Tính trên tổng số bệnh nhân Bắc Giang trong đợt dịch thứ 4, gần 99,9% đã khỏi và xuất viện. 8 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 ngày 7/8 trên cả nước.
Chiều tối 7-8, TP Vũng Tàu thông tin về trường hợp ca tử vong là Đ.K.T (65 tuổi, ngụ chung cư Lakeside (phường Nguyễn An Ninh) qua xét nghiệm có kết quả dương tính với Sars-CoV-2.
Theo đó, sáng 7-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Nguyễn An Ninh tiếp nhận thông tin từ Ban quản lý chung cư Lakeside về trường hợp cư dân có biểu hiện ho và khó thở. Gia đình đã gọi 115 nhưng chưa lên kịp. Ngay sau đó Trạm y tế phường Nguyễn An Ninh đã đến và khẩn trương tiến hành các thủ thuật cấp cứu tại chỗ trong thời gian khoảng 15 phút. Lúc này bệnh nhân vẫn sống, nhưng sau đó tim mạch ngừng hoạt động, đã tử vong.
Được biết bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường type 2, cao huyết áp và suy tim. Xét nghiệm nhanh bệnh nhân cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2.
Bệnh nhân là cán bộ hưu trí, liên quan có 5 trường hợp F1.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://plo.vn/thoi-su/vung-ta...
Chiều 7/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 7/8, Hà Nội ghi nhận 28 ca mắc mới trong đó, 13 ca tại cộng đồng, 15 ca tại khu cách ly. Như vậy, tính từ 18 giờ 6/8 đến 18 giờ 7/8 ghi nhận 82 ca mắc mới.
Trong 28 ca mắc chiều nay, Sở Y tế Hà Nội phân bố bệnh nhân (BN) theo quận, huyện: Đông Anh (17), Thanh Trì (5), Hoàng Mai (3), Sóc Sơn (1), Thường Tín (1), Ba Đình (1).
Phân bố bệnh nhân theo chùm ca bệnh: Ho sốt thứ phát (24), chùm sàng lọc ho sốt (1), Bắc Giang liên quan Công ty SEI (2), liên quan TP Hồ Chí Minh (1).
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://kinhtedothi.vn/ngay-78...
Tính từ 6h đến 18h30 ngày 07/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.540 ca nhiễm mới, trong đó 01 ca nhập cảnh và 3.539 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, các ca mắc ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh (2.094 ca), Đồng Nai (243 ca), Long An (207 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (188 ca), Khánh Hòa (167 ca), Cần Thơ (141 ca), Tây Ninh (134 ca), Bình Thuận (61 ca), Đồng Tháp (49 ca), Bến Tre (49 ca), Phú Yên (47 ca), An Giang (31 ca), Ninh Thuận (22 ca), Gia Lai (17 ca), Quảng Bình (15 ca), Hà Nội (10 ca), Quảng Nam (10 ca), Hậu Giang (9 ca), Hải Dương (8 ca), Quảng Ngãi (7 ca), Hà Tĩnh (6 ca), Cà Mau (5 ca), Thái Bình (4 ca), Lào Cai (4 ca), Bạc Liêu (3 ca), Bình Phước (2 ca), Thanh Hóa (2 ca), Ninh Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Hưng Yên (1 ca) trong đó có 348 ca trong cộng đồng.
Trong ngày 07/8 ghi nhận 7.334 ca nhiễm mới, trong đó 01 ca nhập cảnh và 7.333 ca ghi nhận trong nước (giảm 987 ca so với hôm qua).
Liên quan đến việc bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Đắk Lắk tử vong, có nhiều thông tin về việc tại sao thi thể không được hỏa thiêu.
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên được bác sĩ Châu Đương, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong phải hỏa thiêu hoặc đưa về địa phương chôn cất.
" Bệnh nhân ở Đắk Lắk được đưa về địa phương bàn giao cho chính quyền và gia đình mai táng do địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có cơ sở hỏa táng. Tuy nhiên, trước khi đưa bệnh nhân về, đơn vị đã liên hệ với địa phương để phun khử khuẩn, làm sạch môi trường nơi chuẩn bị chôn cất", bác sĩ Châu Đương cho hay.
Cán bộ Y tế phun khử khuẩn xe chở thi hài bệnh nhân
Trao đổi với Zing chiều 7/8, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết lãnh đạo thành phố thống nhất một số phương án xử lý cụ thể với những bệnh nhân qua đời do Covid-19 tại TP.HCM.
Thứ nhất, ông khẳng định chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do Covid-19 sẽ được trích từ ngân sách thành phố.
Thứ hai, ông Nguyễn Văn Nên cho biết Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân Covid-19 tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất.
Thứ ba, đối với phần tro cốt mà gia đình chưa có điều kiện tiếp nhận, các chùa sẽ tạm lưu giữ và cầu siêu cho đến khi người thân tới nhận.
"Trung tâm hỏa táng có trách nhiệm phối hợp chung, tuyệt đối không tự chuyển cốt về từng gia đình", Bí thư Nên yêu cầu.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://zingnews.vn/bi-thu-tph...
Sáng 7/8, Bộ Y tế có cuộc họp với nhóm nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 Nano Covax của công ty Nanogen phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu, sản xuất.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Học viện Quân y cho biết, nhóm nghiên cứu đã so sánh kháng thể bảo vệ ở người tiêm vaccine Nano Covax với bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh. Kết quả cho thấy, sau 42 ngày lượng kháng thể của người tiêm mũi 1 vaccine Nano Covax cao hơn gấp 10 lần so với người từng mắc COVID-19 đã khỏi bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (giữa) kiểm tra công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine Nano Covax.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://vtc.vn/bao-cao-ve-vacc...
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch Covid-19.
Theo đó, người tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (liều cuối cùng được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm về địa phương hoặc đã khỏi bệnh Covid-19) sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Những người này phải xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên về địa phương và ngày thứ 7.
Ảnh minh họa.
Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine Covid-19 phải tự cách ly tại nhà trong 14 ngày và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày tiếp theo. Đối tượng này phải xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 trong thời gian cách ly y tế.
Trường hợp đi qua khu vực có dịch mà không dừng, đỗ thì không phải thực hiện biện pháp cách ly y tế.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://zingnews.vn/nguoi-tiem...
Trưa 7/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 36 ca mắc mới trong đó có 28 ca tại cộng đồng, 8 ca tại khu cách ly, nâng số mắc trong ngày lên 54 trường hợp.
Số bệnh nhân mới ghi nhận thuộc các chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (1), ho sốt thứ phát (28), Tân Mai, Hoàng Mai (3), liên quan đến Bắc Giang tại Công ty SEI (2), Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (1).
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://kinhtedothi.vn/trua-78...
Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh Bắc Giang thống kê đến ngày 7/8 toàn tỉnh có 5.775 người đã khỏi Covid-19 và ra viện, chỉ còn 8 ca đang điều trị chủ yếu là nhẹ, không triệu chứng.
Tính trên tổng số bệnh nhân Bắc Giang trong đợt dịch thứ 4, gần 99,9% đã khỏi và xuất viện. 8 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://vnexpress.net/99-9-ben...
Bình Chánh là một trong những huyện có số lượng F0 dẫn đầu của TP.HCM. Tính đến sáng 7-8, huyện có tổng cộng 11.762 ca nhiễm COVID-19.
Hiện tại 'Bệnh viện dã chiến tuyến huyện' ở Bình Chánh đang điều trị cho khoảng 70 bệnh nhân nặng, đã cho xuất viện hơn 1.000 bệnh nhân, trong đó có trên 150 bệnh nhân nguy kịch, ngang ngửa với con số xuất viện tại các bệnh viện dã chiến của TP, giúp số ca xuất viện của TP tăng lên từng ngày.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/benh-vien-d...
Sáng 7/8, bác sỹ Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, cho biết tổng số ca mắc COVID-19 mới phát hiện tại thành phố Đà Lạt là 30 trường hợp.
Lực lượng chức năng triển khai xét nghiệm người dân trên địa bàn xã Trạm Hành, Đà Lạt. (Nguồn: VOV)
Trong số đó, có 27 ca liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sợi Đà Lạt đóng tại xã Trạm Hành và 3 ca liên quan đến Công ty vận tải Thanh Bình Xanh ở đường Hùng Vương.
Như vậy, tính đến 7 giờ ngày 7/8, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sợi Đà Lạt là 31 ca, trong đó có 27 ghi nhận trong sáng 7/8, 4 ca đã công bố ngày 6/8.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://www.vietnamplus.vn/lam...
Vụ tai nạn thương tâm nói trên xảy ra vào khoảng 20h ngày 6/8 trên quốc lộ 1A, đoạn ngã tư đi vào Ủy ban xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Thông tin ban đầu cho biết, thời điểm trên, anh N.V.Ch. (SN 1995, trú xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu) đang đi sang ngang đường quốc lộ 1A thì bất ngờ bị một chiếc xe tải tông tử vong.
Được biết, anh Ch. là cán bộ Công an huyện Quỳnh Lưu mang hàm Trung úy. Sáng cùng ngày, anh Ch. được tăng cường ra trực chốt phòng chống dịch Covid-19 đóng tại ngã tư giao giữa Quốc lộ 1A và đường liên xã Quỳnh Văn.
Anh Ch. hiện chưa lập gia đình, trong khi đó gia cảnh anh khá khó khăn.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/mot-can-bo-con...
Sáng 7-8, trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM - cho biết TP sẽ lo toàn bộ chi phí hậu sự cho người mất vì COVID-19.
Mức hỗ trợ là 17 triệu đồng mỗi trường hợp. Số tiền này trích từ ngân sách thành phố.
Theo ông Thắng, đối với người mất vì COVID-19 tại các bệnh viện, thành phố sẽ phân bổ ngân sách về cho Sở Y tế để sở chuyển cho các bệnh viện lo hậu sự. Đối với người không may qua đời tại nhà thì ngân sách sẽ phân bổ về các quận huyện, quận huyện phân bổ về phường xã để lo cho người dân.
"Thành phố sẽ lo tất cả từ chi phí tẩm liệm, vận chuyển, hỏa thiêu, cho đến việc giao tro cốt cho người thân của người mất. Thành phố sẽ cố gắng lo công tác nay chu toàn và trang nghiêm nhất cho người dân", ông Thắng khẳng định.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/tphcm-se-lo...
Sáng 7-8, ngành y tế TP HCM cho biết từ ngày 22-7 đến 6-8, TP đã tiêm 1.835.461 liều vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thuộc nhiều khu vực và đối tượng.
Riêng trong ngày 6-8, TP HCM đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 250.243 người - cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, 120 người phản ứng sau tiêm 30 phút.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân tại quận Phú Nhuận, TP HCM.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp...
Sáng 7/8, Hà Nội ghi nhận thêm 18 ca mắc mới COVID-19. Ổ dịch tại BV ĐK Hà Đông vẫn rất phức tạp, đến nay đã có tổng 32 công nhân xây dựng công trình của bệnh viện mắc COVID-19.
Một thành viên nhóm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax cũng cho biết hiện có Hà Nam, Khánh Hòa, Bình Dương... liên hệ để tham gia thử nghiệm. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về "dùng thử vắc xin", các địa phương này chỉ có thể tham gia nếu nhà sản xuất tiếp tục thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3c.
Số lượng dự kiến của giai đoạn này lên đến hàng trăm ngàn người, nhưng trước mắt nhà sản xuất chưa dự định về thời gian thực hiện thử nghiệm giai đoạn 3c tại Việt Nam.
Theo ông Hồ Nhân - tổng giám đốc Nanogen, ông đã có thư ủy quyền cho đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu để ông Châu đại diện Nanogen đàm phán với các đối tác Ấn Độ về việc chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax, nội dung đàm phán bao gồm số lượng vắc xin sản xuất khi chuyển giao, giá thành và hình thức phân phối.
Tuổi Trẻ cũng đã liên hệ với Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về vắc xin của Bộ Y tế, để tìm hiểu về khả năng và quy định hiện hành. Ông Thuấn cho biết quy định hiện hành chỉ có thể thử nghiệm lâm sàng như đã thử nghiệm ba giai đoạn tại Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM vừa qua.
Việc đăng ký thử nghiệm lâm sàng phải đúng quy trình nghiên cứu, thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh, sau đó tổ chức đánh giá theo đúng đề cương. Trong quá trình thử nghiệm phải đảm bảo quản lý dữ liệu tin cậy, khoa học, ở giai đoạn này áp dụng theo đề cương là hai người tiêm vắc xin, một người tiêm giả dược, không có quy định về dùng thử.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/5-tinh-than...
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc mới từ 18h ngày 6/8 đến 6h ngày 7/8 trên địa bàn thành phố là 18 ca. Trong đó, có 7 ca tại cộng đồng và 11 ca tại khu cách ly.
Trong đó, quận Hà Đông (4 ca); Đông Anh (3 ca); Thanh Trí (2 ca); Hai Bà Trưng (2 ca); Long Biên (1 ca); Hoàng Mai (1 ca).
Khoảng 13 giờ, trạm y tế thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn nhận điện thoại cấp cứu từ người nhà bệnh nhân. Đội cấp cứu lưu động tại nhà tức tốc lên đường đến khu phố 5 để sơ cấp cứu cho F0.
Sau khi kiểm tra, nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân chuyển biến xấu, lượng oxy trong máu quá thấp khiến bệnh nhân khó thở, đội quyết định chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa Hóc Môn.
Trên đường vận chuyển bệnh nhân phải dùng thêm bình oxy, liên tục quạt để có gió mát và đo huyết áp liên tục. Do tình thế khẩn cấp, 2 nữ tình nguyện viên đã phải bế F0 từ xe xuống băng ca cứu thương.
Bà N.N.T, 80 tuổi, được đưa đi cấp cứu
Nhớ lại giây phút ấy, bạn Trần Thị Anh Na, sinh viên năm 2, khoa Y khoa, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết lúc đó không còn nghĩ gì đến an toàn của bản thân nữa, chỉ muốn đưa bệnh nhân nhanh chóng vào cấp cứu, tính mạng con người là trên hết.
"Đây không phải là lần đầu tiếp nhận ca cấp cứu, tuy nhiên đây là lần đầu phải trực chiến mà không có sự trợ giúp của các anh lớn hỗ trợ. Trong giây phút khẩn cấp đó, không cần phải là nam thì mới làm được, chúng em bắt buộc phải cố gắng hết sức bế bà vào bệnh viện càng nhanh càng tốt" - bạn Đỗ Thị Hiền, sinh viên năm 2, Trường Cao đẳng Viễn Đông cho biết.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/xuc...
Tính từ 18h30 ngày 06/8 đến 6h ngày 07/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.794 ca nhiễm mới.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (1.836 ca), Bình Dương (882 ca), Đồng Nai (466 ca), Tiền Giang (165 ca), Long An (160 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (100 ca), Vĩnh Long (62 ca), Phú Yên (31 ca), Sơn La (20 ca), Kiên Giang (17 ca), Bình Định (17 ca), Lâm Đồng (12 ca), Đồng Tháp (11 ca), Đắk Nông (7 ca), Hải Dương (3 ca), Bạc Liêu (3 ca), Thanh Hóa (2 ca) trong đó có 933 ca trong cộng đồng.
Tại cuộc họp báo của Thành uỷ Hà Nội 6.8, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau 2 tuần giãn cách, từ ngày 24.7 đến nay, Hà Nội đạt được những kết quả tích cực ban đầu.
Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh có nguy cơ rất cao, bởi Hà Nội là trung tâm cả nước, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia nên thực tế không thể "đóng cứng", vẫn có giao thương, vận chuyển hàng hóa.
Ảnh: Ngô Nhung.
Theo ông Phong, xung quanh Hà Nội, các tỉnh vẫn có dịch; các ca bệnh nằm rải rác ở khắp 30 quận, huyện, trong đó nhiều quận huyện có số ca mắc lớn, như: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh... Đặc biệt, dịch bệnh đã xâm nhập vào những nơi rất phức tạp, như khu công nghiệp, chợ, siêu thị, bệnh viện, các khu dân cư đông người,... nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây.
"Chính vì thế, nếu dừng việc giãn cách thì những thành quả, những kết quả đạt được trong thời gian giãn cách vừa qua khó mà đảm bảo được", Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch, cũng như củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện, trên tất cả các mặt công tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình như vậy, qua báo cáo của các ngành, tư vấn của chuyên gia, thành phố quyết định thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND thêm 15 ngày, đến 6 giờ ngày 23.8.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/v...
Đồ họa: TTXVN
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, tại thời điểm này có thể khẳng định, các khoa, phòng trong toàn bệnh viện vẫn an toàn, trừ khu vực công trường đã bị phong tỏa.
Hiện đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR sàng lọc trên quy mô toàn bệnh viện đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và nhân viên các công ty thuê ngoài, với tổng số 600 mẫu gộp đều âm tính.
Trước đó, đêm 5-8, bệnh viện ghi nhận 4 công nhân làm việc tại công trường dự án nâng cấp - cải tạo khối nhà ngoại sản của bệnh viện, sống trong lán công trường, có kết quả dương tính với vi rút SARS-Cov-2. Ngay lập tức, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của bệnh viện đã nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và Trung tâm Y tế quận Hà Đông điều tra dịch tễ.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, 4 bệnh nhân này không có tiền sử dịch tễ. Họ chỉ hoạt động trong phạm vi lán của tổ xây dựng (gồm 35 công nhân), ăn uống, sinh hoạt chung.
Bệnh viện cũng đã lập danh sách người tiếp xúc với 4 công nhân này, xác định 31 người trong cùng đội xây dựng là F1, 49 người khác làm việc cùng khu vực công trường được xác định là đối tượng liên quan. Tất cả đều được cách ly tại chỗ, lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định. Tính đến tối 6-8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, có thêm 24 công nhân tại đây có kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn từ nguồn: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc...
Ngày 6.8, Bộ Y tế có Công điện số 1155/CĐ-BYT gửi các địa phương, y tế các bộ, ngành và các đơn vị tiêm chủng đề nghị về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
"Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong bối cảnh dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp và số lượng lớn vắc xin về Việt Nam trong thời gian tới, đến ngày 10/8, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ công bố công khai kết quả tiêm chủng của đơn vị trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, điều phối vắc xin cho các đơn vị khác và sẽ tạm dừng việc phân bổ vắc xin cho đơn vị trong các đợt tiếp theo", công văn nêu.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/...