Cập nhật lúc

Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; Kết cục bi thảm của pháp sư dùng nước thánh diệt Covid-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 23/9 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 231 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,7 triệu ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 207 triệu ca.

Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; Kết cục bi thảm của pháp sư dùng nước thánh diệt Covid-19
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Australia: 50% dân số đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19

    Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; Kết cục bi thảm của pháp sư dùng nước thánh diệt Covid-19 - Ảnh 1.

    Theo số liệu mới cập nhật của Bộ Y tế Australia, tính đến hết ngày hôm qua (23/9), với hơn 26 triệu liều vaccine ngừa bệnh Covid-19 đã được sử dụng, 50,1% dân số từ 16 tuổi trở lên của nước này đã được tiêm đủ 2 liều vaccine và 74,8% đã được tiêm 1 mũi vaccine. Trong đó, bang có dân số lớn nhất Australia là New South Wales đang có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, với 84,1% dân số đủ 16 tuổi được tiêm mũi một và 56,6% đã tiêm đầy đủ hai mũi.

    Hầu hết các bang và vùng lãnh thổ tại Australia đều có kế hoạch chuyển sang trạng thái "bình thường mới" khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 70% và 80%.

    Đầu năm nay, Australia đặt mục tiêu hoàn thành chương trình tiêm chủng vào tháng 10 tới, nhưng do nguồn cung vaccine trong giai đoạn đầu bị hạn chế cùng với tâm lý lựa chọn vaccine nên đã dẫn đến việc chậm trễ như hiện nay.

    50% dân số Australia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp sư "dùng nước thánh diệt SARS-CoV-2" qua đời vì COVID-19

    Gia đình ông Eliyantha White (48 tuổi) ngày 23/9 cho biết vị pháp sư nổi tiếng - sau khi từ chối tiêm vắc-xin - đã qua đời vì COVID-19.

    White từng chữa bệnh cho nhiều ngôi sao, vận động viên nổi tiếng và chính trị gia hàng đầu của Sri Lanka. Tháng 11 năm ngoái, ông White tuyên bố có thể chấm dứt đại dịch ở Sri Lanka và nước láng giềng Ấn Độ bằng cách đổ "nước thánh" xuống sông.

    Cựu Bộ trưởng Y tế Sri Lanka Pavithra Wanniarachchi là một trong những người tán thành phương pháp điều trị bằng “nước thánh” của pháp sư White. Nhưng bà đã không may mắc COVID-19 và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt. Sau đó, bà Wanniarachchi mất chức bộ trưởng và được điều động sang cơ quan khác.


    Pháp sư ‘dùng nước thánh diệt SARS-CoV-2’ qua đời vì COVID-19tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Na Uy dỡ bỏ các hạn chế, trở về cuộc sống bình thường

    Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 24/9, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết nước này trong hơn 1 năm qua đã thực hiện "các biện pháp cứng rắn nhất trong thời bình" và đã đến lúc trở lại cuộc sống bình thường. Theo đó, các biện pháp hạn chế sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 25/9.

    Quyết định nới lỏng toàn bộ các biện pháp hạn chế này cho phép tổ chức các sự kiện văn hóa hay thể thao với 100% công suất, các nhà hàng cũng được phục vụ số khách không giới hạn và các câu lạc bộ ban đêm mở cửa trở lại.

    Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; Pháp sư diệt Covid bằng nước thánh chết vì Covid - Ảnh 1.

    Một người cao tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Oslo, Na Uy. Ảnh: AFP/TTXVN

    Cho tới nay, Chính phủ Na Uy đã hoàn thành 3  trong số 4 giai đoạn để mở cửa trở lại, song đã nhiều lần trì hoãn thực hiện giai đoạn cuối cùng do quan ngại về số ca mắc mới gia tăng.

    Với quyết định mới nhất này, Thủ tướng Solberg nhấn mạnh người dân Na Uy giờ đây có thể trở lại cuộc sống bình thường.

    Theo thống kê của Viện y tế công cộng của Na Uy, có 76% người dân Na Uy đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi 67% dân số đã tiêm đủ liều.

    Thống kê của trang worldmeters.info cho thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tới nay, Na Uy ghi nhận tổng cộng 185.330 ca mắc, trong đó có 850 ca tử vong.

    Na Uy dỡ bỏ các hạn chế, trở về cuộc sống bình thườngbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc báo cáo số ca mắc tăng cao nhất từ đầu đại dịch Covid-19

    Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; TQ khoe vaccine xịn dùng công nghệ như Nanocovax - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

    Hàn Quốc vừa xác nhận thêm 2.189 ca mắc COVID-19 chỉ trong vòng 18 giờ tính đến 18h ngày 24/9 (giờ địa phương), tăng 387 ca so với cùng thời điểm của ngày trước đó lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. 

    Theo các cơ quan y tế và chính quyền địa phương, trong số các ca mới trên có 789 ca tại thủ đô Seoul, 702 ca tại tỉnh Gyeonggi lân cận và 160 ca tại thành phố cảng Incheon ở miền Tây. Tỷ lệ lây nhiễm tại vùng thủ đô Seoul, nơi chiếm một nửa dân số Hàn Quốc, hiện là 75,4%.

    Số ca mới ở Hàn Quốc gia tăng sau khi hàng triệu người về quê để đón Tết Trung thu (Chuseok) với gia đình. 

    Trước đó, cùng ngày 24/9, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo số ca mắc COVID-19 trong ngày, tính đến 0h ngày 24/9 (giờ địa phương), là 2.434 ca, mức cao nhất từ trước đến nay. Số ca tử vong cũng tăng lên 2.434 ca, sau khi có thêm 7 ca.


    Những con số đáng báo động về tình hình dịch COVID-19 tại Hàn Quốc và Ngabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sản xuất thành công vaccine Sputnik V, sẽ dùng trong chương trình tiêm chủng toàn dân

    Tin vui: Sputnik V do Việt Nam gia công sẽ được dùng tiêm chủng toàn dân; TQ khoe vaccine xịn dùng công nghệ như Nanocovax - Ảnh 1.

    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên

    Ngày 24/9, Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) - Bộ Y tế, đã chính thức công bố sản xuất thành công lô vắc xin phòng Covid-19 Sputnik V (Gam-COVID-Vac) đầu tiên tại Việt Nam.

    Ngày 26/8, lô vắc xin Sputnik V mã số SV-030721M sản xuất tại VABIOTECH đã được Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, LB Nga phân tích, thẩm định và đánh giá đáp ứng yêu cầu của tài liệu quy chuẩn.

    Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho biết: "Chúng tôi rất vui công bố sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam. Lô vắc xin này đã được phía Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn. Với lô vắc xin đầu tiên này sẽ giúp cho người dân Việt Nam sớm tiếp cận được nguồn vắc xin chất lượng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19".

    Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.

    Vắc xin Sputnik V phát triển dựa trên nền tảng véc-tơ adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới, lịch tiêm là 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần.

    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiênsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sắp ra mắt vaccine công nghệ protein, có hiệu quả chống biến thể Delta, Gamma, Mu

    Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, vaccine SCB-2019, một ứng cử viên vaccine Covid-19 dựa trên protein, do công ty dược phẩm sinh học Clover có trụ sở tại thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) bào chế. Công ty Clover đã thông báo trên trang web riêng vào ngày 22/9 rằng họ đã đạt đến tiêu chí cuối cùng về hiệu quả quan trọng nhất và các tiêu chí cuối cùng về hiệu quả thứ cấp trong SPECTRA, một thử nghiệm lâm sàng quan trọng trên toàn cầu giai đoạn II-III.

    Những kết quả thử nghiệm cho thấy, ứng cử viên vaccine SCB-2019 đã chứng minh đạt hiệu quả tổng thể 79% chống lại COVID-19 ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào gây ra bởi biến thể Delta – biến thể thống trị toàn cầu, hiện chiếm hơn 90% tổng số ca bệnh trên toàn thế giới.

    Theo Thời báo Hoàn Cầu, các chuyên gia Trung Quốc dự đoán đây có thể là vaccine hữu hiệu nhất được bào chế tại Trung Quốc.

    Thông báo của Clover nêu rõ SCB-2019 có hiệu quả 92% đối với biến thể Gamma, 59% đối với biến thể Mu; và 3 chủng Delta, Gamma, Mu chiếm 73% tổng số các chủng virus SARS-CoV-2 đã được nhận dạng trong nghiên cứu. Vaccine này đạt hiệu quả tổng thể là 67% đối với COVID-19 ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào gây ra bởi bất kỳ chủng nào trong nghiên cứu, đáp ứng thành công tiêu chí cuối cùng quan trọng nhất của thử nghiệm. 

    Công nghệ sử dụng protein tái tổ hợp để sản xuất vaccine của Clover là công nghệ được công ty Novavax của Mỹ sử dụng để làm vaccine Covid-19. Vaccine Nanocovax do công ty Nanogen của Việt Nam phát triển cũng dựa trên công nghệ này.

    Trung Quốc sắp ra mắt vaccine hiệu quả với cả ba biến thể Delta, Gamma, Mu baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc xác định ổ dịch ở Hắc Long Giang do biến thể Delta gây ra

    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 1.

    Giới chức y tế địa phương ngày 24/9 xác nhận ổ dịch Covid-19 mới nhất ở thủ phủ Cáp Nhĩ Tân của tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, do biến thể Delta gây ra, sau khi thành phố báo cáo gần 30 ca mắc trong vòng 3 ngày.

    Huyện Yilan ở Cáp Nhĩ Tân ngày 23/9 đã ban bố các biện pháp kiểm soát giao thông, theo đó các phương tiện bị cấm ra vào khu vực trung tâm.

    Ngày 24/9, Cáp Nhĩ Tân báo cáo 15 ca nhiễm mới được phát hiện ở khu cách ly và qua xét nghiệm sàng lọc. Thành phố dự kiến hết hôm nay sẽ hoàn tất xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ 10 triệu cư dân.

    Các địa phương khác trong tỉnh Hắc Long Giang như Qiqihar cũng ban hành cảnh báo mới nhất về việc đình chỉ các tuyến xe buýt công cộng đến và đi từ sân bay Cáp Nhĩ Tân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer cam kết hỗ trợ Việt Nam mua lại vaccine

    Trong ngày 23/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Công ty Pfizer, một trong những công ty sinh học dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng về vai trò tích cực của Pfizer trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là phát triển thành công vắc-xin Pfizer-BioNTech, được toàn thế giới công nhận là một “vũ khí” hiệu quả cao để khống chế đại dịch. 

    Chủ tịch nước đánh giá cao công ty Pfizer đã bàn giao cho Việt Nam hơn 2,8 triệu liều vắc-xin theo hợp đồng cung cấp đã ký với Chính phủ Việt Nam, kịp thời góp phần quan trọng giúp Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh cũng như cam kết đảm bảo kế hoạch cung cấp trong những tháng còn lại của năm nay.

    Chủ tịch nước nhấn mạnh việc bảo đảm nguồn vắc-xin đầy đủ không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sức khoẻ của người dân, mà còn giúp bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam; tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ. 

    Chủ tịch nước đề nghị Pfizer quan tâm và thúc đẩy tăng số lượng vắc-xin Pfizer cung cấp cho Việt Nam sớm nhất trong tháng 9/2021 và giao hết trong năm 2021 theo hợp đồng 31 triệu liều vắc-xin mà hai bên đã ký kết; sớm cụ thể hóa lộ trình để bàn giao sớm nhất vắc-xin cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi và sớm hoàn tất thủ tục chấp thuận để các quốc gia khác có thể nhanh chóng nhượng lại vắc-xin Pfizer cho Việt Nam khi Việt Nam đạt được thỏa thuận mua lại vắc-xin Pfizer từ các nước này.

    Phó Chủ tịch Pfizer Jonathan Selib cho biết Pfizer luôn có quan hệ hợp tác tốt với Việt Nam, cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm nay đủ 31 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho người lớn đồng thời có 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em khi Pfizer có đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn. Ngoài ra, ông Jonathan Selib cũng đã ghi nhận đề nghị hợp tác sản xuất vắc xin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia bất ngờ bị đẩy đến bờ vực thảm họa, nguy cơ mọi nỗ lực tan tành: Ông Hun Sen ra lệnh khẩn cấp!

    Chính phủ Campuchia ngày 23/9 ban hành lệnh đình chỉ các lễ hội Phật giáo truyền thống trên cả nước, sau khi phát hiện ổ dịch lây nhiễm Covid-19 bùng phát nguy hiểm ở Phnom Penh.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động của lễ hội Kan Ben và Pchum ben trên khắp đất nước nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

    Ông Hun Sen nhấn mạnh trong sắc lệnh rằng sau hai ngày tổ chức lễ Kan Ben, chính phủ đã ghi nhận tình trạng tập trung rất nhiều người tại các ngôi chùa. Gần 50 ca nhiễm được xác định ở hai ngôi chùa tại thủ đô Phnom Penh chỉ trong hai ngày đầu tiên của lễ hội Kan Ben.

    Trước đó, ông đã cảnh báo rằng có thể một thảm họa Covid-19 sẽ xảy ra với người dân Campuchia sau hai tuần lễ hội.

    "Tôi hết sức quan ngại rằng sau lễ hội Pchum Ben, số ca lây nhiễm và tử vong sẽ tăng lên không chỉ ở các thành phố mà ở cả vùng nông thôn - gây rủi ro cho cả nước bởi mọi người di chuyển giữa thủ đô và các tỉnh, điều này sẽ hủy hoại các nỗ lực chống Covid-19 của chúng ta, đặc biệt là kế hoạch mở cửa lại trường học," báo Khmer Times dẫn lời ông Hun Sen ngày 23/9.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trường học Mỹ gây bức xúc vì yêu cầu học sinh đeo khẩu trang khi ăn

    Khuyến cáo học sinh phải đeo khẩu trang ngay cả trong lúc ăn của một trường tiểu học ở Washington (Mỹ) đã khiến các bậc phụ huynh phẫn nộ.

    Theo RT, Trường Tiểu học Geiger Montessori ở Tacoma (Washington) mới đây đã bắt đầu đón học sinh trở lại với những quy tắc nghiêm ngặt để hạn chế nguy cơ lây lan COVID-19.

    Trong một email gửi đến phụ huynh, ban giám hiệu trường Geiger khuyến cáo các học sinh nhỏ tuổi nên được bố trí dùng bữa trong một căng tin thoáng gió, và chỉ được tháo khẩu trang "khi cắn thức ăn hoặc uống nước". Sau khi cho thức ăn vào miệng, học sinh được yêu cầu kéo khẩu trang lên "để nhai, nuốt hoặc nói".

    Đại diện nhà trường khẳng định, khuyến cáo trên được đưa ra dựa theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ và cơ quan y tế Washington.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Công ty Pfizer

    Nhân dịp tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 76, sáng 23/9 tại New York, Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc tại Công ty Pfizer.

    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 1.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc tại Công ty Pfizer. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 2.

    Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng 23/9 (theo giờ địa phương) tại New York, Mỹ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 3.

    Hoạt động này diễn ra nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 76, (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 4.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Công ty Pfizer.(Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


    Tin vui cho Việt Nam: Pfizer hứa chắc nịch sau chuyến thăm của Chủ tịch nước - Ông Hun Sen lệnh khẩn cấp, Campuchia nguy hiểm - Ảnh 5.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Công ty Pfizer.(Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba vào cuối năm

    Mặc dù hiện nay đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Indonesia, song chính phủ nước này dự đoán làn sóng đột biến thứ ba sẽ tấn công Indonesia vào cuối năm.

    Người phát ngôn của Lực lượng Đặc nhiệm Xử lý Covid-19 của Indonesia, ông Wiku Adisasmito, cho biết Indonesia cần tăng cường cảnh giác để ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ ba có thể xảy ra sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO sắp chọn tổng giám đốc mới, ông Tedros vẫn được ủng hộ?

    Việc ông Tedros được các nước châu Âu đề cử giữ chức tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nhiệm kỳ thứ 2 là một điều bất ngờ. Trước đây, quan hệ giữa Mỹ và WHO đã hết sức căng thẳng.

    NÓNG: WHO chọn tổng giám đốc mới, bất ngờ về số phận ông Tedros - Ấn Độ báo tin vui cho Việt Nam về vaccine Nanocovax - Ảnh 1.

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: AFP

    Ngày 24-9, Hãng tin AFP tiết lộ thông tin gần 20 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đề cử ông Tedros Adhanom Ghebreyesus giữ chức tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhiệm kỳ thứ 2. Họ đề cử ngay trước khi qua hạn chót vào ngày 23-9.

    Các quốc gia thành viên của WHO có hạn chót đến 16h chiều 23-9 để đề cử các ứng viên. Trước đó, hôm 22-9, Đức thông báo họ đang đề xuất ông Tedros. Theo AFP, dường như ông Tedros là ứng cử viên duy nhất trong cuộc đua vào ghế tổng giám đốc WHO tiếp theo.

    Các nguồn tin ngoại giao nói với AFP rằng các quốc gia EU khác đã có động thái nối gót Đức. Họ ủng hộ ông Tedros, cựu ngoại trưởng và là cựu bộ trưởng y tế Ethiopia, tiếp tục làm tổng giám đốc WHO thêm nhiệm kỳ 5 năm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hoan nghênh Ấn Độ xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại

     Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu vắc xin COVID-19 vào tháng 4 năm nay để tập trung tiêm chủng cho người dân trong nước khi số ca nhiễm tăng vọt. Giờ đây, họ cho biết sẽ nối lại việc xuất khẩu vắc xin.

    Hy vọng ngập tràn: Xưởng vaccine khủng nhất thế giới nổ máy trở lại -  Ấn Độ báo tin vui cho Việt Nam về vaccine Nanocovax - Ảnh 1.

    Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trên bancông tòa nhà Văn phòng điều hành Eisenhower tại khu phức hợp Nhà Trắng ở Washington, Mỹ ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS

    Ngày 23-9, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết bà hoan nghênh thông báo của Ấn Độ về việc quốc gia Nam Á này sẽ nối lại việc xuất khẩu vắc xin COVID-19, theo Hãng tin Reuters.

    "Khi Ấn Độ trải qua tình trạng tăng vọt ca nhiễm COVID-19 trong nước, Mỹ rất tự hào ủng hộ Ấn Độ về sự cần thiết và trách nhiệm tiêm chủng cho người dân của họ. Và tôi hoan nghênh việc Ấn Độ thông báo sẽ sớm xuất khẩu vắc xin trở lại" - bà Harris phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Mỹ.

    Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, họ đã ngừng xuất khẩu vắc xin COVID-19 vào tháng 4 năm nay để tập trung tiêm chủng cho người dân trong nước khi số ca nhiễm tăng vọt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ tiêm vaccine tận nhà cho người dân

    Ấn Độ cho phép tiêm vaccine Covid-19 tại nhà cho người có hoàn cảnh khác biệt, bị hạn chế khả năng vận động, nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.

    "Chúng tôi sẽ bắt đầu tiêm chủng tại nhà cho những người không thể đến các trung tâm tiêm chủng, gồm người bị hạn chế vận động, người khuyết tật và những người có nhu cầu đặc biệt. Khuyến nghị đã được ban hành", tiến sĩ VK Paul, thành viên y tế thuộc tổ chức tư vấn chính sách công của chính phủ Ấn Độ NITI Aayog hôm 23/9 cho hay.

    Quyết định được đưa ra trong bối cảnh quốc gia 1,3 tỷ dân tăng cường chiến dịch tiêm chủng. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết dù ca nhiễm giảm, Ấn Độ vẫn ở giữa sóng lây nhiễm thứ hai. Kerala là bang duy nhất có hơn 10.000 ca nhiễm chưa khỏi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phnom Penh tạm ngừng toàn bộ hoạt động tụ tập, lễ hội tôn giáo đông người

    Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, chiều 23/9, Sở Lễ nghi và tôn giáo Đô thành Phnom Penh đã quyết định tạm thời ngừng toàn bộ các cuộc tụ tập lễ hội tôn giáo đông người tại thủ đô Campuchia cho đến khi có thông báo mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia đổi chiến lược về miễn dịch cộng đồng

    Bộ Y tế Malaysia (MOH) sẽ không sử dụng công thức thông thường để tính toán tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, mà theo đó tỷ lệ này là ít nhất 80% dân số trưởng thành được tiêm vaccine.

    Nguyên nhân là do biến thể siêu lây nhiễm Delta xuất hiện đã ảnh hưởng đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng trước thời điểm tiêm được cho 80% dân số trưởng thành.

    Biến thể này về cơ bản đã ảnh hưởng đến cách tính toán tỷ lệ dân số được tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng và rất khó để nói khi nào sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng. Đó là lý do tại giới chức y tế Malaysia không nên xem xét khả năng miễn dịch cộng đồng nữa. Thay vào đó, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine nhanh nhất có thể.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thử nghiệm vaccine Nanocovax

    Viện Ấn Độ hợp tác nghiên cứu với Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học dược Nanogen, hỗ trợ thử nghiệm đánh giá vaccine Nanocovax.

    Viện Nghiên cứu Tịnh tiến về Khoa học Công nghệ Y học (THSTI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ hôm qua 23/9 ký bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu với Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học dược Nanogen của Việt Nam, thông qua hội nghị trực tuyến, theo thông cáo của Đại sứ quán Ấn Độ.

    Ấn Độ báo tin vui cho Việt Nam về vaccine Nanocovax; Học giả TQ tiết lộ sốc về nguồn gốc Covid-19: Không ở Vũ Hán? - Ảnh 1.

    Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam dự hội nghị trực tuyến về hợp tác giữa THSTI và Nanogen hôm nay. Ảnh: Đại sứ quán Ấn Độ.

    THSTI sẽ giúp Nanogen thử nghiệm đánh giá khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax do Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Kết quả nghiên cứu đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để Nanogen xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Nanocovax.

    THSTI là viện nghiên cứu hàng đầu tại Ấn Độ, với cơ sở nghiên cứu hiện đại cho công tác thử nghiệm vaccine và các công trình nghiên cứu quan trọng trong y học.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    100 triệu liều vắc xin Covid-19 có thể bị vứt bỏ 'vô lương tâm' vào cuối năm nay

    Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cảnh báo hơn 100 triệu liều vắc xin Covid-19 có thể hết hạn sử dụng và phải vứt bỏ nếu các nước dư nguồn cung không chia sẻ gấp cho nước nghèo.

    Dùng chính số liệu Mỹ, học giả TQ bất ngờ chơi Washington 1 vố cực đau: Tiết lộ nguồn gốc Covid-19? - Ảnh 1.

    Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần chia sẻ vắc xin khẩn cấp để tránh phải vứt bỏ vắc xin hết hạn sử dụng

    Theo báo cáo mới của tổ chức nghiên cứu Airfinity, một lượng vắc xin Covid-19 rất lớn sẽ hết hạn sử dụng tính đến tháng 12 và bị bỏ đi. Báo cáo dự báo tính đến cuối tháng 9, thế giới sẽ có 7 tỉ liều vắc xin và đến cuối tháng 12 là 12 tỉ liều.

    Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết đã gửi báo cáo cho các chính trị gia hàng đầu thế giới, gồm tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh và các nhân vật chủ chốt tại châu Âu trước hội nghị thượng đỉnh về vắc xin toàn cầu ngày 22.9, theo tờ The Guardian.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Học giả Trung Quốc cho rằng Covid-19 xuất hiện ở Mỹ hồi tháng 9/2019

    Một nhóm học giả Trung Quốc cho biết trong một báo cáo mới xuất bản của Học viện Khoa học Trung Quốc, có khả năng cao Covid-19 đã lan rộng ở Mỹ vào tháng 9 năm 2019. Trong bài báo cáo, các tác giả cho biết, họ đã sử dụng dữ liệu công khai của chính phủ Mỹ về số lượng các chẩn đoán và xét nghiệm cũng như số liệu tử vong từ tháng 3 năm 2020 và tính toán theo các công thức để tính ra xác suất của các trường hợp Covid-19 ở Mỹ năm 2019.

    Họ kết luận rằng, có 50% khả năng trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 xảy ra ở Mỹ trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019, sớm hơn ngày Covid-19 chính thức được ghi nhận là ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại