*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tính từ 6h sáng 16/4 đến nay, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca mắc đến nay vẫn là 270, trong đó 130 ca là từ nước ngoài.
Theo ghi nhận của VnExpress, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chiều nay cho biết, 8 trường hợp dương tính lại đang được cách ly, theo dõi tiếp tại các cơ sở y tế. Giới nghiên cứu đã thực hiện việc nuôi cấy 5 mẫu virus từ họ, nhưng virus không phát triển.
Các nhà chuyên môn nhận định chúng có thể là virus bất hoạt (xác virus).
Ảnh minh họa: Tiền phong
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/5-benh-n...
Chiều 28/4, trong phần phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dù cơ bản đầy lùi dịch bệnh nhưng chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Lúc này, những người làm công tác phòng, chống dịch chưa phải lúc xả hơi hoàn toàn.
Các cơ quan chức năng, đặc biệt Ban Chỉ đạo Quốc gia cần tiếp tục thực hiện chiến lược được đề ra, kiên quyết ngăn chặn dịch xâm nhập, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong vấn đề mua các thiết bị y tế, nếu phát hiện tiêu cực, tham nhũng phải chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Dân trí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Chỉ thị 07 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Chỉ thị đề nghị người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Hà Nội tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh.
Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu: khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ hiệu cắt tóc), karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet, nhà hát, rạp chiếu phim.
Ảnh minh họa: Trường Phong/Tiền phong
Với các cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát - là nơi có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2 m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1 m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/h...
Sở Y tế TP.HCM cho biết, vừa có thêm 1 bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân số 151, quốc tịch Brazil, là vợ của bệnh nhân 207 được ra viện ngày 18/4 vừa qua. Bệnh nhân 207 cũng là trường hợp dương tính trở lại với SARS-CoV-2, sau khi xuất viện.
Như vậy, TP HCM hiện đang điều trị cho 4 ca mắc Covid-19, trong đó có 3 ca tái dương tính trở lại sau khi xuất viện trở về cách ly tại nhà.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/them-1-c...
Theo Tuổi trẻ online, ngày 28/4, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã ký văn bản về việc triển khai thực hiện chỉ thị 19 của Thủ tướng, trong đó nêu cụ thể những cơ sở được hoạt động và tiếp tục dừng hoạt động.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu tiếp tục tạm dừng các loại hình kinh doanh, dịch vụ sau: cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, spa, xông hơi, massage, các tụ điểm vui chơi giải trí, sân khấu, rạp chiếu phim, trung tâm tiệc cưới, vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer club, hát với nhau, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử (Internet, game online).
Các trung tâm thể thao và cơ sở kinh doanh thể thao trong nhà không còn trong danh mục ngừng hoạt động.
UBND TP.HCM yêu cầu tiếp tục dừng tiếp nhận khách mới tại cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb.
Tạm dừng các nghi lễ, hoạt động tôn giáo có tập trung đông người, các sự kiện thi đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
TP.HCM tiếp tục cấm tụ tập trên 30 người nơi công cộng, bên ngoài phạm vi công sở, bệnh viện, trường học (chỉ đạo trước đó cấm tụ tập trên 20 người). Cấm các hoạt động hội họp trên 30 người.
Một quán ăn ở Hà Nội lắp những tấm chắn trên bàn ăn để hạn chế sự tiếp xúc giữa các khách hàng, ngăn ngừa sự lây lan dịch COVID-19. (Ảnh: Tiền phong)
Chiều 28/4, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản khẩn về việc cho học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố trở lại trường từ ngày 4/5; được phân bổ theo từng khối lớp, không tập trung đồng loạt.
Quyết định này căn cứ theo đề nghị trước đó của Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Học sinh được phân bổ theo từng khối lớp, không tập trung đồng loạt. Ảnh: Mạnh Mường
Hai sở này được lãnh đạo thành phố giao xây dựng kế hoạch cụ thể về việc đi học trở lại. Trong đó, phải có hướng dẫn cụ thể các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống và các Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành.
UBND TP HCM cũng giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục (kể cả trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học…) thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, cơ quan này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.
Đối với các trường mầm non công lập, các trường mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ độc lập tư thục, UBND TP HCM giao UBND quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra việc phòng chống dịch trước khi trẻ mầm non đi học trở lại để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kỳ Hoa
Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái cho hay, năm 2018, UBND tỉnh Yên Bái trang bị 1 máy Realtime PCR, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng, cho Phòng xét nghiệm sinh học phân tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, để giúp tìm căn nguyên gây bệnh được nhanh chóng và kịp thời.
Máy này thực hiện được các xét nghiệm như: PCR - Virus đường ruột (EV71); PCR - Cúm A H1N1, H3N2, H5N1, Cúm B; PCR - Vi khuẩn lao, ho gà, liên cầu lợn; PCR - Sán lá gan… Đặc biệt là mở rộng xét nghiệm được SARS-CoV-2.
Khi dịch bệnh gây viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona xuất hiện, tỉnh Yên Bái có những thuận lợi là trang thiết bị có sẵn, cán bộ có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu cần thiết để triển khai kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán xác định SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/may-xet-...
Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc cho biết trên Zing.vn, tỉnh này có 2 máy xét nghiệm COVD-19 đặt tại CDC Kiên Giang và Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc. Trong đó, máy của CDC mua từ ngân sách Nhà nước, còn thiết bị đặt tại Trung tâm Y tế Phú Quốc được doanh nghiệp tài trợ.
Cũng theo ông Phúc, CDC Kiên Giang đã có nhiều thiết bị xét nghiệm nên ngoài 3 tỷ đồng cho máy xét nghiệm chính, ngành y tế chỉ cần mua thêm máy chiết tách mẫu tự động trị giá 200 triệu là hoạt động được. Còn Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc do không có các thiết bị xét nghiệm khác nên phải mua thêm với kinh phí trên 1 tỷ đồng.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://zingnews.vn/so-y-te-ki...
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, 8 trường hợp dương tính trở lại sau khi đã khỏi bệnh đang được cách ly, theo dõi tiếp tại các cơ sở y tế. Đã thực hiện việc nuôi cấy lại 05 mẫu virrus của các ca dương tính lại nhưng các vi rút này không phát triển. Trong đó: 03 bệnh nhân (BN 188, 137, 74) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2); 02 bệnh nhân (BN 52,149) tại Bệnh viện dã chiến 2 Quảng Ninh, 01 bệnh nhân (BN 36) tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình Thuận, 02 bệnh nhân (BN 207, 224) tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Cũng theo Ban chỉ đạo, tại Việt Nam, trong tuần (từ 20-26/4) chỉ ghi nhận 2 trường hợp mắc mới ngày 24/4 (về từ nước ngoài, được cách ly ngay khi xuống sân bay), ghi nhận ngày thứ 10 liên tiếp không có trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Tuy nhiên, ghi nhận 5 trường hợp khỏi bệnh nhưng được xét nghiệm dương tính trở lại đang được theo dõi tại các cơ sở y tế.
Điều đó cho thấy tính phức tạp trong cơ chế lây nhiễm của vi rút SARS-CoV-2, cần đánh giá và triển khai đúng các biện pháp phòng, chống nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng nhưng không biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/mau-...
Theo báo Chính phủ, Chiều nay, 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Chúng ta đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, chi phí thấp được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19. Do đó, cuộc họp hôm nay sẽ tiếp tục bàn về việc tháo gỡ, nới lỏng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc họp cũng sẽ tập trung thảo luận về một số biện pháp trong trạng thái "bình thường mới"…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia (tính đến 11h ngày 28/3), tại Việt Nam, ghi nhận 270 trường hợp mắc (ngày thứ 12 liên tiếp không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng, kể từ ngày 17/4), 230 trường hợp đã khỏi bệnh, 48 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161), trong đó bệnh nhân số 20 và 161 đang tập cai thở máy.
Ban Chỉ đạo cho biết, có 5 trường hợp khỏi bệnh nhưng được xét nghiệm dương tính trở lại đang được theo dõi tại các cơ sở y tế. Điều đó cho thấy tính phức tạp trong cơ chế lây nhiễm của SARS-CoV-2, cần đánh giá và triển khai đúng các biện pháp phòng, chống nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng, nhưng không biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ.
Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Suc-khoe...
TAND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, hôm nay xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn đã tuyên phạt Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1971, trú tại quận Ninh Kiều) 9 tháng tù về tội Chống người thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, chiều 11/4, tổ tuyên truyền, vận động thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều phát hiện Nguyễn Văn Hải có biểu hiện say rượu, cởi trần, không đeo khẩu trang đang đi trên đường trước Công viên Sông Hậu. Lực lượng chức năng nhắc nhở Hải đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Hải không chấp hành mà còn buông lời thô tục, xúc phạm các thành viên tổ tuyên truyền, có thái độ thách thức. Hải còn lao đến vị trí của cán bộ công an đang ghi hình hành vi của Hải, đánh vào mặt và lấy bảng hiệu của nhà hàng gần đó ném về phía chiến sỹ công an.
Xử phạt các trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang ra đường. (Ảnh minh họa. Doãn Tấn/TTXVN)
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/can...
Liên quan đến việc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ định thầu, mua hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp báo để thông tin rõ sự việc.
Theo các tài liệu liên quan, ngoài hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR có giá 7,23 tỉ đồng, tỉnh Quảng Nam còn chỉ định thầu rút gọn trong nước, không sơ tuyển, không đấu thầu qua mạng hàng loạt gói thầu mua sắm thiết bị, hàng hoá phòng chống dịch Covid-19 như hệ thống đo nhiệt độ cơ thể từ xa bằng camera, bộ trang phục phòng hộ chống dịch… Tổng giá trị các gói thầu lên đến gần 68 tỉ đồng.
Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR trị giá 7,23 tỉ đồng của Quảng Nam
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau hơn 3 tuần công bố kế hoạch sản xuất, sáng 28/4, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố hoàn thành 2 mẫu máy thở có tỷ lệ nội địa hóa cao là VFS-410 và VFS-510, phục vụ điều trị COVID-19.
VSmart VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập “made in Việt Nam” được hoàn thiện và sản xuất toàn bộ từ hệ sinh thái Vingroup. Trong đó, VSmart VFS-410 là bản nâng cấp đặc biệt của phiên bản máy thở đầu tiên VFS-310 do chính các kỹ sư Vingroup phát triển từ ý tưởng thiết kế của Đại học MIT, còn VSmart VFS-510 nhận chuyển giao và cải tiến từ hãng sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ).
VSmart VFS-410 là máy thở xâm nhập dựa trên công nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường (chỉ bỏ chế độ CPAP dành cho người tự thở). Từ thiết kế máy thở không xâm nhập đơn giản của nhóm nghiên cứu trường Đại học MIT, VFS-410 đã được các kỹ sư Vingroup cải tiến để trở thành một máy thở xâm nhập với công nghệ tạo khí bằng turbin thay vì bóp bóng tự động nhằm đảm bảo tính chính xác cao.
Bên cạnh đó, máy còn được bổ sung cảm biến giám sát và cảnh báo để duy trì nồng độ oxy, áp suất dương cuối kỳ thở ra, đo được nhịp thở bệnh nhân và tự điều chỉnh để đồng bộ với nhịp thở này. Toàn bộ nguyên lý hoạt động, bo mạch, linh kiện cơ khí, phát triển phần mềm và kiểu dáng của VSmart VFS-410 đều được thiết kế, phát triển và sản xuất tại Vingroup, dưới sự tư vấn sát sao của Bộ Y tế, các chuyên gia quốc tế và các bác sỹ Vinmec.
VSmart VFS-510 là máy thở xâm nhập dựa trên mẫu PB560 của hãng máy thở Medtronic đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. VFS-510 có ưu điểm nhỏ gọn, đa năng gồm 6 chế độ thở linh hoạt, có thể sử dụng cho bệnh nhân trưởng thành, bệnh nhi; cho người cần hỗ trợ thở xâm nhập hoặc không xâm nhập… đáp ứng đa dạng yêu cầu điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
Vì tình trạng khan hiếm vật tư sản xuất máy thở trên toàn thế giới, 70% các cụm linh kiện trong máy, bao gồm cả các cụm linh kiện đặc biệt quan trọng và phức tạp như: quạt thổi khí (blower), các bo mạch (PCBA điều khiển, nguồn,…), bàn phím, màn hình hiển thị, pin, vỏ máy… đều do Vingroup chủ động nghiên cứu khắc phục để tự sản xuất hoặc nội địa hóa. Medtronic cũng đã phối hợp chặt chẽ với Vingroup để hiệu chỉnh lại phần mềm của máy nhằm đảm bảo các tính năng của VFS-510 hoàn toàn tương đương với máy gốc PB560.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM hôm nay cho biết, thành phố bắt đầu giám sát COVID-19 đối với toàn bộ tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại thành phố.
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng, bước đầu trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm 30 người trong tổ bay, tất cả đều có kết quả âm tính. Các chuyến bay quốc tế hiện chỉ đang chở hàng, tuy nhiên sau mỗi chuyến bay trung tâm đều lấy mẫu xét nghiệm với toàn bộ tổ bay.
Toàn bộ khoang hành khách, phòng vệ sinh, bếp… trên máy bay được vệ sinh khử trùng để đảm bảo an toàn - Ảnh: DUYÊN PHAN/Tuổi trẻ online
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/tp-hcm-giam...
Một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa sáng nay thông tin với Người lao động, đơn vị này đã có báo cáo gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả mua sắm hệ thống máy Realtime PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành rà soát lại việc mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 là hệ thống máy xét nghiệm SARS-CoV-2 Realtime PCR tự động, gồm hệ thống thiết bị xét nghiệm Realtime PCR 96 giếng và máy tách chiết DNA/RNA tự động với giá mua sắm hơn 3,7 tỷ đồng.
Sở này cho biết, việc đầu tư mua máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Sở chủ trì và được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu do yêu cầu, nhưng bảo đảm sự chặt chẽ, rõ ràng do Công ty CP Thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá cung cấp, thiết bị được lắp đặt tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hoá.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/suc-khoe/th...
Theo Tiền phong, lãnh đạo Sở Y tế Lào Cai cho biết: Máy xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime PCR hiện theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (CDC Lào Cai) là mượn của doanh nghiệp. Vụ việc trên Sở đã có công văn báo cáo về Bộ Y tế.
Ảnh minh họa: VOV
Ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc CDC Lào Cai cho báo giới biết, máy xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Real-time PCR đơn vị này đang sử dụng là "đi mượn" là của Công ty Tâm Việt. CDC Lào Cai chỉ phải bỏ tiền ra mua hoá chất sinh phẩm làm xét nghiệm và một số vật tư tiêu hao.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận chiều 27/4 cho biết trên Tiền phong, hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh và CDC tỉnh Bình Thuận đang mượn 2 máy xét nghiệm Realtime PCR của doanh nghiệp để thực hiện việc xét nghiệm COVID - 19. Hai đơn vị này cũng đang tiến hành các thủ tục thẩm định giá, mời đấu thầu cạnh tranh để mua máy xét nghiệm COVID - 19.
Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, bệnh viện này đã mượn 1 máy xét nghiệm Realtime của Công ty CP Công nghệ Việt Á và đưa vào hoạt động từ ngày 24/3/2020 (máy sử dụng công nghệ Mỹ, được sản xuất tại Malaysia). Ngoài ra, công ty này cũng đã tài trợ cho bệnh viện 1.000 kit xét nghiệm nhanh COVID - 19
Ông Đinh Thế Hùng - Giám đốc CDC Bình Thuận cho biết, Trung tâm này cũng đang mượn 1 máy xét nghiệm Realtime PCR của một doanh nghiệp để thực hiện xét nghiệm COVID - 19.
Máy xét nghiệm COVID - 19 của Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận được đơn vị này nói rằng “mượn" của doanh nghiệp. Ảnh Báo Bình Thuận
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Theo Bản tin lúc 6h00 ngày 28/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào đến thời điểm này. Như vậy, đã 12 ngày liên tục (từ 16/4 đến 6h ngày 28/4) Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Tổng số ca mắc đến nay vẫn là 270, trong đó 130 ca là từ nước ngoài.
Tổng số trường hợp được điều trị khỏi bệnh, ra viện là 222, còn lại 48 người đang điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 3 ca nghi ngờ dương tính lại là bệnh nhân 74 (ở Phú Thọ), bệnh nhân 207 và 224 (ở TP.HCM). Các ca này hiện đã được đưa vào bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 tiếp tục theo dõi.
Nguồn: Bộ Y tế
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
TTXVN/Vietnamplus dẫn thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, các mẫu xét nghiệm nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh này đều cho kết quả âm tính.
Cụ thể: Tỉnh lấy 568 mẫu xét nghiệm những người đang làm việc tại các chốt kiểm soát liên ngành, công nhân trực tiếp làm việc tại một số công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, một số doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả, 568/568 mẫu đều âm tính.
Ngoài ra, 188/188 mẫu các lái xe khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đều có kết quả âm tính.
(Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/cac...
Hôm 27/4, ông Phạm Văn Hiệp (Giám đốc BVĐK tỉnh Ninh Bình) thông tin trên báo Dân trí, hệ thống xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đơn vị mua, được UBND tỉnh cấp vốn từ nguồn ngân sách và được đấu thầu công khai, rộng rãi qua mạng, không chỉ định thầu. Hệ thống xét nghiệm bệnh viện mua là loại Real-time RT-PCR tự động Cobas 4800 do nước Thụy Sỹ sản xuất năm 2019. Bệnh viện thông báo giá gói thầu là 5 tỷ 980 triệu đồng. Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt đã trúng thầu với giá 5,9 tỷ đồng.
Ảnh minh họa: Hệ thống máy xét nghiệm của Quảng Nam (nguồn: Người lao động)
Thông tin được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/n...
Theo ghi nhận của Người lao động, tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM ngày 27/4, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, TP có 54 ca mắc COVID-19 từ ngày 3/4 đến nay. Trong đó có 51 ca đã xuất viện; đang điều trị 3 ca, 2 ca dương tính trở lại (bệnh nhân 207 và 224) và phi công người Anh (bệnh nhân 91).
"Diễn biến bệnh nhân số 91 tiên lượng nặng, tiếp tục thở máy, can thiệp thở oxy, màn lọc ngoài cơ thể. Đặc biệt, ca này cứ 2-3 ngày âm tính rồi lại dương tính" - ông Bỉnh nói, đồng thời cho hay, TP.HCM cẩn thận rà soát, xét nghiệm lại đối với các ca bệnh đã xuất viện.
Ảnh minh họa: Tiền phong
Thông tin được dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/chinh-tri/p...