về độ an toàn của vaccine Sinopharm; Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất - Ảnh 1.

    Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine Ad5-nCoV dạng hít. Ảnh: CCTV.

    Ad5-nCoV có thể tạo ra phản ứng miễn dịch tế bào mạnh tương đương mũi tiêm bắp. Khi sử dụng Ad5-nCoV làm liều tăng cường, kháng thể IgG gia tăng gấp 7-8 lần so với dùng vaccine bất hoạt thông thường.

    Ad5-nCoV, còn gọi là vaccine Adenovirus, là ứng viên vaccine Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc được thử nghiệm trên người vào tháng 3/2020. Vaccine do CanSinoBIO và các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc cùng phát triển. Các chuyên gia khuyến nghị vaccine dạng hít là một ứng viên đầy hứa hẹn để bổ sung liều vaccine bất hoạt tăng cường.

    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I cho thấy sử dụng vaccine dạng hít khí dung làm liều tăng cường sau 28 ngày từ lần đầu tiêm bắp "tạo phản ứng kháng thể trung hòa và IgG mạnh", theo báo cáo thử nghiệm công bố trên tạp chí Lancet hôm 20/9.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Láng giềng Việt Nam có phát kiến đặc biệt: 1 liều vaccine tiêm được 5 người

    Các bác sĩ Thái Lan đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp tiêm vắc-xin COVID-19 dưới da thay vì tiêm bắp với hi vọng có thể tăng cường khả năng miễn dịch và kéo dài nguồn cung vắc-xin.

    Láng giềng Việt Nam có phát kiến đặc biệt: 1 liều vaccine tiêm được 5 người; Bất ngờ về độ an toàn của vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết phương pháp tiêm mới – đã thử nghiệm từ tháng trước, có thể được sử dụng theo khuyến cáo của giới chuyên gia y tế.

    Chalermpong Sukonthaphon, Giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, cho biết bệnh viện của ông đã được "bật đèn xanh" để sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da từ hôm 17/9, vì các thử nghiệm cho thấy phương pháp này kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự như phương pháp tiêm bắp thông thường.

    "Một liều vắc-xin có thể được sử dụng để tiêm 5 mũi dưới da", Chalermpong nói với Reuters.

    Tháng trước, quan chức y tế Thái Lan cho biết nước này đang nghiên cứu phương pháp tiêm vắc-xin COVID-19 dưới da để phủ vắc-xin cho nhiều người nhất có thể trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: Có thể tiêm vaccine Sinopharm cho trẻ từ 3 tuổi

    Một trong những nhà sản xuất vaccine hàng đầu Trung Quốc đã đăng tải dữ liệu mới cho thấy vaccine Covid-19 của hãng này có thể tiêm cho trẻ từ 3 tuổi. 

    Dữ liệu được công bố trong bối cảnh đợt bùng dịch mới liên quan tới trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học đặt ra câu hỏi: Khi nào chiến dịch chủng ngừa được mở rộng tới độ tuổi này. 

    Sau Trung Quốc, đến lượt Anh cảnh báo kinh hoàng về chỉ số lạ: Cần coi chừng!; Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất - Ảnh 1.

    Vaccine của Sinopharm cho kết quả an toàn với trẻ từ 3 tuổi trong nghiên cứu mới. Ảnh: Reuters

    Dữ liệu từ thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 đăng trên The Lancet Infectious Diseases cho thấy, vaccine của Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm an toàn cho trẻ từ 3-17 tuổi. 

    Loại vaccine 2 liều này được sử dụng phổ biến trong chương trình tiêm chủng của Trung Quốc, hiện đã mở rộng tới độ tuổi 12. Theo nghiên cứu, các mũi tiêm cho trẻ trong giai đoạn thử nghiệm cho thấy phản ứng miễn dịch "mạnh mẽ" và lượng kháng thể tương đương với mức quan sát được ở người lớn. 

    Tuy nhiên nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) và Sinopharm chưa có dữ liệu tổng quát liên quan tới các biến chủng. 

    Các nhà khoa học cho biết sẽ có thêm dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu giai đoạn 3 ở UAE, nơi trẻ em từ 3 tuổi đã được đưa vào chương trình tiêm chủng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phụ nữ có thai tiêm vaccine mRNA có thể truyền kháng thể cho em bé

    Phụ nữ có thai tiêm vaccine mRNA có thể truyền lượng lớn kháng thể cho em bé. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology - Maternal Fetal Medicine, Straits Times đưa tin. 

    Sau Trung Quốc, đến lượt Anh cảnh báo kinh hoàng về chỉ số lạ: Cần coi chừng!; Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Là một trong những nghiên cứu đầu tiên đo lượng kháng thể trong máu cuống rốn để xác định xem miễn dịch bắt nguồn từ lây nhiễm hay vaccine, nghiên cứu mới phát hiện thấy 36 trẻ em mới chào đời đều có kháng thể chống Covid-19 sau khi người mẹ tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. 

    Dữ liệu mới có thể giúp khuyến khích thêm nhiều phụ nữ tiêm phòng Covid-19 trong thai kỳ. 

    Do nghiên cứu mới đăng tải sử dụng số mẫu nhỏ nên nhóm tác giả đang nghiên cứu ở một nhóm lớn hơn, đồng thời tìm hiểu xem miễn dịch có thể kéo dài bao lâu ở trẻ sơ sinh sau khi ra đời. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 đang lây mạnh nhất trong nhóm 12-15 tuổi ở Anh

    Trưởng cố vấn y tế Anh Chris Whitty cho biết mức độ lây nhiễm Covid-19 đang ở mức cao nhất trên lứa tuổi từ 12-15 và cảnh báo gần như toàn bộ trẻ chưa tiêm vắc xin sẽ bị nhiễm bệnh.

    "Rõ ràng là đang có sự lây nhiễm mạnh trong nhóm tuổi này. Thực tế, nhóm tuổi mà chúng tôi đang nói tới là nhóm có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất hiện nay", ông Chris Whitty nói với các nghị sĩ Anh ngày 22.9.

    Bất ngờ về độ an toàn của vaccine Sinopharm; Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất - Ảnh 1.

    Trưởng cố vấn y tế của chính phủ Anh Chris Whitty. Ảnh: Reuters

    Theo Reuters, vị cố vấn ước tính khoảng một nửa số trẻ em tại Anh đã bị nhiễm Covid-19 nhưng khả năng miễn dịch có thể bị suy yếu và tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp ít gây gián đoạn việc đến trường hơn là cứ để trẻ tự nhiễm Covid-19 và hồi phục.

    "Đại đa số trẻ em hiện nay chưa bị nhiễm Covid-19 sẽ bị vào một thời điểm nào đó. Không nhất thiết là phải 2 hoặc 3 tháng nhưng chúng sẽ bị nhiễm sớm hơn hoặc muộn hơn vì đây là bệnh truyền nhiễm khó tin và vì sự miễn dịch yếu dần đi", ông Whitty cảnh báo.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    FDA cấp phép tiêm vaccine Pfizer mũi thứ ba cho người lớn tuổi

    FDA ngày 22/9 đã cấp phép sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Pfizer làm mũi tiêm thứ 3 cho những người từ 65 tuổi trở lên và một số đối tượng có nguy cơ cao tại Mỹ.

    Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất; Phát hiện mới về 2 vaccine có ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), người từ 65 tuổi trở lên và những ai thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ nhận mũi tiêm Pfizer thứ 3 ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ 2. Nhóm nguy cơ cao bao gồm người dễ có triệu chứng nặng khi mắc Covid-19 và làm công việc gặp rủi ro nhiễm virus, Reuters đưa tin.

    Trước đó, cố vấn của FDA đã bỏ phiếu vào hôm 17/9 để đề nghị tiêm cho nhóm đối tượng trên 65 tuổi và người nguy cơ cao bị bệnh nặng, sau khi bác bỏ hoàn toàn lời kêu gọi phê duyệt rộng rãi thêm nhiều nhóm khác.

    Ban cố vấn cho biết không đủ bằng chứng để tiêm mũi tăng cường cho tất cả những ai từ 16 tuổi trở lên đã nhận liều thứ hai trước đó ít nhất 6 tháng. Cơ quan này vẫn đang tìm kiếm thêm dữ liệu an toàn.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia chuẩn bị tiêm mũi vắc-xin Covid-19 thứ ba, cân nhắc mũi thứ tư

    Báo Khmer Times ngày 22-9 cho biết Campuchia chuẩn bị bước vào chiến dịch tiêm chủng Covid-19 giai đoạn 5, trong đó tiêm mũi tăng cường thứ ba cho người dân.

    Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất; Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna và Pfizer - Ảnh 1.

    Tiêm chủng Covid-19 tại Campuchia. Ảnh: AKP

    Bộ Y tế Campuchia tối 21-9 thông báo người dân Campuchia từ 18 tuổi trở lên sẽ được tiêm mũi vắc-xin Covid-19 tăng cường (mũi thứ ba) tại các cơ sở y tế công cộng từ ngày 11-10, bắt đầu triển khai tại thủ đô Phnom Penh.

    Thông báo cho biết thêm khoảng thời gian giữa mũi tiêm thứ hai và mũi tiêm thứ ba ít nhất là 4 tháng. Campuchia sẽ sử dụng vắc-xin của công ty Sinovac (Trung Quốc) để tiêm mũi tăng cường cho người dân.

    Những người được tiêm mũi tăng cường cần có thẻ tiêm chủng Covid-19, giấy tờ tuỳ thân hoặc giấy tờ dùng để đăng ký tiêm mũi thứ nhất.

    Chưa hết, báo The Manila Times dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen xác nhận mũi tiêm tăng cường thứ tư có thể được thực hiện tuỳ vào nghiên cứu và tình hình dịch bệnh trong nước. Ông Hun Sen đảm bảo chính phủ sẽ chịu các chi phí tiêm chủng nhưng cũng hy vọng các công ty tư nhân hỗ trợ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Delta làm thay đổi triệu chứng Covid-19?

    Sự xuất hiện của chủng Delta đã làm thay đổi hướng đi của đại dịch. Biến chủng virus với mức độ lây nhiễm cao đã nhanh chóng phổ biến khắp thế giới. 

    Nghiên cứu mới từ dự án Zoe Covid Study (sáng kiến phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu dịch bệnh với phân tích do King’s College London thực hiện) cho thấy triệu chứng nhiễm Covid-19 đã có những thay đổi.

    Theo WHO, những triệu chứng phổ biến nhất là: 

    1. Ho liên tục

    2. Sốt

    3. Mất vị giác, khứu giác

    4. Mệt mỏi

    Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu của Zoe Covid Study sau khi theo dõi triệu chứng từ hàng triệu người dương tính với virus tại Anh, ở cả đối tượng đã tiêm phòng đầy đủ lẫn những người chưa chủng ngừa, cho thấy 5 triệu chứng hàng đầu là:

    - Ở những người đã tiêm chủng đầy đủ:

    1. Đau đầu

    2. Sổ mũi

    3. Hắt hơi

    4. Rát họng

    5. Mất khứu giác. 

    - Ở những người chưa tiêm chủng: 

    1. Đau đầu

    2. Rát họng

    3. Sổ mũi

    4. Sốt

    5. Ho

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Moderna có thể hiệu quả lâu dài hơn Pfizer

    Loạt nghiên cứu mới nhất cho thấy vaccine Covid-19 của Moderna dường như có hiệu quả bảo vệ người tiêm lâu dài hơn so với Pfizer.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cuối tuần qua công bố kết quả nghiên cứu hơn 3.600 người nhập viện với tình trạng nghiêm trọng do mắc Covid-19 từ ngày 11/3 đến 15/8.

    Triệu chứng Covid-19 thay đổi? - 5 dấu hiệu mắc phổ biến nhất; Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna và Pfizer - Ảnh 1.

    Hai lọ vaccine Moderna tại một điểm tiêm chủng ở bang Connecticut, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: AFP.

    Nhóm này bao gồm 12,9% người tiêm chủng đầy đủ vaccine Moderna, 20% tiêm đủ vaccine Pfizer và 3,1% tiêm một mũi vaccine Johnson & Johnson.

    Quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine Moderna hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ nhập viện 93%, trong khi con số này ở vaccine Pfizer và Johnson & Johnson lần lượt là 88% và 68%.

    Các nhà nghiên cứu cũng kết luận vaccine của Moderna duy trì hiệu quả ngăn ca nhập viện là 92% sau hơn 120 ngày tiêm mũi thứ hai. Con số này ở vaccine Pfizer giảm xuống còn 77%.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nhà khoa học Vũ Hán từng có ý định thả virus Corona biến đổi vào hang dơi

    Các nhà khoa học ở Vũ Hán, Trung Quốc từng có kế hoạch cấy virus Corona biến đổi vào quần thể dơi để giúp chúng chống lại những căn bệnh có thể lây lan sang người.

    Theo các tài liệu mới được tiết lộ, khoảng 18 tháng trước khi những ca mắc Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Vũ Hán đã đệ trình kế hoạch phun các hạt nano thẩm thấu qua da có chứa "protein đột biến" của virus Corona vào hang dơi ở Vân Nam, Trung Quốc. Đây có thể được xem như một hình thức chủng ngừa qua không khí.

    Các nhà khoa học Vũ Hán từng có ý định thả virus Corona biến đổi vào hang dơi; Nghiên cứu mới về hiệu quả của vaccine Moderna và Pfizer - Ảnh 1.

    Một nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc). Ảnh: AFP

    Các nhà khoa học ở Vũ Hán, Trung Quốc từng có kế hoạch cấy virus Corona biến đổi vào quần thể dơi để giúp chúng chống lại những căn bệnh có thể lây lan sang người.

    Theo các tài liệu mới được tiết lộ, khoảng 18 tháng trước khi những ca mắc Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Vũ Hán đã đệ trình kế hoạch phun các hạt nano thẩm thấu qua da có chứa "protein đột biến" của virus Corona vào hang dơi ở Vân Nam, Trung Quốc. Đây có thể được xem như một hình thức chủng ngừa qua không khí.

    -----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn thời gian giữa hai mũi vaccine của AstraZeneca

    Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi vaccine của hãng AstraZeneca đối với các trường hợp tiêm tự nguyện ở các cơ sở y tế tư nhân.

    Cụ thể, các bệnh viện tư sẽ có thể cho phép khách hàng tự nguyện của mình tiêm mũi thứ hai vào 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu, giảm so với 12-16 tuần hiện nay.

    Đầu tháng này, tòa phúc thẩm bang Kerala (miền Nam Ấn Độ) đã yêu cầu sửa đổi nền tảng đặt lịch tiêm của Bộ Y tế để cho phép người tiêm tự trả tiền có thể lựa chọn rút ngắn thời gian giữa hai mũi tiêm. Lựa chọn này vốn đang được áp dụng đối với người chuẩn bị ra nước ngoài. Tuy nhiên, đối với những người tiêm theo chương trình của chính phủ, khoảng cách giữa hai mũi tiêm vẫn là 12 tuần.

    Ấn Độ đã tăng khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccine của AstraZeneca từ tháng 5 nhằm đảm bảo rằng có nhiều người được tiêm ít nhất một mũi trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm do dịch bùng phát mạnh trong năm nay.

    Hãng AstraZeneca khuyến cáo mũi tiêm thứ hai nên cách mũi đầu tối thiểu 4 tuần, song cho biết có xu hướng hiệu quả tăng khi quãng thời gian này lâu hơn 4 tuần. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hai mũi vaccine này nên cách nhau 8-12 tuần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tới 6 giờ 23/9: Thế giới trên 230 triệu ca bệnh; Nhiều nước đẩy mạnh tiêm chủng

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 490.529 trường hợp mắc COVID-19 và 8.671 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 230,8 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu người không qua khỏi.

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 23/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 230.803.601 ca, trong đó có 4.731.083 người tử vong.

     - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Stuttgart, miền Nam Đức ngày 24/3/2021. Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

    Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 116.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với trên 2.000 trường hợp, tức là giảm mạnh so với thời gian trước.

    Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 207 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 98.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 22/9, thế giới có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại