Cập nhật lúc

Việt Nam nêu thời điểm bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Mùa Xuân thần tốc

Tin tức thế giới ngày 28/1 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Việt Nam nêu thời điểm bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Mùa Xuân thần tốc
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ba Lan sẵn sàng mời Nga đến kiểm tra cơ sở phòng không của Mỹ

    Ba Lan - một thành viên NATO - tuyên bố sẵn sàng cho phép các thanh sát viên Nga đến nước này để kiểm tra các cơ sở phòng không của Mỹ, theo Tiền phong.

    Thông tin trên được đưa ra bởi tờ Wall Street Journal dựa trên nguồn tin giấu tên.

    Theo đó, Ba Lan sẵn sàng kí kết một thoả thuận có đi có lại với Nga. Các thanh sát viên Nga sẽ được đến Ba Lan để kiểm tra các cơ sở phòng không của Mỹ. Đổi lại, Warszawa muốn các thanh sát viên Ba Lan được phép kiểm tra các địa điểm đặt tên lửa của Nga ở Kaliningrad - vùng lãnh thổ thuộc Nga giáp Ba Lan và Lithuania.

    Việt Nam nêu thời điểm bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Mùa Xuân thần tốc - Ảnh 1.

    Kaliningrad giáp Ba Lan và Lithuania. Ảnh: FT


    Theo các quan chức Mỹ, ý tưởng để người Nga tiếp cận các địa điểm của Mỹ ở Ba Lan vốn được đề xuất bởi Mátxcơva. Điện Kremlin từng nhiều lần phản đối việc bố trí tên lửa của nước ngoài trên lãnh thổ châu Âu, vì cho rằng các cơ sở phòng không này có thể được sử dụng để phóng tên lửa vào lãnh thổ Nga.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng để thuyết phục Nga


    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Bắc Kinh nói muốn tất cả các bên bình tĩnh và "kiềm chế làm những thứ gây gia tăng căng thẳng và trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng".

    Còn ông Blinken nhấn mạnh cần giảm căng thẳng và cảnh báo những rủi ro về an ninh và kinh tế nếu Nga tấn công, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách chính trị Victoria Nuland nói rằng thông điệp Mỹ gửi đến Bắc Kinh rất rõ ràng.

    "Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình với Mátxcơva để thúc giục giải pháp ngoại giao, vì nếu xung đột nổ ra ở Ukraine cũng sẽ không tốt cho Trung Quốc. Sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Sẽ có tác động lớn đến ngành năng lượng ", bà Nuland nói trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Ngày 27/1, Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để tác động Nga tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ Bắc Kinh sẽ ủng hộ Washington trong tình thế đối đầu này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng để thuyết phục Nga

    Ngày 27/1, Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để tác động Nga tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ Bắc Kinh sẽ ủng hộ Washington trong tình thế đối đầu này.

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Bắc Kinh nói muốn tất cả các bên bình tĩnh và "kiềm chế làm những thứ gây gia tăng căng thẳng và trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng".

    Còn ông Blinken nhấn mạnh cần giảm căng thẳng và cảnh báo những rủi ro về an ninh và kinh tế nếu Nga tấn công, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách chính trị Victoria Nuland nói rằng thông điệp Mỹ gửi đến Bắc Kinh rất rõ ràng.

    "Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình với Mátxcơva để thúc giục giải pháp ngoại giao, vì nếu xung đột nổ ra ở Ukraine cũng sẽ không tốt cho Trung Quốc. Sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Sẽ có tác động lớn đến ngành năng lượng ", bà Nuland nói trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ gửi vũ khí sát thương còn Đức gửi 5.000 phần quà đặc biệt cho Ukraine: Như 1 trò đùa?

    Ngày 26/1/2022, Đức thông báo cung cấp 5.000 mũ bảo hiểm cho Ukraine trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ tấn công Kiev. Tuy nhiên, quyết định này bị Thị trưởng Kiev tố cáo là một "trò đùa".

    "Tôi đã nhận được một lá thư gửi từ Đại sứ quán Ukraine, yêu cầu Đức hỗ trợ các thiết bị quân sự, chính xác là sản phẩm mũ bảo hiểm", hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht. "Chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine 5.000 mũ bảo hiểm như một thông điệp rõ ràng: Nước Đức đang ở bên cạnh các bạn".

    Tuy nhiên, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết lời đề nghị này khiến ông "không thốt nên lời"."Bộ Quốc phòng Đức dường như không nhận ra rằng chúng tôi đang đối đầu với các binh lính được trang bị tối tân của Nga và việc tấn công có thể diễn ra bất cứ lúc nào", ông Klitschko chia sẻ với tờ báo Bild (Đức). "Nước Đức sẽ gửi sản phẩm hỗ trợ nào tiếp theo? Gối ư?", ông Klitschko nói.

    Việt Nam nêu thời điểm bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Mùa Xuân thần tốc - Ảnh 1.

    Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine. Ảnh: Getty

    Lô hàng viện trợ này có tính chất hoàn toàn trái ngược với các lô vũ khí và vô số các cảnh báo từ Mỹ và các đồng minh NATO khác, đã làm dấy lên nghi vấn về việc liệu Đức có chống lại các động thái ngăn cản một cuộc tấn công của Nga hay không, do Berlin có thể muốn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến đường ống dẫn khí đốt mới của Moscow đang cung cấp năng lượng cho 1/3 số hộ gia đình nước mình.

    Đại sứ Ukraine tại Đức Andriy Melnyk coi động thái này là một "cử chỉ mang tính biểu tượng thuần túy" và "chỉ là một giọt nước tràn ly".

    Ukraine gần đây đã đưa ra yêu cầu khẩn cấp với Đức về việc cung cấp 100.000 mũ bảo hiểm cũng như áo chống đạn, để phân phát cho những người tình nguyện đăng ký tham gia quân đội để bảo vệ đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

    Kể từ cuối năm ngoái, Nga đã triển khai hàng chục nghìn quân dọc theo biên giới Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới đang cận kề ở Châu Âu. Điện Kremlin tuyên bố, nước Nga không có kế hoạch tấn công nước láng giếng, nhưng đưa ra yêu cầu đảm bảo an ninh từ NATO như việc cấm kết nạp Ukraine. NATO đã bác bỏ điều kiện này. Trong nhiều năm qua, Kiev đã tìm cách gia nhập và duy trì mối quan hệ thân thiết với NATO. Cho đến hiện nay, một nghị quyết ngoại giao hoá giải các hành động thù địch đang trở nên xa vời.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ gửi vũ khí sát thương còn Đức gửi 5.000 phần quà đặc biệt cho Ukraine: Như 1 trò đùa?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng thần tốc

    Bắt đầu từ ngày mai 29/1, cũng là ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 theo phát động của Thủ tướng Chính phủ.

    Tân Đại sứ Mỹ đã đến Việt Nam, bắt đầu cách ly y tế - Ảnh 1.

    Thủ tướng phát động chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân để đạt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Theo phát động của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngành y tế và các địa phương đã khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch này với tinh thần làm việc xuyên Tết, làm ngay, làm tốt, làm hiệu quả ngay trong những ngày nghỉ Tết. Các lực lượng sẽ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định.

    Mục tiêu tiêm vaccine đã được Chính phủ xác định rất rõ ràng: Hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định. Cùng với đó, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

    Nền kinh tế đã phục hồi theo hình chữ V trong quý IV/2021, sau khi tăng trưởng GDP giảm mạnh trong quý III. Việc thực hiện bằng được mục tiêu tiêm chủng vaccine theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhiều ý kiến nhận định, nếu diễn biến tình hình không có thay đổi lớn, các hoạt động kinh tế - xã hội có thể trở lại cơ bản bình thường ở thời điểm giữa tháng 3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tân Đại sứ Mỹ đã đến Việt Nam, bắt đầu cách ly y tế

    "Tôi và gia đình đã tới Hà Nội an toàn vào đêm qua, bắt đầu những ngày cách ly. Chúng tôi rất mong được gặp những người bạn và những đối tác Việt Nam trong thời gian sớm nhất!" - Đại sứ Marc Knapper cho biết.

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Đại sứ Marc Knapper và phu nhân đã đến Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.

    Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí này, ông Marc từng là Đại biện từ năm 2017 - 2018 và là Phó Trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ từ năm 2015 - 2016 ở Seoul, Hàn Quốc.

    Trước đó, ông Marc từng là Giám đốc phụ trách các vấn đề Ấn Độ, Giám đốc phụ trách các vấn đề về Nhật Bản và đảm nhiệm một số vị trí khác tại Tokyo, Seoul, Hà Nội và Baghdad.

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từng 2 lần làm việc ở Triều Tiên. Năm 2017, ông là đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ trong đội Spent Fuel Team tại cơ sở tại hạt nhân Yongbyon và năm 2000 là một thành viên trong đoàn của Ngoại trưởng Madeleine Albright thăm Bình Nhưỡng.

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam có thể nói tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Việt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nói gì về chủng Covid-19 mới?

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi tình hình với sự xuất hiện của các loại virus mới, bao gồm cả biến chủng Covid-19 NeoCoV. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của loại virus mới này vẫn đang được nghiên cứu.

    Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã lên tiếng về nguy cơ xâm nhập vào cơ thể người của virus NeoCoV. Đây là loại virus này trước đây đã được phát hiện ở Nam Phi.

    Bản thảo của nghiên cứu được lưu trữ trên cổng thông tin BioRxiv. Có thông tin cho rằng, virus này cần một đột biến nào đó để tương tác với cơ thể con người, hiện tại nó chỉ đe dọa loài dơi.

    Theo BioRxiv, NeoCoV "có thể sử dụng hiệu quả một số loại Enzyme chuyển đổi Angiotensin 2 (ACE2) của dơi và ít thuận lợi hơn là ACE2 của con người để xâm nhập".

    Virus SARS-CoV-2 cũng sử dụng ACE2 để xâm nhập vào cơ thể người, điều này có nghĩa là cơ chế lây nhiễm của hai chủng có thể giống nhau.

    Tuy nhiên, mối nguy hiểm của một loại Covid-19 mới có thể gây ra làn sóng đại dịch mới vẫn cần được nghiên cứu."Chúng tôi đã lưu ý bài báo này và cảm ơn các nhà nghiên cứu đã chia sẻ những phát hiện của họ trong bản thảo. Động vật, đặc biệt là động vật hoang dã là nguồn gốc của hơn 75% các bệnh truyền nhiễm mới ở người. Đồng thời, nhiều bệnh khác cũng do virus mới gây ra. WHO cho biết, virus corona thường được tìm thấy ở động vật, bao gồm cả ở dơi", WHO tuyên bố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tết đầm ấm của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Vào những ngày cuối cùng của năm Tân Sửu, Lê Trung Tín và các du học sinh Việt Nam khác ở Trường Nhật ngữ Goto, nằm trên đồi cao ở đảo Goto thuộc tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên để mời các thầy, cô giáo trong trường và người dân địa phương.

    Thông qua bữa cơm này, họ muốn bày tỏ sự biết ơn của mình đối với các vị khách mời – những người đã đùm bọc họ trong suốt thời gian sinh sống và học tập trên hòn đảo này.

    Lê Trung Tín sinh năm 1997 ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, với hoài bão lớn của tuổi trẻ, Tín đã quyết định lên đường sang Nhật Bản du học và trở thành một trong số 16 học sinh đầu tiên của Trường Nhật ngữ Goto. Đây là trường Nhật ngữ dành riêng cho người Việt do chính quyền thành phố Goto hợp tác với chính quyền tỉnh Nagasaki và Đại học Công lập Nagasaki lập ra từ năm 2020. Trao đổi với phóng viên TTXVN, Tín nói: "Mục tiêu đầu tiên của em khi qua đây học là nâng cao trình độ tiếng Nhật để sau này sẽ có một công việc thích hợp ở Nhật Bản, kiếm thêm thu nhập cho gia đình và sau này trở về đóng góp cho đất nước".

    Tuy nhiên, ngay khi mới đặt chân tới Goto, Tín đã gặp rất nhiều khó khăn, phần vì ngôn ngữ bất đồng, phần vì nhập học vào đúng giai đoạn dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Nhật Bản. Vào những thời khắc gian khó đó, em đã được các thầy cô trong trường cùng với chính quyền và người dân trên đảo Goto đùm bọc và giúp đỡ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ mạnh tay sau vụ 4 người chết cóng sát biên giới Mỹ

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Cảnh sát Ấn Độ bắt giữ 6 người trong chiến dịch trấn áp nhập cư bất hợp pháp sau khi 4 người, trong đó có trẻ sơ sinh, được phát hiện chết cóng gần biên giới giữa Mỹ và Canada vào tuần trước.

    Thông tin trên được nhà chức trách Ấn Độ đưa ra vào ngày 27-1. Đại diện cảnh sát bang Gujarat cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng truy quét bọn buôn người tìm cách đưa gia đình này và nhiều người khác ra nước ngoài qua các kênh bất hợp pháp".

    Quan chức cảnh sát nói thêm rằng 6 người bị cảnh sát bắt giữ đang điều hành một công ty du lịch và lữ hành tại bang Gujarat. Ngoài ra, một quan chức Bộ Ngoại giao tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ cho biết nhà chức trách đang phối hợp với quan chức biên giới Mỹ và Canada để điều tra vụ việc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ủng hộ ‘quan ngại an ninh’ của Nga trước Mỹ và NATO


    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP

    Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ Nga trong cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong vấn đề Ukraine, khẳng định Moskva có "quan ngại an ninh chính đáng" mà Mỹ và đồng minh cần xem xét một cách nghiêm túc.

    Trong cuộc điện đàm trực tuyến ngày 28/1 với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Vương Nghị nói rằng việc tăng cường, mở rộng NATO không thể tạo ra bảo đảm an ninh cho châu Âu - một lời bình luận gần như là thể hiện quan điểm ủng hộ Moskva về phản đối NATO kết nạp Ukraine làm thành viên.

    Ngoại trưởng Trung Quốc cũng hối thúc tất cả các bên cần từ bỏ ngay tâm lý thời Chiến tranh Lạnh, thúc đẩy tiến trình đàm phán cân bằng nhằm giải quyết căng thẳng hiện nay liên quan đến tình hình Ukraine – thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

    Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Blinken tại cuộc điện đàm đã nhấn mạnh sự cần thiết xuống thang đối đầu, mở các biện pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Mỹ cùng lúc cũng bày tỏ quan ngại về các nguy cơ đối với an ninh, kinh tế toàn cầu đến từ khả năng Nga can thiệp sâu vào Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trong năm 2021, Việt Nam nhập ô tô nhiều nhất từ quốc gia nào?

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 160.035 chiếc, tăng tới 52,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 109.728 chiếc, tăng 45,2%; ô tô vận tải đạt 34.916 chiếc, tăng 55,7%.

    Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu tới 1,5 tỷ USD ô tô từ Thái Lan, 873 triệu USD từ Trung Quốc và xấp xỉ 56 triệu USD từ Indonesia. Tuy nhiên, về số lượng Indonesia lại vượt qua Trung Quốc do thị trường này chủ yếu cung cấp xe giá rẻ.

    Ngoài 3 thị trường kể trên, trong năm vừa qua, Việt Nam cũng nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc từ Nhật Bản với 3.173 xe, Hàn Quốc 1.634 xe, Mỹ 1.626 xe, Đức 1.093 xe, Nga 834 xe, Anh 371 xe, Ấn Độ 196 xe, Canada 42 xe và Pháp 4 xe.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên bắt đầu mở cửa biên giới sau hai năm đóng chặt vì COVID-19

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Cầu Hữu Nghị bắc qua sông Áp Lục nối liền một tỉnh của Triều Tiên với Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

    Sau hai năm đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19, Triều Tiên đã bắt đầu nới lỏng giao thương với các quốc gia láng giềng.

    Động thái Triều Tiên ​mở cửa trở lại được thể hiện bằng việc nối lại các chuyến tàu chở hàng của nước này sang Trung Quốc. Hoạt động này vẫn diễn ra ngay cả khi Bình Nhưỡng thực hiện một số vụ thử tên lửa, và gần đây nhất là vụ thử hai tên lửa vào sáng ngày 27/1.

    Theo tính toán của Hàn Quốc, thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc đã giảm khoảng 80% vào năm 2020 và tiếp tục sụt giảm trong chín tháng đầu năm 2021.

    Việc mở cửa trở lại một phần biên giới cũng đặt ra câu hỏi về việc Triều Tiên sẽ có kế hoạch tiếp nhận và quản lý vắc xin ngừa COVID-19 như thế nào sau khi chiến dịch tiêm chủng của nước này bị trì hoãn suốt một năm qua. Triều Tiên hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới không có kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho toàn dân.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thương mại giữa các địa phương trên tuyến biên giới hai nước sẽ được duy trì trong khi các biện pháp kiểm soát đại dịch vẫn được thực hiện nghiêm.

    Tuy vậy, các quan chức Hàn Quốc vẫn chưa rõ Triều Tiên có mở lại hoàn toàn hoạt động giao thương trên bộ với Trung Quốc hay không.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình ảnh trong chuyến thị sát mới nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: “Tôi và gia đình đã tới Hà Nội an toàn vào đêm qua, bắt đầu những ngày cách ly"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xuất hiện hình ảnh nghi là F-35 của Mỹ trước khi chìm xuống Biển Đông

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Hình ảnh nghi là tiêm kích F-35C Mỹ rơi ở Biển Đông được chia sẻ hôm 27/1. Ảnh: Twitter/OdeoSoldier.

    Theo VnExpress, mới đây tài khoản Twitter OdeoSoldier vừa chia sẻ hình ảnh được cho là của chiếc tiêm kích tàng hình F-35 không có phi công, nắp buồng lái đã biến mất và khoang lái không có người. Chiếc tiêm kích này nổi trên biển, xung quanh là nhiều mảnh vỡ và bọt trắng trên sóng nước. 

    Những người dùng mạng xã hội Twitter và Weibo cho rằng đây là hình ảnh của chiếc tiêm kích F-35C Mỹ gặp nạn ở Biển Đông hôm 24/1, tuy nhiên hiện chưa rõ tính xác thực của hình ảnh, và hải quân Mỹ cũng chưa bình luận về thông tin này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Á trang hoàng rực rỡ chuẩn bị đón năm mới Nhâm Dần

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Tiểu cảnh trang trí hình gia đình hổ cao hơn 10m ở khu phố Tàu (Singapore). Đây là điểm nhấn của khu trưng bày gồm 300 chiếc đèn lồng được làm hoàn toàn thủ công bởi những người thợ giàu kinh nghiệm. Ảnh: Straitstimes

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 2.

    Thợ thủ công chế tác đèn lồng hình hổ ở Surakarta (Trung Java, Indonesia). Ảnh: Tân Hoa Xã

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 3.

    Khung cảnh lung linh ở Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 4.

    Phố Hàng Mã (Hà Nội) lên báo nước ngoài. EPA-EFE

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU kiện Trung Quốc ra WTO

    Theo VOV, ngày 27/1, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với cáo buộc Trung Quốc có các hành vi thương mại phân biệt đối xử đối với Lithuania (Litva).

    Trả lời báo giới, ông Dombrovskis - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, EU đã thu thập bằng chứng cho thấy, Trung Quốc đã có những biện pháp hạn chế thương mại đối với Lithuania khiến xuất khẩu của Lithuania sang Trung Quốc trong năm ngoái giảm hơn 90% so với năm 2020.

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Jago News)

    "Các biện pháp của Trung Quốc là mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của thị trường vì chúng ảnh hưởng đến thương mại nội khối EU và chuỗi cung ứng của EU, đồng thời có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp EU. Đây là lý do tại sao chúng tôi đang nỗ lực bảo vệ quyền lợi của EU. Hôm nay, chúng tôi đã đưa vụ việc lên WTO", ông Dombrovskis.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỉnh Thừa Thiên Huế: Được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng sau khi lọt vào "mắt xanh" của ông lớn Nhật Bản

    Mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt quy hoạch dự án công viên phần mềm, công nghệ thông tin do một công ty Hàn Quốc đầu tư, với tổng chi phí khoảng 3.400 tỷ đồng.

    Trước đó, vào tháng 11/2021, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản ghi nhớ với "ông lớn" Aeon Mall của Nhật Bản về quyết định đầu tư trung tâm thương mại Aeon Mall tại tỉnh này, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 170 triệu USD..

    Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế, khu B – đô thị mới An Vân Dương.

    Một tỉnh của Việt Nam được Hàn Quốc rót hơn 3.000 tỷ đồng, ông lớn Nhật Bản trao cơ hội khủng - Ảnh 1.

    Dự án có tổng chi phí dự kiến thực hiện dự án khoảng 3.458 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 91 tỷ đồng, do Công ty Smart Media City (Hàn Quốc) đầu tư. Dự kiến, dự án sẽ đáp ứng số chuyên gia và phục vụ khoảng 5.000 người.

    Được biết, dự án định hướng là khu công nghệ thông tin và truyền thông tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực nghiên cứu phát triển; đào tạo và ươm tạo; sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học… đô thị xanh, đô thị thông minh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine luôn ưu tiên quan tâm tới cộng đồng người Việt

    Ngày 27/1, trả lời phỏng vấn trực tuyến của phóng viên TTXVN tại Moskva, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch cho biết Đại sứ quán luôn theo dõi sát sao tình hình hiện nay và ưu tiên quan tâm tới cộng đồng người Việt tại Ukraine. Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đại sứ quán.

     - Ảnh 1.

    Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch. Ảnh: TTXVN phát

    Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, trong bối cảnh thông tin về tình hình miền Đông Ukraine còn nhiều nhiễu loạn, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine vẫn duy trì tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp hoặc trực tuyến, với hầu hết cộng đồng người Việt trên toàn Ukraine, ngoại trừ một phần cộng đồng ở Donetsk chưa tiếp cận được.

    Qua theo dõi sát và đánh giá tình hình ở Ukraine, Đại sứ quán nhận thấy chưa có dấu hiệu đáng lo, hoạt động kinh tế vẫn có thể diễn ra bình thường. Đại sứ quán vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ukraine. Đại sứ kêu gọi cộng đồng người Việt không lo lắng thái quá, cần giữ bình tĩnh và ổn định tâm lý để làm ăn, duy trì các hoạt động kinh tế vì đây chính là lợi ích trước tiên của cộng đồng.

    Về tình hình tại Ukraine, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch dẫn tuyên bố từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine, khẳng định tình hình không thực sự căng thẳng như thông tin một số cơ quan truyền thông phương Tây đưa tin. Việc một số quốc gia rút nhân viên ngoại giao về nước là hành động quá cẩn trọng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đấu súng tại biên giới Tajikistan - Kyrgyzstan

    Ngày 27/1, Kyrgyzstan đã cáo buộc lực lượng nước láng giềng Tajikistan nổ súng nhằm vào các binh sĩ nước này trong vụ bùng phát bạo lực mới, xảy ra sau khi các cuộc đụng độ hồi năm ngoái tại khu vực biên giới tranh chấp khiến hàng chục người thiệt mạng.

     - Ảnh 1.

    Lính biên phòng Tajikistan tuần tra tại khu vực biên giới ở thị trấn Pyandj, cách thủ đô Dushanbe khoảng 220 km. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Thông báo từ Ủy ban An ninh quốc gia Kyrgyzstan nêu rõ "phía Tajikistan sử dụng súng cối và súng phóng lựu" trong các cuộc tấn công.

    Hiện chưa có thông tin phản hồi từ phía Tajikistan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại