Cập nhật lúc

NÓNG: Mỹ triển khai thêm 3.000 quân tới Đông Âu, gửi "tín hiệu" tới toàn thế giới

Tình hình thế giới ngày 2/2 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

NÓNG: Mỹ triển khai thêm 3.000 quân tới Đông Âu, gửi "tín hiệu" tới toàn thế giới
12
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    NÓNG: Mỹ triển khai thêm 3.000 quân tới Đông Âu, gửi tín hiệu tới toàn thế giới

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý triển khai thêm khoảng 3.000 quân Mỹ tới Đông Âu để trấn an đồng minh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề Ukraine, Lầu Năm Góc tuyên bố mới đây. 

    Số binh lính này, gồm cả 1.000 quân hiện đang đồn trú ở châu Âu, sẽ lên đường tới các quốc gia đồng minh NATO ở sườn phía Đông. Được biết, mục đích của động thái này là nhằm trấn an đồng minh, trong khi Mỹ không có ý định đưa quân vào Ukraine. 

    NÓNG: Mỹ triển khai thêm 3.000 quân tới Đông Âu, gửi tín hiệu tới toàn thế giới - Ảnh 1.

    Binh lính Mỹ tham gia sự kiện cho lực lượng NATO tại Ba Lan. Ảnh: Reuters

    Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh rằng, các nước NATO khác, gồm Anh, Pháp, Đan Mạch cũng có những bước đi nhằm hỗ trợ các nước thuộc sườn phía Đông của liên minh. 

    "Đây không phải là động thái vĩnh viễn. Những động thái này được vạch ra để phản ứng trước tình trạng an ninh hiện thời. Hơn nữa, những lực lượng này sẽ không chiến đấu ở Ukraine", ông Kirby nói trong cuộc họp báo. 

    "Những bước đi này là tín hiệu rõ ràng gửi tới cả thế giới rằng chúng tôi sẵn sàng trấn an đồng minh NATO của mình, đồng thời cản trở, chống trả bất cứ động thái gây hấn nào". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    16 cựu quan chức Mỹ thúc đẩy dự luật cạnh tranh Trung Quốc

    Mới đây, một nhóm cựu quan chức an ninh Mỹ đã gửi thư kêu gọi quốc hội nước này nhanh chóng thông qua dự luật cạnh tranh Trung Quốc, xem đây là động thái quan trọng - Vnexpress dẫn nguồn Reuters đưa tin. 

    Theo Reuters, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, và cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống George W. Bush - Stephen Hadley - là 2 trong số 16 người ký thư trình quốc hội Mỹ với quan điểm cho rằng: Việc nhanh chóng thông qua dự luật cạnh tranh Trung Quốc "sẽ đảm bảo Mỹ luôn đi đầu trong lĩnh vực vi điện tử".

    "Đây là lúc cần ưu tiên cho luật cạnh tranh toàn diện, được lưỡng đảng nhất trí, nhằm đảm bảo đầu tư liên bang phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta và cho phép Mỹ duy trì thế mạnh, lợi thế trước các đối thủ đang vươn lên", trích lá thư.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể phụ BA.2 của Omicron xuất hiện ngày càng nhiều, gây thách thức mới

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/2 cho biết đang có sự gia tăng đáng kể số trường hợp liên quan đến BA.2, một dòng phụ của Omicron có nhiều đột biến hơn so với chủng ban đầu.

    Ông Putin tiết lộ động thái đặc biệt sẽ khiến Nga phải động binh, gây kết cục thảm họa - Ảnh 1.

    Hiện biến thể phụ BA.2 của Omicron đã được phát hiện ở ít nhất 57 quốc gia. Điều này đang khiến tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, Omicron có những biến thể phụ BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong số đó, số ca nhiễm liên quan BA.2 đang tăng nhanh và biến thể phụ này được phát hiện ở 57 quốc gia.

    Trên toàn thế giới, Biến thể Omicron nguyên bản BA.1 chiếm hơn 98% các trường hợp Omicron, nhưng biến thể phụ BA.2 đã nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị ở Đan Mạch, chiếm tỉ lệ 82%. Nghiên cứu các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Đan Mạch cho thấy, những người bị nhiễm biến thể phụ BA.2 có nguy cơ lây nhiễm cho người khác cao hơn khoảng 33% so với những người bị nhiễm BA.1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga cảnh báo về các lệnh trừng phạt của phương Tây

    Ngày 2/2, Điện Kremlin cho biết Nga đã chuẩn bị sẵn kế hoạch nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và giảm thiểu các hậu quả của chúng, đồng thời hối thúc Nhà Trắng chấm dứt các động thái làm "gia tăng căng thẳng" ở châu Âu, TTXVN đưa tin. 

    Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, hiện vẫn chưa có kế hoạch nào cho vòng thứ 2 của cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về các đảm bảo an ninh mà Moskva tìm kiếm.

    Ông Putin tiết lộ động thái đặc biệt sẽ khiến Nga phải động binh, gây kết cục thảm họa - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cháy rừng lớn ở Úc: Dân được khuyên núp trong nhà bếp, phòng giặt

    Ngày 2/2, cơ quan chức năng Úc đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp đối với các khu vực thị trấn Nambeelup, Stake Hull và Mandurah, nằm ở phía nam của Perth, đồng thời đưa một số khu vực nằm gần các tuyến đường Readheads, Bush Retreat, Scott, Dollyup và Patterson, cùng nhiều khu vực khác vào diện cảnh báo, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn ABC News cho hay. 

    Ông Putin tiết lộ động thái đặc biệt sẽ khiến Nga phải động binh, gây kết cục thảm họa - Ảnh 1.

    Cháy rừng lan tới khu vực xung quanh 2 tuyến đường Scott và Lakes tại thị trấn Nambeelup, Tây Úc - Ảnh: ABC NEWS

     Theo ABC News, hai đám cháy rừng bùng phát, vượt kiểm soát và đang di chuyển nhanh về hướng tây. Sở Cứu hỏa và dịch vụ khẩn cấp (DFES) bang Tây Úc đã phát đi nhiều thông điệp kêu gọi người dân đề cao cảnh giác, vì gió lớn có nguy cơ khiến đám cháy lan rộng.

    Cơ quan này khuyến cáo người dân tìm cách sơ tán hoặc trú ẩn tại những khu vực an toàn ngay trong nhà, cụ thể là những khu vực có nước và có ít nhất hai lối thoát là nhà bếp hoặc phòng giặt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar

    Singapore mới đây bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Myanmar, một năm sau biến cố chính trị và bày tỏ sự thất vọng về việc thiếu những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện "đồng thuận 5 điểm" của ASEAN.

    Ngày 1/2, một năm sau biến cố chính trị tại Myanmar, Bộ Ngoại giao Singapore ra tuyên bố cho rằng, tình hình tại Myanmar tiếp tục xấu đi, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách quân sự thực hiện nhanh chóng và đầy đủ đồng thuận 5 điểm, bao gồm cả việc tạo điều kiện cho Đặc phái viên của ASEAN tới nước này để gặp gỡ tất cả các bên liên quan, cũng như thả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có cựu Tổng thống Win Myint và Cố vấn nhà nước San Suu Kyi.

    Ông Putin tiết lộ động thái đặc biệt sẽ khiến Nga phải động binh, gây kết cục thảm họa - Ảnh 1.

    Binh sĩ Myanmar sau đảo chính. Ảnh: al Jazeera.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO kêu gọi các nước không dỡ bỏ vội vàng toàn bộ biện pháp chống dịch COVID-19

    Ngày 2/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới tiến hành dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch COVID-19 một cách chậm rãi và theo từng bước. Khuyến cáo được WHO đưa ra trong bối cảnh dữ liệu gần đây cho thấy số ca tử vong liên quan tới COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu, TTXVN đưa tin.

    Mỹ, Anh đã có chiêu độc cho trường hợp Nga tấn công Ukraine, ông Putin tiết lộ đâu là mồi lửa - Ảnh 1.

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

    Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, kể từ khi biến thể Omicron lần đầu tiên được xác định cách đây chỉ 10 tuần, gần 90 triệu ca mắc COVID-19 đã được WHO ghi nhận. Con số này cao hơn con số được báo cáo trong toàn bộ năm 2020. 

    WHO đã nhận thấy tình trạng gia tăng rất đáng lo ngại về số ca tử vong ở hầu hết các khu vực của thế giới. Ông Tedros cảnh báo "vẫn còn quá sớm để bất kỳ quốc gia nào đầu hàng hay tuyên bố chiến thắng".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc hội Nhật thông qua nghị quyết chỉ trích Trung Quốc

    Ngày 1/2, Quốc hội Nhật Bản đã phê duyệt nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và bày tỏ quan ngại trước tình hình Tân Cương và Hong Kong, Vnexpress dẫn nguồn Reuters cho hay.

    Quốc hội Nhật thông qua nghị quyết chỉ trích Trung Quốc nhưng tránh dùng 1 cụm từ đặc biệt - Ảnh 1.

    Quốc hội Nhật Bản đã phê duyệt nghị quyết hôm 1/2. Ảnh: Reuters

     Theo nghị quyết trên, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại về các vấn đề "bắt giam và vi phạm tự do" ở khu vực Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.

    Nghị quyết của quốc hội Nhật Bản sử dụng cụm từ "tình hình nhân quyền", chứ không dùng cách diễn đạt "vi phạm nhân quyền". Động thái này được cho là nhằm mục đích tránh gây căng thẳng quá mức đến quan hệ kinh tế hai nước.

    Phía Trung Quốc lập tức lên án nghị quyết là "thấp hèn", đồng thời cáo buộc Nhật Bản can thiệp công việc nội bộ nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an họp khẩn về Triều Tiên

    Trong bối cảnh lo ngại Bình Nhưỡng nối lại thử hạt nhân, Washington muốn Hội đồng Bảo an họp kín về vụ Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm xa mới đây, Vnexpress dẫn nguồn Reuter đưa tin. 

    Theo các nguồn tin ngoại giao giấu tên, với sự ủng hộ của Anh và Pháp, phái đoàn Mỹ đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức họp khẩn cấp về Triều Tiên ngày 4/2. Sự kiện này sẽ diễn ra theo hình thức họp kín và thời gian tổ chức do Nga  - nước chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 2 - quyết định. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Con trai Thủ tướng Hun Sen đến yết kiến Quốc vương với tư cách mới

    Theo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong một sự kiện hôm 31/1 cho biết ông đã đưa con trai cả Hun Manet tới yết kiến Quốc vương Norodom Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk với tư cách là ứng cử viên chức thủ tướng.

    Đại tướng Hun Manet hiện mang quân hàm bốn sao và giữ chức vụ phó tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) và tư lệnh lực lượng Lục quân, tư lệnh lực lượng chống khủng bố và phó tư lệnh lực lượng Vệ binh của Thủ tướng Hun Sen.

    Được biết, trong cuộc gặp với Quốc vương Norodom Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh nỗ lực của Tướng Hun Manet trong việc bảo vệ cung điện hoàng gia và chống dịch COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin nêu lý do tiềm tàng xảy chiến tranh Nga – NATO

    Nếu NATO cho phép Ukraine gia nhập, câu chuyện có thể kết thúc trong thảm họa – Tổng thống Nga Putin tuyên bố.

    Theo kênh RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/2 cảnh báo khả năng Ukraine gia nhập NATO sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh châu Âu, vì nó tạo cơ sở cho một cuộc xung đột lớn giữa Moskva và liên minh quân sự này.

    Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, ông Putin chỉ rõ rằng, học thuyết nhà nước chính thức của Ukraine bao gồm ý định khôi phục chủ quyền của Kiev đối với bán đảo Crimea, vốn được Nga sáp nhập vào lãnh thổ kể từ năm 2014, và đáng chú ý là bằng "các biện pháp quân sự".

    Mỹ, Anh chuẩn bị chiêu độc cho trường hợp Nga tấn công Ukraine, ông Putin tiết lộ đâu là mồi lửa - Ảnh 1.

    Ông Putin nói thêm rằng tiềm năng trở thành thành viên NATO sẽ dẫn đến một Ukraine "ngập" vũ khí, khi Kiev được cung cấp quyền tiếp cận các vũ khí tấn công tối tân.

    Tổng thống Nga cảnh báo, những diễn biến như vậy có thể thúc đẩy Kiev tiến hành kế hoạch bắt đầu chiến dịch quân sự ở Crimea, và nói thêm rằng Moskva sau đó sẽ có hành động đáp trả, vì bán đảo này đã trở thành một phần lãnh thổ Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014.

    Tổng thống Nga cũng nói rằng Washington cho đến nay đã phớt lờ những lo ngại cơ bản về an ninh của Nga. Ông Putin nhấn mạnh, Moskva rất muốn tránh xảy ra xung đột, nhưng điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả Nga, được tính đến.

    Ông Putin cũng cáo buộc Mỹ trực tiếp âm mưu "lôi kéo chúng ta vào xung đột vũ trang" liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine bằng cách sử dụng nước này như một "công cụ" cho các hoạt động của NATO. Ông tuyên bố rằng mục tiêu chính của Washington là buộc "các đồng minh ở châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt rất cứng rắn chống lại Nga" hoặc "lôi kéo Ukraine vào NATO."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ, Anh chuẩn bị "chiêu độc" cho trường hợp Nga tấn công Ukraine

    Mỹ và Anh hiện đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp nhằm vào Nga nếu Nga tấn công Ukraine:  Đó là trừng phạt giới tinh hoa Nga thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, báo Người lao động đưa tin. 

    Theo đó, hai nước này đang cố gắng "đánh tiếng" với ông Putin rằng những người giàu nhất nước Nga với khối tài sản khổng lồ ở nước ngoài sẽ phải đương đầu với đòn trừng phạt nếu nhà lãnh đạo Nga ra lệnh cho quân đội tấn công Ukraine - điều mà Moscow đã nhiều lần phủ nhận.

    Mới đây, chính quyền Anh đã lên tiếng hối thúc Tổng thống Putin "lùi bước trước bờ vực" đối với vấn đề Ukraine. Anh cảnh báo rằng bất kỳ động thái tấn công nào cũng sẽ kích hoạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty và những người có liên hệ mật thiết với Điện Kremlin.

    Cùng ngày, một quan chức Mỹ tiết lộ, Washington đã chuẩn bị danh sách các nhân vật thân tín của Tổng thống Putin. Đó sẽ là những người bị trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại