*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Chiến đấu cơ Nga buộc phải xuất kích khi phiến quân Syria liên tiếp có các hành động phá hoại thỏa thuận ngừng bắn 5/3, tấn công vào phòng tuyến của quân chính phủ ở Idlib.
Trong một thông báo hôm nay 5/8, Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn cầu thuộc Không quân Mỹ cho biết một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3 không mang đầu đạn đã được phóng đi từ bang California vào sáng sớm 4/8 (theo giờ địa phương), trong một cuộc tấn công giả định nhằm vào một mục tiêu ở Thái Bình Dương.
Cơ quan trên cho biết quả tên lửa đã được phóng đi vào lúc 12h21 AM (theo giờ địa phương) từ căn cứ không quân Vandenberg di chuyển quãng đường dài 6.759km tới Đảo san hô Kwajalein thuộc Quần đảo Marshall như một phần của một cuộc thử nghiệm.
Theo Đại tá Omar Colbert, phi đoàn thử nghiệm bay số 576, vụ phóng thử nghiệm có vai trò quan trọng đối với hoạt động đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của hệ thống vũ khí hạt nhân Minuteman 3.
Không quân Mỹ khẳng định các vụ phóng thử không phải là một hành động phản ứng đối với các sự kiện trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko ngày hôm nay cho biết, lực lượng bộ binh và lính dù của nước này đã tiếp nhận hơn 160 xe tăng cùng các phương tiện bọc thép khác chỉ trong nửa đầu năm 2020.
“Tổng cộng 57 phương tiện thiết giáp mới và 104 xe thiết giáp cải tiến đã được chuyển giao cho lực lượng Lục quân và Lính dù Nga”, ông Krivoruchko cho hay.
Các phương tiện mới bàn giao gồm có xe chiến đấu bộ binh BMD-4M, BMP-3, BMP-2, cùng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B và T-80.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, Ai Cập đã gửi gần 150 binh lính tới Syria để hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự của Tổng thống Assad.
Số binh lính Ai Cập được triển khai tới khu vực Aleppo và Idlib quan sân bay quân sự Hama để phối hợp chiến đấu cùng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Lực lượng này sau đó được điều chuyển tới địa bàn Khan Al-Asal phía Tây Aleppo và khu vực xung quanh thành phố Saraqib phía Nam Idlib.
Binh lính Ai Cập cũng được trang bị vũ khí hạng nhẹ để chiến đấu cùng các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn nhằm đối phó với các phe phái đối lập ở Syria.
Binh sĩ Quân đội Syria hoạt động tại làng Khan Tuman, địa điểm cách thành phố Aleppo khoảng 17 km. Ảnh: AFP
Quân đội Chính phủ Syria (SAA) vừa thu giữ được một lượng lớn vũ khí do nước ngoài cung cấp bị các lực lượng phiến quân bỏ lại ở miền Nam Syria.
SAA thu được số vũ khí trên trong các chiến dịch lục soát ở Daraa, Al-Quneitra và Damascus. Theo hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA), Quân đội Chính phủ Syria đã phát hiện được tổng cộng 180.000 viên đạn, các loại súng phóng lựu, súng máy và nhiều bom mìn trong đó có cả những thiết bị do Mỹ và Israel chế tạo.
Dưới đây là những hình ảnh về số vũ khí được SANA công bố:
Trong một thông báo hôm nay 5/8, Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn cầu thuộc Không quân Mỹ cho biết một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3 không mang đầu đạn đã được phóng đi từ bang California vào sáng sớm 4/8 (theo giờ địa phương), trong một cuộc tấn công giả định nhằm vào một mục tiêu ở Thái Bình Dương.
Cơ quan trên cho biết quả tên lửa đã được phóng đi vào lúc 12h21 AM (theo giờ địa phương) từ căn cứ không quân Vandenberg di chuyển quãng đường dài 6.759km tới Đảo san hô Kwajalein thuộc Quần đảo Marshall như một phần của một cuộc thử nghiệm.
Theo Đại tá Omar Colbert, phi đoàn thử nghiệm bay số 576, vụ phóng thử nghiệm có vai trò quan trọng đối với hoạt động đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của hệ thống vũ khí hạt nhân Minuteman 3.
Không quân Mỹ khẳng định các vụ phóng thử không phải là một hành động phản ứng đối với các sự kiện trên thế giới.
Al-Masdar news dẫn thông báo của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho hay một nhóm 5 máy bay vận tải chở theo các bác sĩ và thiết bị y tế đã lên đường đi Lebanon.
Phía Nga sẽ thành lập một bệnh viện dã chiến để chữa trị cho những người bị thương sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut chiều 4/8.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cũng sẽ cử thêm một đội chuyên gia tới Lebanon giúp sức cho công tác tìm kiếm-cứu hộ và xây dựng một phòng thí nghiệm nhằm xác định những người nhiễm Covid-19. Đây được cho là động thái rất cần thiết để ngăn nguy cơ Covid-19 lây lan trong bối cảnh Lebanon vật lộn giải quyết hậu quả vụ nổ.
Cận cảnh vụ nổ kho chứa ammonium nitrate ở cảng Beirut với 15 góc máy khác nhau.
Theo Syria.liveuamap, trong 48 giờ qua, liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình phản đối sự chiếm đóng của người Kurd ở bờ Đông sông Euphrate, tỉnh Deir Ezzor.
Còn theo Al-Masdar news, nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc biểu tình trên chính là việc một số tộc trưởng các bộ lạc Ả Rập trong khu vực bị ám sát. Còn người Kurd bị tình nghi đứng sau các vụ ám sát này.
Các nguồn tin địa phương cho biết, có hàng trăm bộ lạc tham gia các cuộc biểu tình phản đối sự chiếm đóng của người Kurd cũng như liên quân của Mỹ ở bờ Đông Euphrate, đồng thời tuyên bố trung thành với chính quyền Damascus.
Trước tình hình các cuộc biểu tình có thể lan rộng và biến thành bạo động, lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã thiết lập lệnh giới nghiêm tại một số thị trấn và thành phố ở bờ Đông Euphrate.
Việc một số thị trấn và làng mạc ở bờ Đông Euphrate đứng lên chống lại sự kiểm soát của SDF đang đẩy người Kurd vào thế khó.
Theo chuyên trang hàng không Avia.Pro, nhóm phiến quân Kata'ib Khattab al-Shishani (hay lữ đoàn Khattab al-Shishani) vừa cho đăng tải một đoạn video ghi lại toàn bộ quá trình chúng chuẩn bị cho cuộc phục kích đoàn xe Quân cảnh Nga trên đường cao tốc M4 hôm 14/7 vừa qua.
Dựa vào đoạn video trên có thể thấy phiến quân Khattab al-Shishani sử dụng một máy bay không người lái (UAV) hoặc drone cỡ nhỏ ghi lại toàn bộ cuộc tấn công.
Điều đáng nói là Khattab al-Shishani có vẻ đã biết trước thời điểm đoàn xe tuần tra sẽ tới cũng như mục tiêu là xe bọc thép Nga. Chiếc xe bom được một phẩn tử khủng bố điều khiển lao ra giữa đường và kích nổ ngay khi một xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Quân cảnh Nga đi tới.
Sức ép từ vụ nổ khiến chiếc xe thiết giáp Nga bị hất văng ra khỏi đường, những hình ảnh của chiếc BTR-82A sau đó có thể thấy nó chịu hư hại khá nặng. Đã có ba binh sĩ Nga bị thương trong vụ tấn công trên.
Phiến quân phục kích đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga trên đường M4 hôm 14/7.
Theo Daily Mail, vụ nổ từ 2.750 tấn ammonium nitrate bên trong cảng Beirut, Lebanon tương đương với 1/5 sức công phá của quả bom nguyên tử "Little Boy" được thả xuống Hiroshima trong Thế chiến thứ 2, khoảng 3 kilotons.
Được biết, Little Boy một trong những quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ có sức công phá vào khoảng 16 kilotons.
Tình tới thời điểm hiện tại đã có hơn 100 người thiệt mạng và gần 4.000 người khác bị thương từ thảm họa trên.
Vùng đỏ là vị trí cảng Beirut, trung tâm của vụ nổ. Ảnh: Daily Mail
Trong vùng đỏ là khu vực chịu ảnh hưởng từ sóng xung kích của vụ nổ kho ammonium nitrate ở Beirut.
Trong một cuộc họp báo hôm 4/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho biết, thỏa thuận hợp tác khai thác dầu giữa Mỹ và lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Syria và là hành động bất hợp pháp.
"Việc ký kết một thỏa thuận khai thác dầu mỏ Mỹ và một nhóm người Kurd đi ngược lại với luật pháp quốc tế cũng như vi phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria", ông Mousavi cho biết.
Hầu hết các mỏ dầu có trữ lượng lớn ở Đông Bắc Syria đều nằm trong vùng SDF kiểm soát (vùng tô màu vàng) và Mỹ đang giúp người Kurd khai thác các mỏ này.
Phía Iran còn cáo buộc Mỹ chiếm đóng vùng Đông Bắc Syria một cách bất hợp pháp mà không có sự đồng ý của chính quyền Damascus hay sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc. Việc Mỹ ký thỏa thuận hợp tác khai thác dầu với người Kurd chỉ là cách Washington hợp pháp hóa việc ăn cắp tài nguyên của người dân Syria.
Được biết, nhà thầu dân sự vừa đại diện cho Washington ký thỏa thuận với người Kurd là Công ty Delta Crescent Energy LLC, được thành lập vào đầu năm 2019.
Đứng sau công ty này là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Đan Mạch James Cain; James Reese - một cựu sĩ quan trong Lực lượng Delta; và John P. Dorrier Jr., cựu giám đốc điều hành của GulfSands, một công ty dầu khí có trụ sở tại Anh và có kinh nghiệm khai thác dầu tại Syria.
Theo Syria.liveuamap, những đám mây khói từ vụ nổ ở cảng Beirut, Lebanon vào chiều 4/8 (theo giờ địa phương) đã bay sang tới tận thủ đô Damascus, Syria.
Được biết, thủ đô của Lebanon chỉ cách Damascus chưa tới 90km.
Tính đến thời điểm hiện tại, vụ nổ ở cảng Beirut đã khiến 78 người thiệt mạng và hơn 4.000 người khác bị thương.
Phát biểu với truyền thông địa phương, Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Lebanon Abbas Ibrahim cho biết, bước đầu đã xác định được nguyên nhân dẫn tới vụ nổ có liên quan đến một nhà kho chứa 2.750 tấn ammonium nitrate bên trong cảng Beirut.
Trong một tuyên bố vào hôm qua 4/8, Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, Robert O'Brien cho biết: "Nước Mỹ lo ngại sâu sắc trước cuộc xung đột leo thang tại Libya. Chúng tôi phản đối sự can dự của quân đội nước ngoài, bao gồm cả việc các bên sử dụng lính đánh thuê và các nhà thầu quân sự tư nhân".
Ông O'Brien cho rằng các thế lực nước ngoài lợi dụng xung đột tại Libya để giành quyền lực đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định khu vực và thương mại toàn cầu, đồng thời kêu gọi người dân Libya tự xây dựng lại một đất nước đoàn kết.
Theo cố vấn này, Tổng thống Donald Trump thời gian qua đã thảo luận với lãnh đạo các nước về tình hình Libya, đồng thời đưa ra quan điểm rằng "không có bên thắng cuộc" tại quốc gia Bắc Phi này.
Libya đang tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) được Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đang hoạt động ở thủ đô Tripoli.
Trong khi đó, lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập ủng hộ.
Khi được báo giới hỏi về nguyên nhân dẫn tới vụ nổ ở thủ đô Beirut vào tối 4/8 (theo giờ địa phương), có ít nhất ba quan chức Lầu Năm Góc khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy các vụ nổ ở cảng Beirut của Lebanon là do tấn công khủng bố.
Nhận định này hoàn toàn trái ngược với ý kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi phát biểu với báo giới cùng ngày khi so sánh vụ việc ở Beirut như một vụ đánh bom.
Lực lượng cứu hỏa đang cố gắng dập tắt các đám cháy ở cảng Beirut, trung tâm của vụ nổ.
Tổng thống Trump cho biết, ông đã gặp một số tướng Mỹ và những người này cho rằng đây dường như là một vụ tấn công. Tổng thống Donald Trump cũng gửi lời chia buồn và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ người dân Lebanon sau các vụ nổ.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, nếu đây thực sự là một vụ tấn công, Mỹ sẽ gia tăng bảo vệ quân đội và tài sản của mình ở khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã gửi lời chia buồn tới người dân Lebanon và cho biết, Mỹ đang giám sát chặt chẽ tình hình thông qua sứ quán nước này tại Beirut. Hiện, nguyên nhân các vụ nổ vẫn đang được điều tra, tuy nhiên, giới chức Lebanon không gọi đây là một vụ tấn công.
Trong một cuộc họp báo ngắn hôm qua 4/8, Chuẩn đô đốc Alexander Shcherbitsky, người đứng đầu trung tâm hòa giải Nga ở Syria cho biết phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã thực hiện ít nhất hai cuộc tấn công vào các khu định cư hiện do Quân đội Syria kiểm soát ở Nam Idlib và Aleppo trong 24 giờ qua.
"Chúng tôi ghi nhận ít nhất hai cuộc tấn nhằm vào các khu định cư Urum al-Kubra ở tỉnh Aleppo và Mellaja ở tỉnh Idlib trong 24 giờ qua, nhóm phiến quân HTS đứng sau các hành động này", tướng Shcherbitsky cho biết.
Kể từ cuối tháng 7 cho tới nay, các nhóm phiến quân ở Idlib liên tiếp mở các cuộc tấn công mới nhằm vào phòng tuyến của Quân đội Syria ở Nam Idlib nhằm mở rộng vùng kiểm soát.
Cũng trong cuộc họp báo trên, tướng Shcherbitsky còn thông báo việc Quân cảnh Nga sẽ tiến hành các cuộc tuần tra mới tại các tỉnh Đông Bắc Syria như Aleppo, Raqqa và Hasakah.
Trước đó, trong ngày 3/8, phiến quân Idlib đã cố gắng phát động một cuộc tấn công nhằm vượt qua phòng tuyến của Quân đội Syria (SAA) ở làng Hamrat, vùng nông thôn Nam Idlib. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chúng đều thất bại khi chiến đấu cơ Nga xuất hiện, cuộc tấn công bị đẩy lùi còn quân khủng bố hứng chịu tổn thất nặng.
Theo giới quan sát, việc xung đột ở Nam Idlib và các vùng phụ cận tiếp tục leo thang trong những tuần qua có thể buộc Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ lực để cứu vãn tình hình. Về phần mình Moscow luôn muốn duy trì thỏa thuận ngừng bắn 5/3 nhưng vẫn sẵn sàng giáng đón hủy diệt xuống quân khủng bố nếu chúng dám vượt qua "lằn ranh đỏ".
Tập đoàn Raytheon Technologies của Mỹ và công ty Rafael Advanced Defense Systems có trụ sở ở Israel sẽ liên danh để sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome).
Cụ thể, Raytheon vừa thông báo sẽ kết hợp với đối tác Rafael thành lập một cơ sở liên doanh đầu tiên đặt ngoài Israel. Liên doanh này sẽ sản xuất toàn bộ hệ thống đánh chặn và dàn phóng tại Mỹ, địa điểm cụ thể sẽ được xác định vào cuối năm nay.
Các hệ thống Iron Dome được sản xuất cho Quân đội Mỹ sẽ được đặt trên các khung gầm xe tải đặc chủng thay vì bệ phóng cố định như của Israel.
Cơ sở đặt tại Mỹ này cũng sẽ sản xuất tên lửa SkyHunter, một biến thể phiên bản Mỹ của tên lửa Tamir được dùng trong hệ thống phòng thủ Vòm Sắt. Nhiều chủng loại thiết bị trong hệ thống này cũng đã được sản xuất tại Mỹ từ trước.
Liên danh này là bước hợp tác mới nhất giữa Raytheon với Rafael. Hai bên từng cùng nhau phối hợp sản xuất tên lửa Tamir, hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling. Trong khi đó tập đoàn Boeing của Mỹ lại hợp tác với Cơ quan hàng không Israel để tập trung phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow III.
Kênh truyền hình Knesset TV của Israel dẫn một nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết, Tel Aviv không liên đến vụ nổ ở cảng Beirut, Lebanon
"Israel không liên quan đến thảm họa vừa diễn ra ở thủ đô Lebanon", nguồn tin của Knesset TV nhấn mạnh.
Trước đó, cũng có thông tin Israel không kích vào thủ đô Beirut, Lebanon dẫn đến một vụ nổ lớn ở cảng Beirut.
Đoạn video quay lại cảnh đám cháy ở cảng Beirut sau đó là vụ nổ có sức công phá như "bom nguyên tử". Ảnh: Sputnik.
Về phần mình, Lực lương Phòng vệ Israel (IDF) từ chối đưa ra bình luận trước cáo buộc họ đứng sau vụ nổ ở cảng Beirut.
Trước đó, vào chiều 4/8 (theo giờ địa phương), truyền hình nhà nước Lebanon cho biết đã xảy ra một vụ cháy sau đó là vụ nổ lớn tại một kho chứa hàng tại cảng Beirut.
Theo các nhân chứng sóng xung kích từ vụ nổ khiến cả thủ đô Lebanon rung chuyển.
Trong thông báo mới nhất, giới chức Lebanon cho biết đã có ít nhất 70 người đã thiệt mạng và trên 3.700 người khác bị thương trong vụ nổ trên.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syrira (SOHR) cho biết ngày 4/8 tổng cộng 30 xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã đi vào khu vực miền Bắc Syria. Đây là đợt tăng viện quân sự mới nhất của nước này kể từ tháng 3 năm nay.
Theo SOHR, 30 xe quân sự trên đã đến các chốt quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng nông thôn phía Bắc tỉnh Idlib của Syria. Kể từ hồi tháng 3 đến nay đã có tổng cộng 5.135 xe quân sự như vậy từ phía Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria.
Trong một tuyên bố mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết, thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah cũng như các chỉ huy khác của phong trào Hồi giáo này không nên vượt qua "lằn ranh đỏ" của Tel Aviv, nếu không muốn nhận lấy kết thúc đau đớn cho chính bản thân cũng như cho đất nước Lebanon.
Thông điệp trên được Bộ trưởng Gantz đưa ra sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố ngăn chặn thành công một chiến dịch phá hoại của Hezbollah dọc khu vực biên giới Israel và Lebanon.
Được biết, một số thành viên Hezbollah đã bị IDF bắt giữ khi đang tìm cách xâm nhập vào khu vực biên giới Jabal Roos.
Về phần mình, Hezbollah đã bác bỏ cáo buộc của phía Israel và thông tin phong trào này đang thực hiện một chiến dịch phá hoại ngầm ở biên giới Israel - Lebanon là giả.