Cập nhật lúc

4 nước, có Mỹ, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam;Nguyên nhân sơ bộ động đất ở Hà Nội

Tình hình thế giới ngày 24/12 có nhiều diễn biến mới.

4 nước, có Mỹ, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam;Nguyên nhân sơ bộ động đất ở Hà Nội
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thế giới đã hiểu sai về Covid-19?

    Các nhà khoa học Israel cho rằng đã đến lúc xem xét lại quan điểm Covid-19 là bệnh về đường hô hấp vì nghiên cứu mới cho thấy căn bệnh này thực ra tấn công vào hệ miễn dịch và hô hấp.

    4 nước, có Mỹ, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam;Nguyên nhân sơ bộ động đất ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Nhóm nghiên cứu cho biết ý tưởng này có thể giúp giải thích bản chất bất thường của Covid-19 và thậm chí mở đường cho việc sử dụng các chất chống oxy hóa không kê đơn giúp điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

    Các nhà di truyền học thuộc Trường ĐH Ben Gurion đã nghiên cứu về ti thể, thường được gọi là "nhà máy điện" của tế bào, chúng tạo ra hầu hết năng lượng hóa học cần thiết để cung cấp năng lượng cho các phản ứng sinh hóa của tế bào.

    GS Dan Mishmar, trưởng nhóm nghiên cứu và là chủ tịch của Hiệp hội Di truyền Israel, cho biết: "Chúng tôi đã mong chờ ​​sẽ thấy sự thay đổi trong ti thể ở phổi chứ không phải ở máu bởi vì suy cho cùng, Covid-19 được cho là một bệnh về phổi. Nhưng thật ngạc nhiên, chúng tôi thấy điều ngược lại. Chúng tôi không thấy có sự thay đổi nào đối với ti thể trong phổi nhưng lại thấy sự thay đổi đáng kể trong máu, với sự giảm biểu hiện gien của ti thể".

    GS Mishmar cho biết nếu ông ấy đúng, tình trạng của bệnh nhân Covid-19 có thể được cải thiện với các chất chống oxy hóa hiện có.

    Chuyên gia này lập luận: "Có những loại thuốc không kê đơn, hay nói một cách nghiêm túc là thực phẩm bổ sung, có thể hỗ trợ chống Covid-19, chúng là chất chống oxy hóa. Chúng làm giảm các tín hiệu do ti thể tạo ra và có thể ngăn chặn cơn bão cytokine, về cơ bản là một cơn bão báo hiệu".

    Ông Mishmar nhấn mạnh: "Chúng tôi đã tự hỏi tại sao lại phát hiện những thay đổi trong ti thể của máu chứ không phải ở phổi. Điều này khiến chúng tôi phân tích sâu dữ liệu của các tế bào đơn lẻ mà chúng tôi thu thập từ bệnh nhân. Nhiều khả năng chính những rối loạn chức năng trong hệ miễn dịch đã dẫn đến cả cơn bão cytokine và các bệnh về phổi".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Thế giới đã hiểu sai về Covid-19?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan phát hiện ổ dịch đầu tiên trong cộng đồng liên quan biến thể Omicron

    Ổ dịch này bắt nguồn từ một cặp đôi du khách tới từ Bỉ qua chương trình Test & Go của Thái Lan, theo đó miễn cách ly đối với các du khách đã tiêm phòng Covid-19. Hiện đã có 21 ca mắc biến thể Omicron liên quan đến cặp đôi này, theo TTXVN.

    4 nước, có Mỹ, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam;Nguyên nhân sơ bộ động đất ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh thủ đô Bangkok đã hủy những sự kiện lễ hội do nhà nước tổ chức, kể cả lễ đếm ngược chào đón năm mới 2022 tại quảng trường thành phố, do lo ngại về biến thể Omicron. Hoạt động bắn pháo hoa và các sự kiện đếm ngược tại các trung tâm mua sắm vẫn diễn ra như bình thường nhưng yêu cầu những người tham gia phải có chứng nhận tiêm phòng Covid-19 và kết quả xét nghiệm âm tính. Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan cũng tuyên bố sẽ tiêm mũi thứ 4 cho các nhân viên y tế.Đầu tuần này, Thái Lan đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Chính phủ Thái Lan sau đó đã quyết định tái áp đặt biện pháp cách ly đối với du khách nước ngoài đã tiêm phòng Covid-19. Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 205 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó chủ yếu là khách nước ngoài nhập cảnh. Trong số này có 25 người lây nhiễm từ những người đến từ nước ngoài.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Động đất ở Lào và Trung Quốc ảnh hưởng đến Hà Nội?

    Khoảng 20 giờ 40 phút, một số cư dân ở các chung cư cao tầng tại Hà Nội cho biết đã cảm nhận được sự rung lắc trong khoảng vài phút. Thậm chí, cửa ra ban công còn tự di chuyển hay các chùm đèn thì đung đưa do ảnh hưởng bởi sự rung lắc này. Một số người khác cho biết họ cảm thấy chóng mặt.

    Theo fanpage của Trung tâm Dự báo thời tiết VTV, tại thời điểm đó, đã xảy ra động đất tại tỉnh Phongsaly, Lào (cách huyện Mường Nhé, Việt Nam khoảng 34 km)

    Ngoài ra, vào lúc 20 giờ 43 phút, một trận động đất có cường độ 5,9 độ Richter đã xảy ra gần huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Mạng lưới Cảnh báo Động đất Trung Quốc, Trung tâm Cảnh báo Động đất Lục địa đã phát cảnh báo tới thành phố Côn Minh 70 giây trước khi sóng địa chấn xuất hiện, với cường độ ước tính là 2,4 độ Richter.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    NÓNG: Chung cư ở Hà Nội rung lắc, ảnh hưởng dư chấn động đất từ Lào và Trung Quốcsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản lại "ngược dòng" không hiểu nổi giữa "bão" Omicron

    GS Taro Yamamoto, Viện Y học nhiệt đới của Trường ĐH Nagasaki (Nhật Bản), ngày 22-12 thốt lên rằng: "Thành thật mà nói, chúng tôi không biết lý do chính xác đằng sau sự sụt giảm ca tử vong Covid-19 đột ngột ở Nhật Bản".

    4 nước, bao gồm Mỹ, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam; Điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Tổng số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở Nhật Bản giảm mạnh kể từ mùa hè này. Ảnh: Reuters.

    Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây.

    PGS Taisuke Nakata, Trường ĐH Tokyo, đã dẫn đầu một nhóm xem xét 6 giả thuyết khiến Covid-19 "lao dốc" ở Nhật Bản sau khi gia tăng nghiêm trọng vào mùa hè này. Sáu giả thuyết bao gồm chu kỳ bùng phát 120 ngày, người dân tránh những nơi có nguy cơ cao, tiêm chủng, thời tiết, miễn dịch cộng đồng và tỉ lệ nhân lên của virus thấp tại Nhật Bản.

    Một nghiên cứu được công bố bởi Viện nghiên cứu Riken (Nhật Bản) trong tháng này đã phát hiện ra rằng một đặc điểm di truyền được tìm thấy trong các tế bào bạch cầu của 60% người dân Nhật Bản có phản ứng miễn dịch đối với Covid-19. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể giải thích lý do Nhật Bản không bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.

    Trong khi đó, báo The Washington Post lập luận Covid-19 bùng phát nhẹ hơn ở châu Á (so với châu Âu và châu Mỹ) bởi khu vực này "có kinh nghiệm về y tế trong các đợt bùng phát dịch SARS và MERS trước đây". Các nhà nghiên cứu cũng xem xét yếu tố di truyền, chế độ ăn uống... ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc để tìm ra câu trả lời cho số ca tử vong Covid-19 thấp.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nhật Bản lại 'ngược dòng' không hiểu nổi giữa 'bão' Omicronsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    4 nước công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam

    Theo cổng thông tin chính phủ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Australia, Belarus đã công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam với một số tiêu chuẩn cụ thể về chủng loại vaccine. 80 đối tác, trong đó có Ấn Độ và Canada, đã nhất trí về nguyên tắc.

    Một số đối tác khác, trong đó có các nước ASEAN, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc… đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng.

    Bộ Y tế cũng đã công bố mẫu hộ chiếu vaccine và quy trình cấp hộ chiếu vaccine. 

    Theo đó, hộ chiếu vaccine sẽ được cấp cho người đã tiêm đủ liều với một trong 8 loại vaccine được cấp phép gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala. Mỗi loại vaccine được gắn một mã code.

    Từ ngày 1/1/2022, người nhập cảnh vào Việt Nam không phải cách ly y tế tập trung. Người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 chỉ phải tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú trong 3 ngày đầu. Còn người chưa tiêm đủ vaccine hoặc chưa tiêm vaccine sẽ cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày. Với người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt định cư ở nước ngoài và thân nhân là vợ, chồng, con chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều sẽ được tiêm miễn phí trong thời gian thực hiện cách ly.

    Theo kế hoạch mới nhất, trong giai đoạn 1, Việt Nam sẽ mở đường bay đến 9 thị trường truyền thống: Bắc Kinh/Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles. Tần suất ban đầu là 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi thị trường. Dự kiến, tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga lý giải cuộc khủng hoảng giá khí đốt ở châu Âu

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/12 cho biết Đức đang bán lại khí đốt của Nga cho Ba Lan và Ukraine thay vì giải tỏa cho thị trường khí đốt đang quá nóng, đồng thời nêu rõ Nga không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá khí đốt ở châu Âu.

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal thuộc Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

    Giá khí đốt giao ngay ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong tuần này sau khi đường ống Yamal, vốn thường được dùng để đưa dòng khí đốt sưởi ấm các ngôi nhà và sản xuất điện ở Đức, đổi hướng và bắt đầu dẫn khí đốt vào Ba Lan.

    Đức nhận khí đốt của Nga thông qua một số tuyến đường dẫn, gồm có Yamal và đường ống dưới biển Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1). Ngoài ra, hai khách hàng lớn của Đức trong tuần này cho hay nhà cung cấp Gazprom của Nga đang đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

    Tại cuộc họp thường niên, ông Putin nói: "Gazprom đang cung cấp tất cả khối lượng yêu cầu theo hợp đồng hiện có". Nga luôn bảo vệ các hợp đồng dài hạn với khối lượng và giá cả ổn định. Khi có yêu cầu thêm trong các thỏa thuận dài hạn, Gazprom sẽ mua thêm hạn mức xuất khẩu tại các cuộc đấu giá giao hàng qua đường ống Yamal và Ukraine.

    Tuy nhiên, Gazprom không đặt mua thêm lưu lượng truyền tải qua đường ống Yamal trong tháng 12 hay tại các cuộc đấu giá hàng ngày tính đến tuần này. Trong bối cảnh dòng việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine giảm, khí đốt qua đường ống Yamal cũng tiếp tục đảo hướng ngày thứ ba liên tiếp tính đến ngày 23/12.

    Ông Putin cho hay giá khí đốt cung cấp cho Đức theo hợp đồng dài hạn và giá rẻ hơn 3-4 lần, (thậm chí) 6-7 lần so với giá giao ngay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cháy phà ở Bangladesh: Ít nhất 37 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương

    Ít nhất 37 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau khi chiếc phà MV Avijan-10 bốc cháy vào rạng sáng nay trên sông Sugandha.

    Lực lượng cứu hộ cứu nạn Bangladesh cho biết, ít nhất 37 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau khi chiếc phà MV Avijan-10 bốc cháy vào rạng sáng nay trên sông Sugandha. Người thiệt mạng chủ yếu do hỏa hoạn, song cũng có một số trường hợp bị đuối nước sau khi nhảy xuống sông để bơi vào bờ.

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Chiếc phà MV Avijan-10 bốc cháy vào rạng sáng nay trên sông Sugandha (Ảnh: Reuters).

    Theo giới chức địa phương, khi bị hỏa hoạn, chiếc phà đang chở khoảng 800 hành khách từ Thủ đô Dhaka đến Barguna, cách đó gần 250 km về phía Nam. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được khẩn trương tiến hành; số người thương vong có thể sẽ tiếp tục tăng. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật đề xuất ngân sách quốc phòng cao kỷ lục

    Theo VnExpress, chính phủ Nhật công bố ngân sách năm tài khóa tiếp theo, trong đó dành 5,4 nghìn tỷ yen cho quốc phòng, mức cao chưa từng thấy.

    Dự toán ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo, bắt đầu từ tháng 4/2022, được chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố hôm nay, với tổng ngân sách được đề xuất lên quốc hội là 107,6 nghìn tỷ yen (940 tỷ USD).

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Tiêm kích F-35A trong biên chế Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản. Ảnh: JASDF.

    Trong số này, ngân sách chi cho quốc phòng được đề xuất ở mức 5,4 nghìn tỷ yen (47,2 tỷ USD), cao hơn so với kỷ lục 5,34 nghìn tỷ yen hồi năm ngoái, nhằm phục vụ kế hoạch mua 12 tiêm kích tàng hình F-35 và "củng cố năng lực trong những lĩnh vực mới như vũ trụ, không gian mạng và sóng điện từ".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NATO lên tiếng về việc mở rộng về phía đông – mối lo ngại lớn nhất của Nga

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định ngày 23/12 rằng, NATO "chưa bao giờ hứa hẹn về việc mở rộng khối", song cho biết hiệp ước thành lập của liên minh đã khẳng định, bất kỳ quốc gia châu Âu nào đều có thể tham gia NATO.

    Người đứng đầu NATO đưa ra bình luận trên sau những đề xuất của Nga hồi đầu tháng 12, điều có thể coi là NATO đồng ý hạn chế mở rộng như một hình thức đảm bảo an ninh cho Nga.

    "Chúng ta không thể đặt câu hỏi về quyền của NATO trong việc bảo vệ cho các đồng minh cũng như nguyên tắc cơ bản là mỗi quốc gia có quyền lựa chọn con đường của riêng mình", ông Stoltenberg cho hay, đồng thời bảo vệ chính sách của khối trong việc kết nạp những quốc gia như Ukraine. Những đề xuất của Nga đã được gửi tới NATO trong khi Mỹ đề nghị rằng, các quan chức liên quan nên cam kết loại bỏ khả năng NATO kết nạp các quốc gia từng thuộc Liên Xô (cũ).

    Dù vậy, ông Stoltenberg cho rằng, một cam kết như vậy là trái với những điều mà ông gọi là "nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu mà Nga cũng đã ký kết". Tổng thư ký NATO đã dẫn ra quyền của mọi quốc gia trong việc "tự quyết định vận mệnh của mình", một nội dung bao gồm cả trong Thỏa thuận Helsinki 1975 và Đạo luật Sáng lập quan hệ Nga - NATO 1997.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện dấu vết của biến thể Omicron trong hệ thống nước thải tại Munich, Đức

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học về Y học Nhiệt đới ở thủ đô Munich (Đức) vừa công bố kết quả nghiên cứu khẳng định, đã phát hiện ra dấu vết của biến thể Omicron trong các mẫu nước thải thu thập gần đây. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, biến thể mới này có thể ngày càng lây lan rộng rãi hơn.

    Ông Andreas Wieser - nhà khoa học tại Trung tâm Y học Nhiệt đới LMU tại Mu-nich, cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:

    “Các mẫu nước thải đầu tiên ở Munich mà biến thể Omicron được phát hiện với số lượng lớn đã được lấy vào ngày 7/12 năm nay - trong khi biến thể đã không được tìm thấy trong các mẫu phẩm lấy trước đó vào ngày 3/12. Chúng tôi đã thực hiện các thử nghiệm kể từ cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020 và ngày càng tích lũy thêm kinh nghiệm. Chúng tôi cũng đã điều chỉnh chiến lược nhiều lần để cải thiện kết quả. Do đó, chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn từ những dữ liệu tạo ra để có được bước đi đúng đắn”.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NÓNG: Đảng cầm quyền Campuchia nhất trí bầu con trai ông Hun Sen làm "Thủ tướng tương lai"

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Đại tướng Hun Manet, con trai Thủ tướng Hun Sen.

    Thủ tướng Hun Sen trước đó đã công khai ủng hộ con trai cả làm người kế nhiệm ông - với điều kiện đó cũng là sự lựa chọn của nhân dân Campuchia.

    Khmer Times đưa tin, Đại tướng Hun Manet, Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Chủ tịch Ủy ban Thanh niên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí bầu làm ứng viên cho chức vụ Thủ tướng trong tương lai.

    Cuộc họp quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cầm quyền Campuchia (CPP) đã được Thủ tướng Hun Sen thông báo từ đầu tháng này. Ông cho biết "Ngày 24/12, cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương đảng sẽ quyết định ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Chính phủ và một số nhiệm vụ khác."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nổi giận với nước đi mới của Tổng thống Biden

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23-12 ký ban hành luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23-12 ký ban hành luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc vì những nỗi lo liên quan đến nạn lao động cưỡng bức.

    Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm chống lại điều họ khẳng định là hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, theo Reuters.

    UFLPA được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng này sau khi các nhà lập pháp đạt được sự thỏa hiệp giữa các phiên bản do Hạ viện và Thượng viện đệ trình.

    Trong khuôn khổ của UFLPA, mọi mặt hàng đến từ Tân Cương đều bị xem là sản phẩm của lao động cưỡng bức và chỉ được phép vào Mỹ nếu chứng minh được điều ngược lại.

    Một số mặt hàng như bông, cà chua và polysilicon được sử dụng trong sản xuất pin năng lượng mặt trời, bị xếp vào danh sách những hàng hóa "ưu tiên cao" trong hành động cấm nhập khẩu của Mỹ.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh nước đi của Tổng thống Biden một lần nữa khẳng định cam kết của Washington trong cuộc chiến chống lại lao động cưỡng bức, kể cả ở Tân Cương.

    Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc liên quan đến Tân Cương, đồng thời phản ứng mạnh mẽ với quyết định của ông chủ Nhà Trắng. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định nước đi nêu trên "phớt lờ sự thật và vu cáo ác ý tình hình nhân quyền của Tân Cương".

    "Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật lệ, các quy tắc trong quan hệ quốc tế và là một sự can thiệp trắng trợn vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc" – người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu nhấn mạnh, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẽ đáp trả nhưng không giải thích thêm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca Omicron Mỹ tăng thẳng đứng, vượt đỉnh Delta

    Theo VnExpress, biến chủng Omicron đang lây lan ở Mỹ với tốc độ chưa từng thấy, khiến số ca nhiễm mới hàng ngày vượt qua mức đỉnh trong làn sóng chủng Delta.

    Biến chủng Omicron đang khiến đồ thị ca nhiễm mới tăng thẳng đứng tại nhiều thành phố ở Mỹ, trong đó số trường hợp nhiễm nCoV mới tăng gấp đôi sau 2-3 ngày. Ca nhiễm trung bình hàng ngày tại Mỹ hiện là 168.409, vượt qua mức đỉnh 164.418 trong làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta.

    Giới chức Mỹ nhận định ca nhiễm mới trung bình có thể vượt mức kỷ lục 251.232 ghi nhận hồi đầu năm nay, cảnh báo nước này đang đối mặt với kịch bản một triệu ca nhiễm mỗi ngày trước khi kết thúc năm 2021.

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Đồ thị ca nhiễm trung bình hàng ngày tại Mỹ từ khi Covid-19 bùng phát. Đồ họa: NY Times.

    Có một số dấu hiệu lạc quan tại Anh và Nam Phi cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn các biến chủng trước, nhưng giới chức Mỹ vẫn lo ngại nguy cơ nó nhanh chóng gây quá tải hệ thống y tế và khiến dịch bệnh bùng phát trong nhiều cộng đồng dân cư. Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của WHO, hôm 20/12 khẳng định sẽ "không khôn ngoan" khi cho rằng Omicron là biến thể chỉ gây triệu chứng nhẹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biden ký luật cấm nhập khẩu từ Tân Cương

    Theo VnExpress, ông Biden mới ký ban hành luật cấm hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này.

    Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ được quốc hội Mỹ thông qua tuần trước và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành hôm 23/12. Theo đạo luật này, Tổng thống Mỹ được yêu cầu áp đặt biện pháp trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc bị cáo buộc "vi phạm nhân quyền ở Tân Cương".

    Một số hàng hóa, như bông, cà chua và polysilicon được sử dụng trong sản xuất pin năng lượng mặt trời, được coi là những hàng hóa "ưu tiên cao" trong hành động cấm nhập khẩu của Mỹ. Tân Cương là nhà cung cấp lớn về bông và tấm pin mặt trời.

    Mỹ vừa tung đòn hủy diệt đối với Trung Quốc; Nghiên cứu chỉ ra điểm yếu chí mạng của Sinovac - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 23/12. Ảnh: AFP.

    Các công ty lớn của Mỹ kinh doanh tại Tân Cương, trong đó có Coca Cola, Nike và Apple, đã chỉ trích đạo luật này vì nó yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra bằng chứng xác minh hoạt động sản xuất không liên quan lao động cưỡng bức. Ước tính khoảng 20% hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ mỗi năm sử dụng bông từ Tân Cương.

    Marco Rubio, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thúc đẩy dự luật, cho rằng đây là "hành động quan trọng và có tác động nhất" mà Mỹ từng thực hiện đối với Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chưa phản hồi yêu cầu bình luận về động thái của chính quyền Biden.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York (Mỹ) thu hẹp quy mô lễ đón Năm mới tại Quảng trường Thời đại

    Ngày 23/12, Thị trưởng thành phố New York (Mỹ) Bill de Blasio thông báo sẽ thu hẹp quy mô tổ chức và giới hạn người tham gia bữa tiệc mừng Năm mới theo truyền thống tại Quảng trường Thời đại do lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron.

    Nghiên cứu chỉ ra nhược điểm nguy hiểm của Sinovac; Máy ủi nghiền hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Du khách trên Quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Thông thường, có khoảng 58.000 người sẽ tập trung tại Quảng trường Thời đại để chứng kiến thời khắc quả cầu pha lê rơi xuống, đánh dấu Năm mới đã sang. Tuy nhiên, do sự lây lan của biến thể Omicron, năm nay chính quyền thành phố New York sẽ chỉ cho phép 15.000 người tham dự sự kiện nổi tiếng này. Theo quy định mới, những người tham gia buộc phải đeo khẩu trang và có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

    Theo ông de Blasio, các biện pháp bổ sung sẽ đảm bảo người đã tiêm chủng đầy đủ được bảo vệ khi tham dự lễ hội đón Năm mới. Kể từ khi đại dịch bùng phát, lễ đón Năm mới tại Quảng trường Thời đại vắng bóng người tham gia, một số khách được mời dự chỉ có thể theo dõi sự kiện từ khoảng cách xa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên mở dạ tiệc, tiễn biệt Đại sứ Trung Quốc sắp mãn nhiệm, tín hiệu phía sau là gì?

    Nghiên cứu chỉ ra nhược điểm nguy hiểm của Sinovac; Máy ủi nghiền hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Choe Ryong-hae đãi tiệc Đại sứ Trung Quốc. Ảnh: KCNA

    Đại sứ Trung Quốc sẽ về nước trong bối cảnh Triều Tiên phong tỏa biên giới do dịch Covid-19.

    Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 23/12 đưa tin, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên (tương đương Quốc hội) Choe Ryong-hae đã chuyển lời thăm hỏi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới Đại sứ Trung Quốc sắp mãn nhiệm Lý Tiến Quân.

    Ông Kim Jong Un khẳng định, tình hữu nghị Triều Tiên-Trung Quốc với cốt lõi là chủ nghĩa xã hội hiện đang đón nhận sức sống mới dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo hai đảng và ông vô cùng hài lòng về điều này.

    Đồng thời, nhà lãnh đạo Triều Tiên đánh giá cao những nỗ lực thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai nước của Đại sứ Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm 3 mũi vaccine Sinovac vẫn không ngăn được biến thể Omicron

    Ngày 23/12, một nghiên cứu phòng thí nghiệm cho kết quả việc tiêm hai mũi thông thường và mũi thứ 3 tăng cường bằng vaccine COVID-19 của công ty dược phẩm Sinovac Biotech Ltd., (Trung Quốc) là không đủ để bảo vệ trước biến thể mới Omicron.

    Nghiên cứu chỉ ra nhược điểm nguy hiểm của Sinovac; Máy ủi nghiền hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

    Vận chuyển phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

    Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Hong Kong và Đại học Trung Hoa Hong Kong, việc tiêm ba mũi vaccine Sinovac không tạo đủ mức trung hòa kháng thể để bảo vệ người được tiêm trước sự tấn công của biến thể siêu lây nhiễm mới Omicron.

    Nghiên cứu nói trên gợi ý rằng những người đã tiêm vaccine Sinovac, được biết tới là CoronaVac, nên tìm cách tiêm một loại vaccine khác cho mũi tăng cường. Việc những người tiêm hai mũi đầu bằng CoronaVac và tiêm mũi thứ ba là vaccine công nghệ mRNA của hãng BioNTech SE sẽ cải thiện đáng kể mức độ kháng thể chống lại Omicron.

    Kết quả nghiên cứu đồng thời cho thấy tiêm hai mũi vaccine của BioNTech, được biết tới là Comirnaty, cũng là không để bảo vệ trước Omicron. Song việc tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của BioNTech lại tăng khả năng bảo vệ trước biến thể mới này.

    Nghiên cứu trên, do hai nhà nghiên cứu Malik Peiris và David Hui đứng đầu, đã đánh giá việc sản sinh kháng thể trung hòa virus trong máu của những người được tiêm hai mũi vaccine Sinovac ở Hong Kong. Các nhà nghiên cứu khẳng định hai liều vaccine sử dụng cùng loại là không đủ để chống lại omicron.

    Kết quả nghiên cứu ban đầu này là điều đáng thất vọng đối với những người đã tiêm vaccine CoronaVac. Đã có hơn 2,3 tỷ liều vaccine Sinovac được sản xuất và xuất kho, chủ yếu được dùng ở Trung Quốc và một số nước đang phát triển.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia cảnh báo Omicron có thể gây 140 triệu ca Covid-19 mới tại Mỹ

    Theo Dân trí, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, Omicron có thể gây ra 140 triệu ca Covid-19 mới trong 2 tháng, nhưng phần lớn những ca này sẽ không có triệu chứng.

     - Ảnh 1.

    Các bác sĩ tại Houston, Mỹ nỗ lực cứu sống bệnh nhân mắc Covid-19. (Ảnh: SCMP).

    Dailymail đưa tin, mô hình dự đoán từ Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết, các nhà khoa học dự đoán rằng biến chủng Omicron có thể gây ra 140 triệu ca Covid-19 mới từ tháng 1-3/2022, nhưng phần lớn trong số đó là ca bệnh không triệu chứng.

    Mô hình này dự đoán rằng Omicron sẽ tấn công mạnh mẽ Mỹ vào tháng 1/2022, và có thể đạt đỉnh ở mốc 2,8 triệu ca mới vào ngày 28/11.

    "Chúng tôi dự đoán sự bùng nổ khổng lồ ca nhiễm và sự lây lan khổng lồ của Omicron. Chúng tôi dự báo trong 2-3 tháng tới, 60% người Mỹ có thể nhiễm Omicron", giám đốc IHME Chris Murray nói với USA Today.

    Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, đợt bùng dịch gây ra bởi Omicron sẽ dẫn tới ít ca tử vong và nhập viện hơn so với chủng Delta. Vì phần lớn ca nhiễm không gây triệu chứng, các chuyên gia cảnh báo số ca bệnh thống kê có thể ít hơn thực tế. Họ ước tính, sẽ chỉ có khoảng 400.000 ca Covid-19 được thống kê chính thức mỗi ngày trong thời gian tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Máy ủi nghiền hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 hết hạn tại Nigeria

    Theo Dân trí, Nigeria đã phải tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 hết hạn, dù nguồn vaccine tại nước này đang thiếu trầm trọng.

     - Ảnh 1.

    Xe tải đổ vaccine quá hạn sử dụng tại bãi rác ở Abuja, Nigeria (Ảnh: Reuters).

    Một lượng lớn vaccine hết hạn sử dụng đã được các nhà chức trách Nigeria đưa ra ngoài bãi rác ở thành phố Abuja hôm 22/12. Xe ủi đã nghiền nát những hộp đựng vaccine Covid-19 của AstraZeneca trước sự chứng kiến của các quan chức y tế và phóng viên.

    Faisal Shuaib, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu Quốc gia Nigeria, nói với các phóng viên rằng, nước này đã nhận được những liều vaccine Covid-19 còn hạn sử dụng ngắn do châu Phi đang thiếu hụt nguồn cung vaccine. Tuy nhiên, sau khi số vaccine này hết hạn, Nigeria quyết định tiêu hủy chúng.

    "Chúng tôi đã thu hồi thành công 1.066.214 liều vaccine AstraZeneca hết hạn sử dụng. Chúng tôi đã giữ lời hứa minh bạch với người dân Nigeria", ông Shuaib nói.

    Bộ trưởng Y tế Osagie Ehanire cho biết Nigeria sẽ không tiếp tục nhận vaccine Covid-19 có thời hạn sử dụng ngắn, theo chỉ đạo của ủy ban tổng thống nước này.

    Hoạt động tiêu hủy diễn ra hơn một tuần sau khi các nhà chức trách y tế cho biết một số liều Covid-19 do các quốc gia giàu có phương Tây tặng có thời hạn sử dụng chỉ còn vài tuần. Theo Reuters, khoảng một triệu liều vaccine Covid-19 ước tính đã hết hạn sử dụng ở Nigeria và không thể sử dụng tiếp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại