Cập nhật lúc

1 vaccine đang tiêm ở Việt Nam có hiệu quả bảo vệ trọn đời; Campuchia báo động nguy cơ "thảm họa y tế"

Tính đến hiện tại, trên thế giới đã ghi nhận hơn 190 triệu người nhiễm Covid-19. Hôm 15/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 đang leo thang ở nhiều nơi, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới trong tương lai.

1 vaccine đang tiêm ở Việt Nam có hiệu quả bảo vệ trọn đời; Campuchia báo động nguy cơ "thảm họa y tế"
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Campuchia cảnh báo nguy cơ thảm họa y tế công cộng

    Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cảnh báo nước này có thể đối mặt với thảm họa y tế công cộng nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt.

    Tính đến trưa nay, 17/7, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 66.336 ca mắc Covid-19, 1.076 ca tử vong và 57.955 trường hợp phục hồi. 

    Bà Vandine nói Campuchia cần hành động nhanh chóng. 

    "Chúng ta cần cảnh giác và chủ động cùng nhau hành động để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan COVID-19 ở Campuchia càng sớm càng tốt để tránh thảm họa kinh tế và sức khỏe cộng đồng," bà nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia cấm bộ trưởng ra nước ngoài, hủy chương trình vaccine trả phí

    1 vaccine đang tiêm ở Việt Nam có hiệu quả bảo vệ trọn đời; Cảnh báo nóng đe dọa chết người cho thế giới từ 19/7 - Ảnh 1.

    Thư ký Nội các Indonesia Pramono Anung ngày 16/7 truyền đạt chỉ thị của Tổng thống Joko Widodo, nhấn mạnh tất cả các bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan bị cấm ra nước ngoài nếu không có vấn đề đặc biệt và không được phép của Tổng thống. 

    Chỉ có bộ trưởng ngoại giao được phép đi công tác nước ngoài phù hợp với lĩnh vực công tác. Lệnh cấm được đưa ra sau khi một số quan chức cấp cao Indonesia đi nước ngoài trong thời gian nước này áp đặt các giới hạn khẩn cấp, làm dấy lên chỉ trích từ nhiều bên.

    Ông Widodo cũng quyết định hủy bỏ chương trình tiêm vaccine trả phí, và tất cả vaccine vẫn được sử dụng theo cơ chế tiêm chủng miễn phí của nước này.

    Chính phủ Indonesia thời gian gần đây đã hứng chỉ trích gay gắt vì một số quan chức tham gia quảng cáo thuốc chống Covid-19 chưa được thử nghiệm khoa học, thảo luận về các vở nhạc kịch trong khi cộng đồng đang gặp khó khăn, tuyên bố đại dịch được kiểm soát tốt trong khi số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở Indonesia liên tục tăng cao, hay đi nước ngoài bất chấp giai đoạn khẩn cấp đang được áp đặt./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine AstraZeneca cung cấp hiệu quả bảo vệ suốt đời

    Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng vaccine AstraZeneca – Oxford cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại COVID-19 có thể kéo dài suốt đời, báo The Sun đưa tin.

    Ngoài việc tạo ra các kháng thể tiêu diệt virus, vaccine AstraZeneca cũng tạo ra các "trại huấn luyện" tế báo T trong cơ thể. Các tế bào T có khả năng tiêu diệt virus, ngay cả các biến thể mới.

    Điều này có nghĩa là cơ thể có thể tiếp tục tạo ra các tế bào T quan trọng trong thời gian dài - có thể suốt đời - sau khi các kháng thể suy yếu dần.

    Các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) và Thụy Sĩ viết trên tạp chí Nature rằng khả năng bảo vệ của tế bào T là "tính năng chính" của các vaccine adenovirus như vaccine AstraZeneca và vaccine Johonson & Johnson.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin tại đây

    https://soha.vn/vaccine-astraz...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    1.200 nhà khoa học cảnh báo "mối đe dọa chết người" khi Anh dỡ bỏ mọi hạn chế từ tuần sau

    Hơn 1.200 nhà khoa học đã ủng hộ gửi một lá thư cho tạp chí Lancet, cảnh báo quyết định của Anh về việc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế từ thứ Hai tuần tới (19/7) có thể tạo điều kiện cho các biến thể kháng vaccine Covid-19 phát triển.

    Các nhà khoa học cảnh báo, việc Anh dỡ bỏ hầu hết hạn chế có thể dẫn đến một mối đe dọa chết người. Kế hoạch dỡ hạn chế chống dịch COVID-19 vào ngày 19 của Anh sẽ là mối đe dọa đối với thế giới.

    Theo các nhà khoa học, kế hoạch dỡ bỏ hạn chế từ tuần tới của Thủ tướng Anh Boris Johnson trong bối cảnh đại dịch vẫn lây lan mạnh có thể dẫn đến một mối đe dọa chết người là xuất hiện những biến thể mới, có thể né tránh khả năng miễn dịch của con người nhờ vaccine.

    Các nhà khoa học và bác sĩ cảnh báo, với vị thế là trung tâm giao thông toàn cầu, bất kỳ biến thể mới nào xuất hiện ở Anh đều có khả năng lây lan nhanh chóng ra khắp thế giới. Các chuyên gia bày tỏ quan ngại về kế hoạch của ông Johnson.

    Các ca nhiễm mới tại Anh đang có xu hướng tăng nhanh trở lại, nhưng nước này hy vọng việc tiêm vaccine phổ rộng sẽ ngăn chặn các ca bệnh trở nặng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đệ nhất phu nhân Pháp bị chỉ trích vì không đeo khẩu trang

    Đệ nhất phu nhân Pháp đang gây ra nhiều tranh cãi khi bà có nhiều hành động phớt lờ các quy tắc an toàn phòng tránh đại dịch Covid-19.

    Vào ngày 14/7, nước Pháp đã tổ chức cuộc diễu binh truyền thống mừng Quốc khánh sau khi đã phải hủy bỏ sự kiện này vào năm ngoái, thời điểm đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ. Đây cũng là cuộc diễu binh cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Emmanuel Macron, chắc chắn đây là một dấu mốc khó quên đối với ông.

    Tuy nhiên, tâm điểm chú ý trong sự kiện này lại chính là bà Brigitte Macron , Đệ nhất phu nhân Pháp. Bà Brigitte Macron đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trên trên mạng xã hội khi bà không đeo khẩu trang, tỏ thái độ lạnh lùng không mấy mặn mà với người chồng kém tuổi.

    Việt Nam sắp có thêm 3 triệu liều vaccine Moderna; 1.200 nhà khoa học nói Anh đe dọa chết người cho thế giới từ 19/7 - Ảnh 1.

    Đoạn clip cho thấy, khi Tổng thống Pháp tiến đến gần vợ giữa rất nhiều các vị khách quan trọng, ông nở nụ cười vui vẻ, đặt tay tình cảm lên người vợ nhưng bà Brigitte Macron không mặn mà tương tác với chồng. 

    Sau đó, Tổng thống Pháp chủ động quay sang bắt chuyện với vợ rồi đeo khẩu trang nhưng bà Brigitte Macron cũng chỉ quay sang nói vài câu ngắn gọn với chồng bằng biểu cảm có chút lạnh lùng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan lần đầu ghi nhận hơn 10.000 ca COVID-19 mới trong một ngày

    Thái Lan ngày 17/7 ghi nhận mức tăng kỉ lục cả số ca mắc COVID-19 mới và số ca tử vong, với 10.082 ca và 141 ca tử vong.

    Con số này phá kỉ lục của một ngày trước đó, với 9.692 ca mắc COVID-19 mới, với 67 ca tử vong.

    Theo Reuters, tổng số ca mắc COVID-19 ở Thái Lan tính đến thời điểm hiện tại đã lên tới 391.989 ca, với 3.240 ca tử vong.

    Tin vui: Việt Nam sắp có thêm 3 triệu liều vaccine Moderna; Vợ Tổng thống Pháp hứng bão vì không chịu đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ: Reuters

    Apisamai Srirangsan, phát ngôn viên lực lượng chống COVID-19 của chính phủ Thái Lan cho biết: “Sau khi đánh giá các biện pháp, chúng tôi vẫn còn nhiều lo ngại. Do đó, chúng tôi có thể sẽ đóng cửa nhiều nơi hơn, và tăng cường các lệnh hạn chế.”Trước đó, từ thứ Hai, các khu vực được coi là có nguy cơ cao ở Thái Lan đã phải chịu những lệnh kiểm soát khắt khe nhất trong hơn một năm, bao gồm hạn chế di chuyển, tụ tập, đóng cửa các trung tâm thương mại và một số cơ sở kinh doanh, giới nghiêm từ 21h đến 4h sáng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 xuất hiện ở làng VĐV, Olympic Tokyo không còn an toàn tuyệt đối

    Khi tuyên bố Olympic Tokyo an toàn tuyệt đối vừa được đưa ra, ban tổ chức Thế vận hội liên tiếp phát hiện các ca mắc COVID-19.

    Ban tổ chức Olympic Tokyo xác nhận có ca mắc COVID-19 ở làng vận động viên, nơi mà hầu hết thành viên của các đoàn thể thao sẽ trú chân trong thời gian tham dự Thế vận hội. Sự việc này xảy ra ngay sau khi Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach tuyên bố Thế vận hội lần này an toàn tuyệt đối.

    "Nguy cơ đối với người ở làng vận động viên cũng như người dân Nhật Bản là số không", ông Thomas Bach phát biểu hôm qua (16/7).

    Sau đó, ban tổ chức liên tiếp phát hiện các ca mắc COVID-19 ở một khách sạn phục vụ Olympic và làng vận động viên.

    Làng VĐV Olympic Tokyo đã bị Covid-19 xâm nhập; WHO nói phun khử khuẩn nơi công cộng không tác dụng - Ảnh 1.

    Tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản rất đáng lo ngại trước thềm Olympic Tokyo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Delta trở thành 'biến chủng thống trị toàn cầu'

    "Chúng ta đang đối phó với một biến thể đáng gờm", chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ Anthony Fauci thừa nhận ngày 16-7. Số ca tử vong và mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng vọt sau khi biến thể Delta xuất hiện.

    Trong một cuộc họp báo ngày 16-7, ông Fauci cho biết biến thể Delta đã được phát hiện trên 100 quốc gia/vùng lãnh thổ, bao gồm cả Mỹ. Biến thể này đặc biệt nguy hiểm vì tốc độ lây lan nhanh vượt trội so với các biến thể trước đây và chủng gốc SARS-CoV-2.

    Tỉ lệ bệnh nhân mắc chủng Delta trong tổng số ca mắc mới đã liên tục tăng dần đều ở nhiều nước, buộc giới khoa học cảnh báo thành tựu chống dịch của các nước có thể thành công cốc vì biến thể này.

    "Chúng ta đang đối phó với một biến thể đáng gờm", ông Fauci lưu ý trong cuộc họp báo qua điện thoại.

    Theo giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng 70% trong tuần qua, riêng số ca tử vong tăng tới 26% tại các địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO đề xuất kế hoạch điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc giai đoạn hai

    Ngày 16/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề xuất kế hoạch cho cuộc điều tra giai đoạn 2 để làm sáng tỏ nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc, bao gồm việc kiểm toán các phòng thí nghiệm và chợ ở Vũ Hán. WHO kêu gọi chính quyền minh bạch hơn.

    Trung Quốc tái mặt vì thái độ bất ngờ của sếp WHO; Indonesia vỡ trận - Xe xếp hàng dài đưa quan tài xuống mộ - Ảnh 1.

    Kế hoạch điều tra giai đoạn hai đòi hỏi khảo sát chợ đầu mối Hoa Nam. (Ảnh: Reuters)

     Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trình kế hoạch này đến các quốc gia thành viên sau khi nói rằng nỗ lực điều tra bị cản trở vì thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch bệnh COVID-19 lây lan ở Trung Quốc.

    Cuộc điều tra giai đoạn hai sẽ đòi hỏi điều tra về con người, động vật hoang dã tại các khu chợ ở Vũ Hán, bao gồm chợ đầu mối Hoa Nam, ông Tedros cho biết.

    Cuộc điều tra cũng yêu cầu "kiểm toán các phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu hoạt động ở khu vực phát hiện những ca mắc đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/2019", ông Tedros nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Phun xịt hóa chất khử khuẩn ở nơi công cộng để diệt SARS-Cov-2 "không có tác dụng"

    WHO từng nêu khuyến cáo rằng việc phun chất khử khuẩn trên các đường phố không giúp tiêu diệt virus corona SARS-Cov-2 mà còn gây ra những rủi ro cho sức khỏe của người dân.

    Một tài liệu hướng dẫn vệ sinh phòng dịch của WHO nêu cách thức lau chùi và khử khuẩn các bề mặt để ngừa virus, nhưng lưu ý rằng việc phun xịt chất khử khuẩn ở nơi công cộng không mang lại hiệu quả.

    Theo chuyên gia WHO, tổ chức này không khuyến khích phun xịt hóa chất khử khuẩn ở nơi công cộng như chợ, đường phố, bởi trên thực tế các chất khử khuẩn bị chất bẩn và rác thải làm mất đi tác dụng.

    Trung Quốc tái mặt vì thái độ bất ngờ của sếp WHO; Indonesia vỡ trận - Xe xếp hàng dài đưa quan tài xuống mộ - Ảnh 1.

    Công nhân phun chất khử khuẩn trên đường phố ở Thạch Gia Trang, Trung Quốc, tháng 1/2020 (Ảnh: Zhai Yujia/China News Service via Getty)

    Cũng theo WHO, đường phố hay vỉa hè không coi là "ổ vi khuẩn" lây nhiễm Covid-19. Tài liệu nhận định việc phun xịt hóa chất khử khuẩn "không làm giảm khả năng lây nhiễm virus từ người mắc Covid-19 thông qua giọt bắn và tiếp xúc gần".

    Dù vậy, giáo sư Joshua Santarpia, chuyên gia bệnh học thuộc Đại học Nebraska (Mỹ), vẫn khuyến khích phun khử khuẩn ở những môi trường kín như các tòa nhà cao tầng và sân bay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Bệnh viện quá tải, xe cứu thương xếp hàng đưa quan tài xuống mộ

    Vào một buổi chiều, 11 chiếc máy xúc đang đào nơi chôn cất mới tại một nghĩa trang ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Xe cứu thương xếp hàng dài để chờ đưa quan tài xuống. Trong lúc đó, các gia đình đau buồn vẫn đang cầu nguyện xung quanh các bia mộ.

    Sadam Saifullah, một công nhân, cho biết, anh và các đồng nghiệp thường chôn cất hơn 100 thi thể mỗi ngày, so với chỉ khoảng 5 thi thể vào hồi tháng 3. 

    "Chúng tôi phải làm việc tới tận đêm, cho đến khi ông chủ nói rằng đã xong việc", Saifullah nói.

    Số ca mắc bệnh và ca tử vong đã tăng nhanh chóng ở  Indonesia  trong những tuần gần đây khi biến thể Delta gây bùng phát một đợt dịch nghiêm trọng, giống như những gì đã xảy ra ở Ấn Độ vào mùa xuân. Indonesia ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục vào ngày 15/7 với 56.757 ca bệnh và 982 ca tử vong.

    Biến thể Delta , được cho là có khả năng lây nhiễm gấp đôi so với phiên bản SARS-CoV-2 gốc, đã được phát hiện trên cả 4 hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, bao gồm Java, Sumatra, Sulawesi và Kalimantan.

    Tại Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới,  virus SARS-CoV-2  đã lây lan tới hầu hết các khu vực trên đất nước. Các bệnh viện phải dựng lều tạm bên ngoài khuôn viên để chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân. Thậm chí, một số người bị bệnh nặng còn không được bệnh viện tiếp nhận. Các bác sĩ cho biết, trong bối cảnh hệ thống y tế đang quá tải, bệnh nhân nặng mới được chăm sóc y tế, nhưng khi đó đã quá muộn để cứu sống họ.

    Bác sĩ Tri Maharani ở Jakarta cho biết, 3 trong số 14 bệnh nhân điều trị tại khu chăm sóc Covid-19 đặc biệt đã tử vong trong ca trực kéo dài 16 tiếng của cô vào đầu tuần này. Theo Maharani, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi tình trạng sức khỏe đã chuyển biến xấu. "Họ ở nhà quá lâu. Gọi xe cứu thương rất khó. Các bệnh viện và phòng khám y tế công cộng luôn quá tải và bận rộn", Maharani nói.

    Không thể trông chờ vào bệnh viện, các gia đình đang tự tìm mua oxy để chăm sóc những người thân ở nhà. Hôm 9/7, Denny Suwito, 58 tuổi, đã xếp hàng chờ mua oxy cho một người bạn mắc  Covid-19  của mình. Người này có nồng độ oxy trong máu đã giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Suwito cho biết bạn của ông đang cách ly tại nhà sau khi 2 bệnh viện từ chối tiếp nhận.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/quan-s...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hỗ trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine Moderna

    Hôm qua (16/7), Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thêm 3.000.060 liều vaccine Moderna.

    Trước đó, cũng thông qua cơ chế COVAX, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine Moderna. Hôm 10/7, lô vaccine này đã được chuyển về Việt Nam và được Bộ Y tế phân bổ cho các địa phương.

    Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương của Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Minh Hằng hôm 15/7 cho biết, trong 2 tháng nỗ lực tích cực và quyết liệt thực hiện công tác ngoại giao vaccine, tính đến ngày 12/7, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 8 triệu liều vaccine. Tới đây, số lượng vaccine chuyển giao cho Việt Nam sẽ nhiều hơn, từ các nguồn đã đàm phán.

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, vaccine Moderna có hiệu quả cao với biến thể Delta, nguồn gốc Ấn Độ.

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vaccine của Moderna để phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch./.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây 

    https://vov.vn/the-gioi/my-ho-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bị yêu cầu minh bạch, tờ Hoàn Cầu nói Tổng giám đốc WHO khuất phục trước phương Tây

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nói rằng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã khuất phục trước sức ép chính trị nhiều tầng nhiều lớp của các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu. 

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 16/7 tuyên bố các chuyên gia quốc tế từ nhóm nghiên cứu của Trung Quốc-WHO về nguồn gốc Covid-19 đã nhiều lần xác nhận họ "được truy cập dữ liệu và thông tin đáng kể và hoàn toàn hiểu rằng một số thông tin không thể được sao chép hoặc mang ra khỏi Trung Quốc do quyền riêng tư".

    Ông Triệu nói Trung Quốc đang nghiên cứu đề xuất về điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2 và cho rằng cuộc điều tra tiếp theo cần được dẫn dắt bởi các nước thành viên, đã nhất trí thông qua tham vấn và dựa trên báo cáo nghiên cứu chung Trung Quốc-WHO, kết luận rằng giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra.

    Ông Tedros ngày 15/7 đã kêu gọi Trung Quốc minh bạch và cởi mở trong các nghiên cứu xa hơn về nguồn gốc Covid-19. Theo ông này, việc tiếp cận với các dữ liệu thô từ Trung Quốc đã là một thách thức với WHO trong giai đoạn đầu điều tra nguồn gốc đại dịch.

    Ông cũng nhấn mạnh "còn quá sớm" để loại trừ giả thuyết virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm, dù báo cáo hồi tháng 3 của WHO-Trung Quốc nói kịch bản này "hầu như không có khả năng".

    Zeng Guang, cựu chuyên gia dịch tễ của CDC Trung Quốc, nói rằng ông Tedros đưa ra thông điệp "do sức ép từ các nước phương Tây khi cuộc điều tra giai đoạn 2 sắp bắt đầu, và ông cũng cần phương Tây ủng hộ để chạy đua cho nhiệm kỳ lãnh đạo [WHO] thứ hai".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Abdala của Cuba đạt hiệu quả 100% ngăn ngừa tử vong do Covid-19

    Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba (CIGB), bà Marta Ayala, nói rằng Abdala là loại vaccine đầu tiên tự sản xuất được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Mỹ Latinh.

    Thông báo chính thức ngày 16/7 cho biết vaccine Abdala của Cuba đạt hiệu quả 100% trong ngăn ngừa tử vong do dịch bệnh Covid-19. Kết quả này được ghi nhận trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng thứ ba, với 300.000 người tình nguyện tham gia thử nghiệm.

    Trước đó, vaccine đã được công bố đạt hiệu quả 92.28% trong ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 có triệu chứng.

    Tính đến hết ngày 16/7, Cuba ghi nhận có 3.2 triệu người dân đã được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine ngừa Covid-19, trong đó hơn 2 triệu người được tiêm đủ 3 liều. Nước này vẫn đang triển khai đúng tiến độ, với dự kiến hoàn thành tiêm chủng có 60-70% dân số (tương đương 11 triệu người) đến hết tháng 8.

    Cuba cũng hướng đến mục tiêu trở thành nước đầu tiên trên thế giới 

    Theo thống kê, tính đến hết ngày 16/7, đã có 3,2 triệu người dân Cuba được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, với tổng số 7,9 triệu liều đã được sử dụng, trong đó hơn 2 triệu người đã hoàn thành việc tiêm chủng với đủ 3 liều.

    Như vậy, Cuba vẫn đang triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra là tới hết tháng 8 hoàn thành tiêm chủng từ 60-70% dân số với 11 triệu người, cũng như vươn tới mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân số với vaccine tự sản xuất trong nước./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ bị chỉ trích lãng phí vaccine, Trung Quốc châm biếm sâu cay bằng... thơ Đỗ Phủ

    Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn ra vào ngày 15/7, người phát ngôn Triệu Lập Kiên đã dẫn một câu thơ của nhà thơ Đỗ Phủ: "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" (tạm dịch: nơi nhà giàu sang phú quý, rượu thịt dư thừa đến nỗi bốc mùi xú uế, người nghèo khổ thì lại vì đói rét mà chết ở bên đường).

    Câu thơ nói trên được ông Triệu dùng để chỉ trích hành động ích kỷ tích trữ vắc-xin của chính phủ Mỹ thậm chí cũng khiến các phương tiện truyền thông Mỹ không thể chấp nhận được.

    Hé lộ lời cầu cứu từ phòng thí nghiệm Vũ Hán; Cuba có vaccine hiệu quả 100% trong ngăn ngừa tử vong - Ảnh 1.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

    Theo ông Triệu, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres gần đây đã tuyên bố rằng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trên toàn cầu và chấm dứt đại dịch Covid-19, cần 11 tỷ liều vắc-xin để tiêm cho 70% người dân tại các khu vực trên thế giới.

    Ông Triệu đồng thời cũng cảnh báo, cơ hội nhận được vắc-xin Covid-19 của cộng đồng quốc tế hiện nay là "không bình đẳng". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh ấy, việc Mỹ tích trữ văc-xin "không phải là hành động của một nước có trách nhiệm".

    Trước đó, tờ Washington Post của Mỹ ngày 13/7 đã đăng một bài bình luận, chỉ trích việc Mỹ dự trữ một lượng lớn vắc-xin Covid-19, dẫn đến tình trạng lãng phí vắc-xin nghiêm trọng.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bản tin tại đây

    https://soha.vn/bao-my-len-an-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Úc: Phòng thí nghiệm Vũ Hán từng cầu cứu Mỹ

    Báo Daily Telegraph của Australia hôm 13/7 tiết lộ nội dung khoảng 300 email trao đổi giữa Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) với phòng thí nghiệm Vũ Hán, cho thấy phía Mỹ đã được đề nghị hỗ trợ về khả năng xảy ra vấn đề rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

    Hơn 300 trang email từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán và NIAID đã được giải mật bởi tổ chức giám sát chính phủ Judicial Watch, có trụ sở tại Washington.

    Nội dung email cho thấy, NIAID và phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã hợp tác về kinh phí và công nghệ, với 9 lần trài trợ cho các thành viên chương trình coHealth Alliance tham gia vào các đề tài nghiên cứu liên quan đến lây nhiễm virus corona từ dơi ở Trung Quốc.

    Theo tài liệu rò rỉ, vào năm 2016 phòng thí nghiệm Vũ Hán từng đề nghị đối tác phía Mỹ hỗ trợ giải quyết các vấn đề khử trùng và diệt khuẩn của quần áo làm việc trong phòng thí nghiệm và bề mặt khu vực làm việc. 

    Daily Telegraph cho hay, chủ đề của thư điện tử này là "xin giúp đỡ" và được ký tên Viên Chí Minh. Ông Viên là Viện trưởng phân viện Vũ Hán thuộc Viện khoa học Trung Quốc (CAS).

    Trong email, ông Viên đề nghị các đối tác Mỹ cố vấn về vấn đề khử trùng và diệt khuẩn của Phòng thí nghiệm P4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuốc uống Molnupiravir đầy triển vọng điều trị Covid-19

    Thuốc uống Molnupiravir, do hãng dược phẩm Merck của Mỹ và công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức nghiên cứu và phát triển, dùng để điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ và trung bình, được thông báo là cho kết quả đầy hứa hẹn trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3.

    Molnupiravir đã hoàn thành 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho hiệu quả 100% đối với tất cả bệnh nhân Covid-19. Sau năm ngày, tải lượng virus của các bệnh nhân này xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

    Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ ba được tiến hành với 1.850 bệnh nhân trên toàn thế giới. Loại thuốc uống này dự kiến công bố kết quả vào mùa thu tới và nếu thành công, Merck sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp để đưa thuốc ra thị trường trong vòng 4-5 tháng tới.

    Mỹ đã chi 1.2 tỷ USD để mua 1.7 triệu liệu trình Molnupiravir đang thử nghiệm này, tương đương hơn 705.5 USD/liệu trình, bên cạnh 3.2 tỷ USD xúc tiến nghiên cứu các loại thuốc viên kháng virus dùng trong điều trị Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới áp sát mốc 190 triệu

    Theo trang thống kê worldometers.info, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã tiến sát mốc 190 triệu người.

    Cụ thể, tính đến 22h00 ngày 16/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 189.954.401 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.086.622 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục là 173.285.228 người.

    Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 624.238 ca tử vong trong tổng số 34.888.774 ca nhiễm. Trong bối cảnh số ca mắc mới có dấu hiệu gia tăng trở lại, nhiều thành phố lớn ở nước này, trong đó có Los Angeles, đã siết chặt các quy định phòng dịch.

    Theo đó Los Angeles đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang trong cửa hàng, nhà hàng và nơi công sở từ 0h ngày 18/7 (giờ địa phương) và quy định này sẽ có hiệu lực với cả những người đã tiêm chủng đủ liều. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận 1.537 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất theo ngày kể từ đầu tháng 3 vừa qua và là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới trên mốc 1.000 ca.

    Indonesia 3 ngày liên tiếp hứng kỉ lục buồn; Thuốc uống Molnupiravir hứa hẹn dập tắt Covid-19 - Ảnh 1.

    Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Tây Java, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

    Do sự lây lan của biến thể Delta, nhiều nước châu Á vẫn đang gồng mình chống dịch. Ngày 16/7, Indonesia lại ghi nhận một "kỷ lục buồn", với 1.205 ca tử vong mới, cao hơn mức cũ 1.040 một ngày trước đó. Cùng ngày, nước này cũng ghi nhận thêm 54.000 ca mắc COVID-19 mới - mức cao kỷ lục thứ ba kể từ đầu đại dịch và là ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc trong ngày vượt mốc 50.000 ca.

    Tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 2.780.803 ca mắc, 71.397 ca tử vong do COVID-19, trong khi vẫn còn 504.915 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà.

    Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) cho biết các cơ sở y tế ở nước này đang bị "sụp đổ chức năng" trước làn sóng lây lan dịch COVID-19 mới khi lực lượng nhân viên y tế ngày càng mỏng, các trang thiết bị vật tư như oxy đang cạn kiệt, các bệnh nhân mắc bệnh nặng gia tăng.

    Trong khi đó, Chính phủ Indonesia cũng đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 100.000 ca/ngày, với các biện pháp đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu 1 triệu liều/ngày, tăng cường 20.000 y tá và tuyển 2.000 bác sĩ là sinh viên mới tốt nghiệp.

    Indonesia 3 ngày liên tiếp hứng kỉ lục buồn; Thuốc uống Molnupiravir hứa hẹn dập tắt Covid-19 - Ảnh 2.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

    Trong khi đó, Thái Lan cũng đang ứng phó với làn sóng lây nhiễm lớn nhất từ đầu dịch. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 9.692 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất theo ngày từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc này lên 381.907 ca.

    Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 889 ca mắc COVID-19, trong đó có 207 ca nhập cảnh. Bộ cũng công bố thêm 27 người tử vong, đưa tổng số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại Campuchia lên 1.052 ca. Dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa Phnom Penh khi có thông tin thêm một khu chợ và một ngôi chùa có nhiều ca mắc COVID-19. Tại Siem Reap, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với 120 ca mắc mới được phát hiện ngày 15/7 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh.

    Trong khi đó, Philippines đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên trong cộng đồng tại nước này. Trước việc có tới 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhiễm biến thể Delta, Bộ Y tế Philippines đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 5.676 ca nhiễm mới và 162 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.496.328 và 26.476.

    Nhằm khống chế số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng, Singapore thông báo từ tuần tới sẽ siết chặt lại một số hạn chế về việc tụ tập, theo đó chỉ cho phép hai người được dùng bữa tại nhà hàng.

    Indonesia 3 ngày liên tiếp hứng kỉ lục buồn; Thuốc uống Molnupiravir hứa hẹn dập tắt Covid-19 - Ảnh 3.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

    Tuy nhiên, trong thông báo ngày 16/7, Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ cho phép những người đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine được ăn theo nhóm 5 người tại nhà hàng. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng yêu cầu khoảng 400 cơ sở vui chơi giải trí ban đêm đóng cửa trong 14 ngày để kiểm tra, sau khi một số cơ sở vi phạm quy định, khiến dịch bùng phát gần đây.

    Theo kế hoạch, các biện pháp trên sẽ có hiệu lực từ ngày 19/7 tới và có thể kéo dài đến ngày 8/8 - thời điểm Singapore dự kiến hơn 66% dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ. Thống kê cho thấy hiện 2.480 người đang được cách ly tại Singapore sau khi được xác định đã tiếp xúc với những trường hợp mắc bệnh

    Để ứng phó với số lượng ca nhiễm chủ yếu là người nhập cảnh gia tăng, một số tỉnh của Lào đã thiết lập bệnh viện dã chiến để điều trị cho các ca mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 95 ca mới mắc COVID-19, trong đó có tới 94 ca là người nhập cảnh được cách ly ngay và chỉ có 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Champasak. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.187 ca mắc COVID-19 và 4 ca tử vong.

    Hàn Quốc cũng đang tiến tới mùa hè đại dịch COVID-19 thứ hai khi số ca nhiễm mới hằng ngày luôn ở mức cao trong suốt tuần qua. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.536 ca nhiễm mới COVID-19 mới, bao gồm 1.476 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc trên ngưỡng 1.000 ca và gần 70% trong số đó ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 lan ra toàn quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện "bán phong tỏa" khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận khi áp dụng giãn cách xã hội cấp độ 4 (mức cảnh báo cao nhất), có hiệu lực trong 2 tuần kể từ ngày 12/7 vừa qua.

    Indonesia 3 ngày liên tiếp hứng kỉ lục buồn; Thuốc uống Molnupiravir hứa hẹn dập tắt Covid-19 - Ảnh 4.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo phạt thành viên các đoàn thể thao nước ngoài, bao gồm các vận động viên (VĐV) và quan chức thể thao, không tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19. Hiện tình hình dịch bệnh tại Tokyo đang diễn biến phức tạp. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận thêm 1.308 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 21/1 vừa qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Tokyo vượt ngưỡng 1.300 ca/ngày và là ngày thứ 26 liên tiếp số ca mắc mới ở đây tăng so với tuần trước đó.

    Tại châu Âu, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo số ca mắc mới COVID-19 sẽ tăng mạnh vào ngày 1/8 tới, do sự lây lan của biến thể Delta trong khi nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp. Trong báo cáo hằng tuần, ECDC dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Na Uy và Iceland trong tuần (kết thúc vào ngày 1/8 tới) sẽ ở mức 420 ca/100.000 người dân, tăng gần gấp 5 lần so với mức chỉ dưới 90 ca/100.000 người dân của tuần trước. ECDC cũng dự báo trong tuần tiếp theo, bắt đầu từ ngày 2/8 tới, số ca mắc mới có thể vọt lên mức trên 620 ca/100.000 người dân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại