Cập nhật lúc

WHO phát cảnh báo "dựng tóc gáy"; Lộ diện những người ủng hộ 1.6 tỷ VNĐ để Việt Nam chống dịch

Châu Á hiện là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất. Trước diễn biến phức tạp của dịch, châu Á đang tăng tốc trên đường đua tiêm chủng.

WHO phát cảnh báo "dựng tóc gáy"; Lộ diện những người ủng hộ 1.6 tỷ VNĐ để Việt Nam chống dịch
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Một số trường học tại Phnom Penh (Campuchia) đóng cửa khẩn cấp sau 2 ngày mở lại

    Ít nhất 15 lớp học tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia đã bị đình chỉ tạm thời và tất cả những người liên quan phải cách ly do có một số trường hợp mắc Covid-19.

    Trong thông báo của Bộ trưởng bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao Campuchia ông Hang Chuon Naron gửi Giám đốc sở Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Phnom Penh ngày 17/9 cho biết, trên địa bàn Thủ đô Phnom Penh đã có ít nhất 15 lớp học phải tạm nghỉ sau thời gian 2 ngày mở cửa trở lại do một số trường hợp mắc Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Brazil thay đổi bức tranh toàn cảnh nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19

    Mặc dù khởi động chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 khá muộn nhưng Brazil với dân số 213 triệu người lại đang là một trong những nơi có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất trên thế giới.

    WHO phát cảnh báo dựng tóc gáy; Lộ diện những người ủng hộ 1.6 tỷ VNĐ để Việt Nam chống dịch - Ảnh 1.

    Một người đàn ông tiêm vaccine AstraZeneca tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 23/7. Ảnh: AP

    Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết Brazil bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 từ tháng 1, đi sau sau Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu vài tuần. Chương trình tiêm vaccine của Brazil còn bị trì hoãn do khó khăn về vận chuyển.

    Brazil là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới, tính đến nay là 588.000 trường hợp. Nhưng khi tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng, thêm nhiều lô vaccine được nhập khẩu và việc sản xuất vaccine trong nước đã khởi động thì tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại Brazil cũng giảm. Brazil hiện tự sản xuất vaccine AstraZeneca và Sinovac dựa trên việc được cấp phép.

    Mặc dù số người tiêm đủ 2 liều vaccine tại Brazil mới chỉ là 36% nhưng đã đủ để đưa nước này đứng thứ 3 trong nhóm 10 nước đông dân nhất trên thế giới về tỷ lệ dân số đã tiêm đủ liều vaccie COVID-19.

    Kết quả là trong tháng 6, trung bình mỗi ngày tại Brazil có trên 2.000 trường hợp tử vong vì COVID-19 nhưng nay ghi nhận 600 trường hợp/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo thiếu vaccine ở châu Phi sẽ "đưa thế giới về vạch xuất phát"

    WHO cảnh báo rằng, việc thiếu hụt vaccine Covid-19 ở châu Phi có thể khiến lục địa này trở thành nơi sản sinh ra nhiều loại biến thể kháng vaccine và đưa thành quả chống dịch của thế giới về vạch xuất phát.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, châu Phi phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt 470 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm nay, sau khi cơ chế COVAX cắt giảm số vaccine dự kiến chuyển tới châu lục này.

    WHO ngày 16/9 cho rằng, tình trạng thiếu hụt vaccine ở châu Phi có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm chết người.

    Lộ diện những người ủng hộ 1.6 tỷ VNĐ để Việt Nam chống dịch; Số ca mắc tăng dựng đứng ở nước tiêm chủng số 1 ĐNÁ - Ảnh 1.

    Chỉ 17% dân số của châu Phi sẽ được tiêm chủng cho tới cuối năm nay. Ảnh: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kiều bào Nhật ủng hộ 1,6 tỷ đồng chống Covid-19

    Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp cùng các kiều bào quyên góp cho Việt Nam gần 1,6 tỷ đồng để chống Covid-19.

    Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka chiều 16/9 làm lễ tổng kết quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 của Việt Nam với tổng số tiền là 7.651.921 yên, tương đương gần 1,6 tỷ đồng.

    Ban tổ chức quyên góp sẽ đăng tải công khai danh sách người quyên góp cùng các hóa đơn chuyển tiền trên website của Tổng lãnh sự quán, Facebook của Hội người Việt Nam tại Fukuoka và một số phương tiện truyền thông khác, thông cáo của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka hôm 17/9 cho biết thêm.

    Sau khi tổ chức "Lễ phát động quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19" vào ngày 21/8, Tổng lãnh sự quán đã khẩn trương triển khai công tác vận động với sự tham gia tích cực của các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng và các tổ chức hữu nghị cùng các bạn bè thân thiết là chính khách, quan chức, các nhà quản lý, doanh nhân Nhật Bản.

    Số tiền quyên góp được được gửi đến tài khoản ngân hàng của Hội người Việt Nam tại Fukuoka do Tổng Lãnh sự quán ủy quyền.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Số ca mắc mới ở Singapore tăng dựng đứng

    Singapore công bố 910 ca nhiễm mới vào ngày 16-9, mức tăng hằng ngày cao chưa từng thấy kể từ ngày 1-5-2020, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 74.848 ca kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát.

    Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết trong số này có 4 ca nhiễm nhập cảnh, 103 ca nhiễm trong ký túc xá và 803 ca nhiễm trong cộng đồng, bao gồm 244 ca trên độ tuổi 60.

    Singapore ngày 16-9 cũng ghi nhận thêm 15 ca nhập viện vì Covid-19 sau 24 giờ, lên tổng cộng 837 ca. Trong số này, 77 trường hợp cần bổ sung oxy và 12 trường hợp nguy kịch đang được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

    Về nỗ lực tiêm chủng, MOH cho biết 82% dân số nước này đã được tiêm đầy đủ và 84% đã được tiêm ít nhất 1 liều, tính đến ngày 15-9.

    Đồng chủ tịch lực lượng liên bộ ứng phó Covid-19 Lawrence Wong tuần rồi dự đoán quốc gia của ông có thể ghi nhận 1.000 ca nhiễm cộng đồng/ngày "rất sớm".

    "Tất cả những nước tái mở cửa đều đã trải qua những làn sóng lây nhiễm như vậy. Với Singapore, điều đó xảy ra nhanh hơn dự đoán" – ông Wong khẳng định trong một buổi họp báo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    99% bệnh nhân Covid-19 nhập viện có điểm chung là chưa tiêm chủng

    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng đột biến ở Mỹ, phần lớn các trường hợp tử vong và nhập viện vẫn tiếp tục áp đảo ở những người chưa tiêm chủng.

    Đa số những người Mỹ mắc Covid-19 nghiêm trọng hoặc tử vong đều chưa tiêm chủng, theo Fox News. Và có đến 99% số ca nhập viện hoặc tử vong là người chưa tiêm chủng.

    Theo dữ liệu của CDC Mỹ, từ 1.1 đến ngày 30.8, trong số hơn 1,6 triệu người Mỹ đã nhập viện vì Covid-19, thì có đến:

    - 1.589.529 bệnh nhân, chiếm đến 99,35% số ca nhập viện, là người chưa tiêm chủng.

    - 262.454 người tử vong, chiếm 99,07% số ca tử vong, là người chưa tiêm chủng.

    - 10.471 bệnh nhân, chiếm khoảng 0,65% số ca nhập viện, là người đã tiêm chủng đầy đủ

    - 2.437 người, tương đương 0,92% số ca tử vong, là những người đã tiêm chủng đầy đủ.

    Các con số trên nêu bật hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong do Covid-19, ngay cả khi biến thể Delta rất dễ lây lan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quy trình kiểm định vaccine Vero Cell khi về Việt Nam

    Theo Viện Kiểm định vaccine và Sinh phẩm quốc gia (Bộ Y tế), vaccine COVID-19 của Sinopharm cũng như tất cả các lô vaccine COVID-19 đều phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận trước khi tiêm cho người dân.

    Vaccine này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định và nằm trong hệ thống COVAX Facility, nên việc kiểm định của Việt Nam cũng tuân thủ theo hướng dẫn của WHO dành cho vaccine phòng COVID-19 trong trường hợp khẩn cấp.

    Vaccine Vero Cell nhập về Việt Nam được kiểm định như thế nào?; Con số báo động ở ổ dịch mới của Trung Quốc, thế giới phải dè chừng! - Ảnh 1.

    Tất cả vaccine đều phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận trước khi sử dụng tiêm cho người dân.

    Việc kiểm định chất lượng bao gồm các nội dung như: đánh giá hồ sơ sản xuất, mẫu của lô sản phẩm, giấy phép xuất xưởng NRA của nước sở tại, giấy chứng nhận phân tích COA của nhà sản xuất, đánh giá dây chuyền bảo quản lạnh trong quá trình nhập và vận chuyển vaccine (để cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô trước khi lưu hành).

    Quy định chung cho kiểm định vaccine COVID-19 của Bộ Y tế theo hướng dẫn của WHO là cấp chứng nhận xuất xưởng 48 giờ sau khi nhận được đầy đủ mẫu, hồ sơ lô, bằng chứng về dây chuyền lạnh đạt yêu cầu.

    Trong quá trình thử nghiệm, nếu phát hiện sự cố, cần chuyển lại ngay cho Khoa Xuất xưởng và trình lãnh đạo xem xét.

    ---------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để tìm hiểu thêm về quy trình đầy đủ của công tác kiểm định vaccine Vero Cell:

    Trước đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan TP.HCM thực hiện tại Công văn 4455 về nhập khẩu vaccine ngừa Covid-19 Vero Cell ngày 15/9. Theo đó, Cục Hải quan TP.HCM tiến hành lấy mẫu trưng cầu giám định tại các cơ sở kiểm nghiệm vaccine của Bộ Y tế để xác định thực tế hoạt chất, hàm lượng/nồng độ của vaccine Vero Cell nhập khẩu.

    Lý do, theo Tổng cục Hải quan, qua xem xét hồ sơ hải quan một số lô hàng vaccine COVID-19 Vero Cell do Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn nhập khẩu theo Giấy phép số 7929/QLD-KD ngày 8/7/2021 của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho thấy hoạt chất, hàm lượng/nồng độ trên Giấy phép số 7929/QLD-KD là 6.5 U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt, nhưng trên phiếu kiểm nghiệm có kết quả là 7,2 U; 7,4 U; 7,8 U hoặc 6,9 U.../.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    4 yếu tố quyết định người đã tiêm vaccine có thể nhiễm COVID-19 hay không

    Các loại vaccine COVID-19 đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong và bệnh nặng do Covid-19 gây ra.

    Ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, bạn vẫn có thể nhiễm COVID-19 vì không có vaccine nào hiệu quả 100%, theo các nhà khoa học. Một nghiên cứu trước đây đăng trên Lancet cho thấy khoảng 0,2% dân số Anh (1/500 người) bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine.

    Viết trên The Conversation, giảng viên lâm sàng cao cấp, Vassilios Vassiliou, và các đồng nghiệp Ciaran Grafton-Clarke và Ranu Baral đến từ Đại học East Anglia đã tiết lộ bốn yếu tố khi xem xét một người tiêm vaccine có thể nhiễm COVID-19 hay không.

    1. Loại vaccine

    2. Thời gian kể từ khi tiêm vaccine

    3. Các biến thể

    4. Hệ miễn dịch

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thủ tướng Áo về vấn đề vaccine, thuốc điều trị Covid-19

    Chiều ngày 16/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành điện đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz. Cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân thành.

    Bên cạnh các vấn đề về hợp tác phát triển, kinh tế, thương mại, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về lĩnh vực hợp tác phòng Covid-19.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những kết quả của Áo trong kiểm soát đại dịch, đồng thời chia sẻ với Thủ tướng Áo về tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến thể Delta gây ra ở Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Áo xem xét hỗ trợ, chuyển nhượng vắc-xin dư dôi, hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19, xem xét cung cấp các trang thiết bị y tế cho Việt Nam và mong muốn Áo có tiếng nói thúc đẩy COVAX đẩy nhanh phân bổ vắc-xin cho Việt Nam trong thời gian tới.

    Con số báo động ở ổ dịch mới của Trung Quốc, thế giới phải dè chừng!; Tin vui về hiệu quả miễn dịch của 1 vaccine có ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm cởi mở, chân thành với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz chiều 16.9. Ảnh: BNG

    Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi về vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh, hòa bình tại Biển Đông là lợi ích của cả cộng đồng quốc tế, ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

    Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Sebastian Kurz thăm Việt Nam năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Thủ tướng Kurz đã vui vẻ nhận lời./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đất nước "may mắn nhất thế giới" có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong 120 năm lịch sử vì Covid-19

    Sau khi theo đuổi chiến lược "Zero Covid", quá trình nới lỏng các biện pháp chống dịch hà khắc đang tạo ra 1 cơn ác mộng chính trị đối với Thủ tướng Australia Scott Morrison vì các bang tranh cãi nảy lửa.

    Năm 1964, tác giả Donald Horne viết cuốn sách có tựa đề "Đất nước may mắn", trong đó có câu "Australia là một đất nước may mắn, vận hành bởi dân thường - những người cùng chia sẻ may mắn đó". Cụm từ "đất nước may mắn" đã đi vào lịch sử, trở thành biệt danh của xứ sở chuột túi.

    Con số báo động ở ổ dịch mới của Trung Quốc, thế giới phải dè chừng!; Tin vui về hiệu quả miễn dịch của 1 vaccine có ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Cảnh sát kiểm tra ở chốt chặn người dân Sydney - nơi có nhiều ca nhiễm - đi tới các khu vực không có ca nhiễm. Ảnh: WILLIAM WEST/AFP/GETTY IMAGES.

     Nhưng có lẽ đại dịch Covid-19 đã chấm dứt vận may đó và đang tạo ra cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay đối với hệ thống liên bang của Australia kể từ năm 1901, khi 6 thuộc địa riêng biệt của Anh ở vùng đất được gọi là Great Southern Land đoàn kết với nhau để cùng giành độc lập. Chưa bao giờ nước Úc lại bị chia rẽ đến vậy.

    Ranh giới giữa các bang, nơi trước đây chỉ đơn giản là nơi địa điểm chụp ảnh "check-in" giờ lại trở thành nơi được chú ý nhất, được củng cố trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các thành viên trong những gia đình phải xa nhau vì lệnh hạn chế di chuyển chống lại mệnh lệnh của cảnh sát bằng cách ôm nhau qua rào chắn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc CDC Mỹ khu vực ĐNÁ nhắc tới 1 tỉ liều vaccine cho Ấn Độ - TBD

    Trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn, Giám đốc CDC Mỹ khu vực Đông Nam Á, bác sĩ MacArthure đã chia sẻ thông tin về việc Mỹ trao tặng vaccine Covid-19 cho Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

    Bác sĩ MacArthur: "Cho đến nay, Mỹ đã trao tặng trên 115 triệu liều vaccine Covid-19 cho toàn cầu, trong đó 23 triệu dành cho ASEAN và 6 triệu cho Việt Nam.

    Chúng tôi bắt đầu chuyển những liều vaccine đầu tiên theo cam kết 500 triệu liều Pfizer, và đang phối hợp với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia để sản xuất ít nhất một tỷ liều vaccine Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến cuối năm 2022.

    Con số báo động ở ổ dịch mới của Trung Quốc, thế giới phải dè chừng!; Tin vui về hiệu quả miễn dịch của 1 vaccine có ở Việt Nam - Ảnh 1.

    CDC Mỹ không tham gia vào quy trình quyết định địa điểm và số lượng vaccine do chính phủ Mỹ trao tặng. Tuy nhiên, chúng tôi có nhiệm vụ đảm bảo rằng đội ngũ lãnh đạo về công tác vaccine Covid-19 của chính phủ Mỹ được cung cấp đầy đủ thông tin, để hiểu được mức độ lây lan dịch bệnh và tình hình tiếp cận vaccine trong khu vực.

    Hiện nay, bên cạnh chương trình y tế công cộng thường lệ do các văn phòng song phương hỗ trợ thực hiện tại các quốc gia trong khu vực, CDC Mỹ cũng đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động khác nhau về ứng phó với Covid-19, dựa trên các nguồn ngân sách được thông qua bởi Quốc hội Mỹ dành cho nỗ lực ứng phó khẩn cấp với đại dịch".

     ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    40% ca mắc COVID-19 ở ổ dịch mới của Trung Quốc là trẻ em dưới 12 tuổi

    Hơn 40% các trường hợp được xác nhận trong đợt bùng nổ COVID-19 mới nhất ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc là trẻ vị thành niên dưới 12 tuổi, một quan chức địa phương thông tin hôm 16.9.

    Theo Thời báo Hoàn cầu, hơn 1/2 số trường hợp được xác nhận trong đợt dịch mới ở Phúc Kiến là giáo viên và học sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, cũng như công nhân nhà máy.

    Phúc Kiến báo cáo, tính đến 15.9, có 129 trường hợp được xác nhận là lây nhiễm trong nước và 1 trường hợp là người từ nước ngoài nhập cảnh Trung Quốc.

    Trong số 130 trường hợp được xác nhận, 53 trường hợp có các triệu chứng thông thường và 77 trường hợp có các triệu chứng nhẹ. Trong số 129 trường hợp được xác nhận tại địa phương, 58 trường hợp là trẻ vị thành niên từ 14 tuổi trở xuống và 57 trường hợp là trẻ em dưới 12 tuổi.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

    Tình trạng số ca nhiễm gia tăng ở trẻ em cũng được ghi nhận tại Mỹ. Theo dữ liệu của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), số ca mắc Covid-19 ở trẻ em tăng "theo cấp số nhân" kể từ tháng 7. 

    Chỉ trong vòng 1 tuần vừa qua, đã có 243.373 ca nhiễm Covid ghi nhận ở trẻ em - tăng gần 240% so với đầu tháng 7 (thời điểm này có khoảng hơn 71.000 ca Covid trẻ em). 

    Tình trạng này khiến nhiều cơ quan y tế phải ra khuyến cáo hối thúc các bậc phụ huynh bảo vệ con mình hết mức có thể. Prisma Health, một cơ quan y tế ở South Carolina thừa nhận: "Chúng ta chưa có đủ tất cả các công cụ mà ta đang áp dụng ở người lớn". 

    Một trong số nguyên nhân là do trẻ dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện để tiêm vaccine, bác sĩ của Prisma Health cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3.000 nhân viên y tế Pháp bị đình chỉ công việc vì không tiêm vắc xin

    Pháp đã đình chỉ khoảng 3.000 nhân viên y tế không tiêm vắc xin Covid-19 trước thời hạn Tổng thống Emmanuel Macron đặt ra.

    Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran ngày 16.9 cho biết khoảng 3.000 nhân viên y tế trên khắp nước này đã bị đình chỉ công việc không được hưởng lương vì không tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đúng hạn, AFP đưa tin.

    Hiệu quả miễn dịch đáng mừng của 1 vaccine có ở Việt Nam; TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận mắc Covid - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế trong khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Cambrai ở Pháp. Ảnh: REUTERS

    "Khoảng 3.000 nhân viên tại các trung tâm y tế và phòng khám chưa chủng ngừa đã bị đình chỉ vào hôm qua", ông Veran cho biết. Bộ trưởng này nói thêm rằng "vài chục" người đã nghỉ việc thay vì đăng ký chích ngừa.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 7 ra tối hậu thư buộc nhân viên tại các bệnh viện, nhà dưỡng lão và sở cứu hỏa phải tiêm ít nhất một liều vắc xin trước ngày 15.9. Nếu không, họ sẽ bị đình chỉ không lương. Pháp cũng yêu cầu người dân phải xuất trình "giấy thông hành Covid-19" khi vào quán cà phê hoặc nhà hàng.

    Đến nay, 70% người Pháp từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đủ 2 liều. Đây là một trong những nước có tỷ lệ chủng ngừa cao nhất trên thế giới. Điều này đã giúp Pháp hạn chế tác động của làn sóng lây nhiễm thứ 4.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn một tỷ người tiêm đủ mũi vaccine, Trung Quốc hướng tới nhóm dưới 12 tuổi

    Hơn một tỷ người Trung Quốc, tương đương 71% dân số, đã hoàn thành tiêm vaccine Covid-19. Phát ngôn viên Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mễ Phong cho biết, tính đến 15/9, 2,16 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn quốc.

    Mặc dù về cơ bản đã ngăn chặn được Covid-19 bùng phát trong nước, song nước này vẫn thỉnh thoảng xảy ra các cụm dịch ở một số địa phương. Hiện Trung Quốc đang phải đối phó đợt bùng phát do biến chủng Delta ở tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Nam đất nước phát hiện hôm 10/9.

    Ông Vương Hoa Khánh, trưởng nhóm chuyên gia miễn dịch của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho rằng, việc tiêm chủng cho hơn 1 tỷ người là nền tảng tốt để Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh.

    Ông Vương kêu gọi nhiều người trong độ tuổi nên được tiếp cận vaccine càng sớm càng tốt, đồng thời đề xuất mở rộng tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo châu Phi thành nơi sinh sôi biến chủng kháng vaccine

    Các khu vực ở châu Phi nguy cơ trở thành nơi sinh sôi các biến chủng kháng vaccine Covid-19 do thiếu hụt vaccine và tỷ lệ tiêm chủng thấp.

    Hiệu quả miễn dịch bất ngờ của 1 vaccine có ở Việt Nam; TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận mắc Covid - Ảnh 1.

    Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực châu Phi của WHO, tham dự cuộc họp tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ năm 2018. Ảnh: Reuters.

    "Sự bất bình đẳng đáng lo ngại và chậm trễ nghiêm trọng trong các lô vaccine có nguy cơ biến các khu vực ở châu Phi thành nơi sinh sôi biến chủng kháng vaccine. Tình trạng này có thể đưa cả thế giới trở lại điểm xuất phát", Matshidiso Moeti, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, phát biểu trong cuộc họp hàng tuần tại Brazzaville, thủ đô Công hôm 16/9.

    Do tình trạng thiếu hụt vaccine trên toàn cầu, liên minh COVAX sẽ chuyển khoảng 150 triệu liều vaccine đến châu Phi, ít hơn so với kế hoạch. Văn phòng khu vực của WHO cho biết châu Phi sẽ thiếu khoảng 470 triệu liều vaccine trong năm nay, khiến chỉ 17% dân số được bảo vệ hoàn toàn, thấp hơn mục tiêu 40% do WHO đặt ra.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Moderna cho đáp ứng miễn dịch kéo dài

    Vaccine phòng Covid-19 của Moderna sẽ giúp sinh kháng thể và đáp ứng miễn dịch mạnh trong ít nhất 6 tháng sau khi người tham gia thử nghiệm lâm sàng được chủng ngừa đầy đủ, India Today dẫn nguồn một nghiên cứu mới cho biết. 

    Một vaccine có ở Việt Nam cho miễn dịch lâu dài tới mức ấn tượng; TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận nhiễm Covid - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Theo nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí khoa học Science, miễn dịch sản sinh do vaccine của Moderna kéo dài ít nhất 6 tháng và không có dấu hiệu gì cho thấy người đã tiêm vaccine cần tới mũi nhắc lại thứ ba. 

    Nghiên cứu nhấn mạnh rằng, dấu mốc 6 tháng là quan trọng bởi đó là khi trí nhớ miễn dịch thực sự hình thành. 

    Mặc dù vaccine của Moderna dẫn tới đáp ứng miễn dịch mạnh trong ít nhất 6 tháng nhưng nhiều khả năng quá trình này có thể kéo dài hơn. 

    Các nhà khoa học cho biết, trí nhớ miễn dịch mạnh có được từ vaccine Moderna tồn tại ở tất cả các độ tuổi tham gia nghiên cứu, bao gồm cả người trên 70 tuổi - nhóm tuổi được cho là dễ bị tiến triển nặng. 

    "Trí nhớ miễn dịch rất ổn định và điều đó thật ấn tượng. Đây là một chỉ số tốt cho tính bền vững của vaccine mRNA", giáo sư Shane Crotty tại Viện Miễn dịch học La Jolla (Mỹ) cho hay. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid "lây lan như cháy rừng" ở Điện Kremlin: TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận nhiễm Covid-19

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16-9 cho biết đợt bùng phát dịch khiến ông phải tự cách ly "tồi tệ hơn rất nhiều" so với báo cáo ban đầu, khi virus dường như đang lây lan "như cháy rừng" trong Điện Kremlin và đã có hàng chục ca dương tính - Báo Lao động đưa tin. 

    Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, hàng chục người trong vòng tròn thân cận của ông tại Điện Kremlin đã dương tính với Covid-19. 

    Hiệu quả miễn dịch đáng mừng của 1 vaccine có ở Việt Nam; TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận mắc Covid - Ảnh 1.

    Ảnh: EPA

    "Nhiều ca nhiễm virus corona đã được phát hiện trong vòng tròn thân cận của tôi. Không phải chỉ một, hai người mà vài chục người", ông Putin nói khi tham gia một cuộc họp trực tuyến.

    Trước đó, nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố tự cách ly sau khi có các ca bệnh ghi nhận trong đoàn tùy tùng của ông. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới vượt 227,4 triệu ca mắc COVID-19; châu Á tăng tốc tiêm chủng

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 16/9, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 227.438.501 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.676.843 ca tử vong. Số người bình phục đến thời điểm này là 204.134.021 người, tuy nhiên hiện vẫn còn 101.340 người trong tình trạng nguy kịch. 

    Hiệu quả miễn dịch bất ngờ ở 1 vaccine có tại Việt Nam; TT Putin tiết lộ hàng chục người thân cận nhiễm Covid - Ảnh 1.

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là ba nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là 42.497.010 ca, 33.349.810 ca và 21.034.610 ca. 10 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới nằm rải rác trên khắp các châu lục. Ngoài ba nước trên còn có Anh và Nga (đều trên 7,2 triệu ca nhiễm), Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ (trên 6,7 triệu ca), Iran và Argentina (trên 5,2 triệu ca) và Colombia hiện đã có trên 4,9 triệu ca.

    Châu Á hiện là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất (73.461.192 ca), tiếp đến là châu Âu với 57.221.842 ca. Khu vực Bắc Mỹ có 51.012.670 ca trong khi con số này ở Nam Mỹ là 37.310.716 ca. Châu Phi tuy ít bị ảnh hưởng hơn nhưng đã ghi nhận hơn 8,1 triệu ca nhiễm, trong đó có 205.001 ca tử vong.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch, châu Á đang tăng tốc trên đường đua tiêm chủng. Một số quốc gia châu Á đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khi các lô vaccine được bàn giao và người dân vượt qua tâm lý do dự với hy vọng các biện pháp hạn chế sẽ dần được nới lỏng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại