Cập nhật lúc

Một quốc gia châu Á bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng, chưa rõ nguồn lây; Việt Nam nhận thêm tin vui từ Séc

Đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới với sự lây lan của biến thể Delta.

Một quốc gia châu Á bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng, chưa rõ nguồn lây; Việt Nam nhận thêm tin vui từ Séc
24
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ca nCoV Brunei tăng kỷ lục, chưa rõ nguồn lây

    Brunei ghi nhận mức cao kỷ lục 42 ca nhiễm mới chỉ một ngày sau khi phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên trong 15 tháng.

    "So với đợt bùng phát năm ngoái, chúng tôi không biết được nguồn lây của nhiều ca nhiễm trong lần này. Điểm yếu lớn nhất chính là những tuyến buôn lậu, cũng như các nhân viên tuyến đấu ở sân bay và khách sạn", Bộ trưởng Y tế Brunei Mohd Isham Jaafar cho biết hôm nay.

    Một trong các ổ dịch tại Brunei có liên quan đến trung tâm cách ly ở khách sạn, trong khi đợt bùng phát khiến nhiều địa điểm cách ly đang dần kín chỗ. Giới chức đang điều tra khả năng nguồn lây là những người vượt biên trái phép giữa Brunei và Malaysia.

    Một quốc gia châu Á bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng, chưa rõ nguồn lây; Việt Nam nhận thêm tin vui từ Séc - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại một thánh đường ở Brunei hồi tháng 3/2020. Ảnh: AFP.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Séc sẵn sàng nhượng lại 500.000 liều vắc-xin cho Việt Nam

    Thủ tướng Séc cho biết tuy tình hình dịch bệnh tại Séc vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nhưng Chính phủ Séc vẫn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam, trong đó sẵn sàng nhượng lại cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin và một số kít xét nghiệm nhanh.

    Chiều 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng CH Séc Andrej Babis nhằm trao đổi về quan hệ song phương, dành nhiều thời gian để thảo luận các biện pháp hợp tác trong phòng chống COVID-19.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Thủ tướng Andrej Babis và Chính phủ Séc đã quyết định tặng Việt Nam 250.000 liều vắc-xin phòng COVID-19, khẳng định đây là sự hỗ trợ kịp thời, quý báu, thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trong suốt hơn 70 năm qua.

    Thủ tướng đề nghị Chính phủ Séc ưu tiên nhượng lại cho Việt Nam số vắc-xin chưa sử dụng của Séc, giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn cung vắc-xin khác nhiều nhất, sớm nhất có thể; cũng như hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư y tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta có thể khiến Australia và Trung Quốc xem xét lại chiến thuật

    Làn sóng dịch mới tại những nước áp dụng biện pháp chống dịch "không ca mắc COVID-19" như Australia và Trung Quốc cho thấy dường như biến thể Delta đã phá vỡ được vòng phòng thủ và khiến hai nước này phải xem xét điều chỉnh chính sách.

    Bất ngờ với phân tích về chủng Delta; Ngày mai có thêm 1 vắc xin Covid-19 made in Vietnam thử nghiệm giai đoạn 2 - Ảnh 1.

    Một khu vực bị phong toả tại Thượng Hải do có liên quan đến ca mắc COVID-19 ngày 3/8. Ảnh: CNN

    Tại điểm nóng COVID-19 của Australia là New South Wales, các quan chức cho rằng tỷ lệ tiêm vaccine đạt 50% có thể đủ để tiến hành nới lỏng hạn chế nghiêm ngặt chống dịch của tiểu bang này. Đây được gọi là một điều chỉnh so với nỗ lực trước đây của Australia là không có ca mắc COVID-19 nào.

    Kênh CNN (Mỹ) cho biết ở Trung Quốc, một loạt các ca mắc mới COVID-19 ở nhiều tỉnh thành từ ca dương tính virus SARS-CoV-2 phát hiện tại sân bay đông đúc nhất ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày 20/7 đã khiến nước này phải tiến hành xét nghiệm diện rộng. Ông Huang Yanzhong tại tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quan hệ đối ngoại trụ sở ở Mỹ cho biết ngày càng có nhiều chuyên gia Trung Quốc đề xuất về phương pháp giảm nhẹ thay vì cố gắng đạt được mục tiêu không ca mắc COVID-19.

    Ông Karen A. Grépin tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: "Chiến thuật không có ca mắc COVID-19 từng được coi là thành công ở một số khu vực trên thế giới trong 18 tháng qua. Nhưng tôi không nghĩ trong tương lai sẽ như vậy".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm nhiều hơn: Israel lên kế hoạch mở lại trường học

    Tất cả 1,6 triệu trẻ em Israel trong độ tuổi mẫu giáo và từ lớp 1 đến lớp 6 sẽ trải qua xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra xem các em có kháng thể Covid-19 hay không.

    Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 8/8 đã phê duyệt kế hoạch do các bộ: giáo dục, y tế, quốc phòng và văn phòng thủ tướng soạn thảo để chuẩn bị mở cửa trường học, đón các em học sinh quay trở lại lớp trong bối cảnh Israel đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 mới nhất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Phân tích bất ngờ về biến thể Delta

    Một nhà dịch tễ học nổi tiếng nói với đài CNBC (Mỹ) rằng đại dịch Covid-19 sẽ không sớm kết thúc vì mới chỉ có 1 phần nhỏ dân số thế giới được tiêm vắc-xin.

    Tiến sĩ Larry Brilliant, một nhà dịch tễ học thuộc nhóm các chuyên gia đã xóa sổ bệnh đậu mùa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói biến thể Delta "có thể là loại virus lây lan nhiều nhất" từ trước đến nay.

    "Tôi nghĩ chúng ta đang ở gần nơi bắt đầu hơn là kết thúc của đại dịch và nguyên nhân không phải là biến thể Delta. Nếu chúng ta không thể tiêm vắc-xin cho mọi người dân của hơn 200 nước, các biến thể mới sẽ xuất hiện. Cuối cùng, Covid-19 có thể trở thành loại virus tồn tại mãi mãi như bệnh cúm" - ông Brilliant cảnh báo.

    Bất ngờ với phân tích về chủng Delta; Ngày mai có thêm 1 vắc xin Covid-19 made in Vietnam thử nghiệm giai đoạn 2 - Ảnh 1.

    Nhà dịch tễ học Larry Brilliant. Ảnh: Wired

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia cấp phép sử dụng vaccine Moderna, Tunisia tiến hành tiêm chủng Covid-19 đại trà

    Hôm nay (9/8), Australia vừa cấp phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna cho chương trình tiêm chủng ở nước này. Còn tại Tunisia, người ta đã tiến hành đại chiến dịch tiêm chủng bất chấp khủng hoảng chính trị.

    Trong tuyên bố đưa ra vào chiều nay, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) của nước này vừa cấp phép sử dụng tạm thời cho vaccine ngừa Covid-19 của Moderna cho những người từ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, việc sử dụng vaccine này cho những người từ 12 đến 17 tuổi đang được đánh giá và sẽ được thông báo riêng khi có kết quả.

    Đây là vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 được cấp phép sử dụng tại Australia.

    Ngày mai, thêm 1 vắc xin Covid-19 made in Vietnam thử nghiệm giai đoạn 2; Sắp hết bảng chữ cái Hy Lạp, WHO đặt tên biến thể như thế nào? - Ảnh 1.

    Vaccine Moderna. Ảnh: ABC News.

    Theo Cơ quan hàng hóa trị liệu Australia, mọi người cần tiêm đủ 2 mũi vaccine của Moderna để có kết quả tốt nhất và khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày.

    Ông John Skeritt, Giám đốc Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu Australia cho biết, dựa trện số liệu toàn cầu, vaccine Moderna được đánh giá có hiệu quả cao: "Một thông tin rất đáng khích lệ nữa là sau khi tiêm vaccine Moderna 6 tháng, vaccine sẽ vẫn giúp người tiêm giảm được 93% khả năng bị nhiễm bệnh, 98% biến chứng nặng và 100% khả năng tử vong. Và đây là thông tin rất thật tuyệt vời."

    Hiện nay Australia đã đặt mua 25 triệu mũi vaccine của Moderna. Trong đó 10 triệu liều sẽ được giao trong năm nay. Cụ thể là 1 triệu mũi đầu tiên trong tháng 9 và 9 triệu mũi tiếp theo trong các tháng 10, 11 và 12. Trong năm 2022, Moderna sẽ giao nốt 15 triệu mũi còn lại.

    Bằng việc cấp phép sử dụng cho vaccine của Moderna, bắt đầu từ tháng tới, Australia sẽ sử dụng 3 vaccine cho chương trình tiêm chủng của nước này bao gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Trong khi đó, vaccine của Johnson và Johson tuy đã được cấp phép nhưng chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng của nước này.

    Còn hôm qua (8/8), Tunisia đã triển khai chiến dịch tiêm chủng rộng rãi trên toàn quốc nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 vốn đang gây ra hậu quả nghiêm trọng tại nước này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm mới gia tăng, Mỹ siết chặt các quy định về tiêm chủng Covid-19

    Số ca mắc Covid-19, chủ yếu do biến chủng Delta đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ đặc biệt là ở những người chưa tiêm phòng. Chính vì vậy các quy định về tiêm phòng ngừa Covid-19 đang được tăng cường ở các khu vực công và tư.

    Sau nhiều tháng tìm cách thuyết phục những người còn lưỡng lự đi tiêm phòng với nhiều chương trình khuyến khích hấp dẫn như xổ số lên tới hàng triệu USD, uống bia miễn phí hay thậm chí cấp học bổng đại học, các chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các trường đại học ở Mỹ hiện đang biến tiêm phòng Covid-19 thành một quy định bắt buộc.

    Ngày mai, thêm 1 vắc xin Covid-19 made in Vietnam thử nghiệm giai đoạn 2; Sắp hết bảng chữ cái Hy Lạp, WHO đặt tên biến thể như thế nào? - Ảnh 1.

    Mỹ tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: al Jazeera.

    Thành phố New York đã trở thành địa phương đầu tiên yêu cầu có xác nhận tiêm phòng ít nhất 1 liều vaccine với bất kỳ ai muốn tham gia các hoạt động trong nhà như ăn tối ở các nhà hàng, tập gym và tham dự các buổi biểu diễn nghệ thuật. Chính sách này được đưa ra sau khi Thị trưởng Bill de Blasio yêu cầu toàn bộ nhân viên và các nhà thầu của thành phố phải tiêm vaccine hoặc phải xét nghiệm hàng tuần và bị áp đặt nhiều hạn chế khác.

    Hai bang Maryland và Virginia tuần trước thông báo việc tiêm phòng sẽ là quy định bắt buộc đối với mọi người lao động ở các bang này nếu không muốn phải xét nghiệm thường xuyên. Trong khi đó, California sẽ yêu cầu tất cả các nhân viên y tế phải tiêm phòng đầy đủ trước 30/09 mà không có lựa chọn nào khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine COVIVAC sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 từ 10/8

    Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 1 vaccine phòng COVIVAC “made in Vietnam” phòng COVID-19 và đã chấp thuận chuyển sang giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine này. Theo đó, giai đoạn 1, vaccine COVIVAC được đánh giá an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch trên tất cả các liều thử nghiệm.

    Ngày mai, thêm 1 vắc xin Covid-19 made in Vietnam thử nghiệm giai đoạn 2; Sắp hết bảng chữ cái Hy Lạp, WHO đặt tên biến thể như thế nào? - Ảnh 1.

    Vaccine COVIVAC được đánh giá an toàn, dung nạp tốt, sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 từ ngày mai (10/8).

    Trao đổi với phóng viên, TS. Dương Hữu Thái ,Viện trưởng Viện vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) cho biết, dự kiến, từ ngay ngày mai (10/8), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thu tuyển  người tình nguyện đầu tiên của giai đoạn 2 để thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC tại Thái Bình.

    Số lượng đối tượng tham gia thử nghiệm giai đoạn 2 là 375 người, được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và nhóm 2 từ 60 tuổi trở lên. Mức liều triển khai trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 là mức liều 3 và 6mcg.

    Theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa để các đơn vị triển khai trong giai đoạn dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay, nhằm sớm có vaccine phòng bệnh COVID-19 phục vụ người dân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hoàn tất xét nghiệm trên 11 triệu dân, Vũ Hán phát hiện 81 ca nhiễm COVID-19

    Thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đã hoàn thành xét nghiệm diện rộng trong 6 ngày, phát hiện ra 37 ca mắc COVID-19 có triệu chứng và 41 trường hợp không triệu chứng trên tổng số dân hơn khoảng 12 triệu người.

    Hết bảng chữ Hy Lạp cái để đặt tên biến chủng, WHO dự phòng phương án mới; Mạng xã hội Mỹ xuất hiện Biến thể Obama - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Chính quyền thành phố Vũ Hán đã quyết định xét nghiệm cho toàn bộ dân số trừ trẻ em dưới 6 tuổi và những người đi nghỉ ngoài thành phố, nhằm ngăn chặn đà lây lan của ổ dịch mới. Chiến dịch xét nghiệm tổng lực được triển khai hôm 2/8 sau khi phát hiện một vài ca lây nhiễm cộng đồng lần đầu tiên sau hơn một năm và kết thúc trong ngày 7/8.

    Giới chức địa phương đã huy động 28.000 nhân viên y tế, hoạt động tại 2.800 điểm lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm cho 11,28 triệu người. Kết quả cho thấy có 78 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 41 ca lây nhiễm cộng đồng không có triệu chứng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Twitter xuất hiện "Biến thể Obama": Dân Mỹ tranh cãi quyết liệt về sự kiện "vui chơi tới bến" của cựu tổng thống

    Mạng xã hội Mỹ xuất hiện Biến thể Obama; Vũ Hán xét nghiệm thần tốc 11 triệu dân trong 5 ngày - Ảnh 1.

    Cụm từ "Biến thể Obama" đã xuất hiện trong xu hướng mới ở Twitter trong vài ngày gần đây.

    Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã bị chỉ trích sau khi những hình ảnh về bữa tiệc sinh nhật "quy mô nhỏ" của ông được đăng tải trên mạng xã hội. Theo đó, rất nhiều người đã tham gia chúc mừng cựu tổng thống nhưng không có ai đeo khẩu trang giữa lúc tình hình Covid-19 ở Mỹ đang có dấu hiệu xấu đi với hơn 100 nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày do biến thể Delta.

    Theo RT, Obama là đảng viên Dân chủ mới nhất bị cáo buộc "đạo đức giả" vì đi ngược lại những gì ông đã quảng bá trước đó về cách chống dịch.

    Buổi sinh nhật của cựu tổng thống ban đầu đã gây ra sự phẫn nộ khi các báo cáo cho biết danh sách khách mời lên đến hàng trăm người. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ và quan chức y tế đã cảnh báo về sự nguy hiểm của biến thể Delta và các sự kiện đông người được tổ chức trong bối cảnh số lượng người được tiêm vaccine đang giảm.

    “Có lẽ chúng ta nên bắt đầu gọi nó là Covid biến thể Obama,” nhà văn Stephen L. Miller viết trên Twitter.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vũ Hán xét nghiệm xong 11 triệu dân trong 5 ngày

    Các nhà chức trách ở Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, cho biết họ đã hoàn thành việc xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ hơn 11 triệu dân sau 5 ngày triển khai chiến dịch.

    Campuchia làm được điều đáng nể; Lãnh đạo 1 nước công khai tiêm vaccine Sinopharm - Thân phận có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Một điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Vũ Hán, ngày 3/8. Ảnh: Tân Hoa xã.

    Chiến dịch xét nghiệm - bắt đầu từ ngày 3/8 - đã "cơ bản đã bao phủ toàn bộ" cư dân trong thành phố, ngoại trừ trẻ em dưới sáu tuổi và học sinh, sinh viên đang nghỉ hè, quan chức cấp cao của Vũ Hán, Li Tao nói trong một cuộc họp báo vào ngày 8/8, theo Tân Hoa xã.

    Đến ngày 7/8, thành phố đã ghi nhận 37 trường hợp mắc Covid-19 và 41 người mang mầm bệnh không triệu chứng tại địa phương trong đợt xét nghiệm hàng loạt.

    Đợt xét nghiệm tập trung trên toàn thành phố diễn ra sau khi Vũ Hán ghi nhận 7 ca lây nhiễm cộng đồng vào ngày 2/8, sau hơn 1 năm không có dịch.

    Các nhà chức trách cho biết họ đã huy động hơn 28.000 nhân viên y tế tại khoảng 2.800 địa điểm cho chiến dịch xét nghiệm.

    ------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày càng nhiều phụ nữ Ấn Độ đông lạnh trứng trong đại dịch COVID-19

    Nữ nhân viên ngân hàng ở New Delhi tên Surbhi Kumar chưa từng muốn kết hôn hay có con. Nhưng sau khi chứng kiến hai người thân qua đời vì COVID-19 vào tháng 4, Kumar trở nên lo lắng khi về già không có gia đình thân thiết bên cạnh. Vì vậy, cô quyết định đi đông lạnh trứng của mình.

    Vì sao số ca mắc Covid-19 ở Mỹ tăng gấp 10? Lãnh đạo 1 nước công khai tiêm vaccine Sinopharm - Thân phận có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Ngày càng nhiều phụ nữ Ấn Độ đông lạnh trứng để trì hoãn việc làm mẹ - Ảnh: GETTY

    "Tôi muốn cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc khi có con vào một ngày nào đó. Tôi không biết khi nào sẽ sử dụng số trứng đã đông lạnh này, nhưng tôi cần một kế hoạch dự phòng", Kumar nói.

    Cũng như Kumar, ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân ở thành thị, chủ yếu ở độ tuổi 32-38, đi đông lạnh trứng để sử dụng sau này.

    Họ có nhiều lý do khác nhau, nhiều người trì hoãn sinh con vì không tìm được bạn đời phù hợp hoặc không ưu tiên việc lập gia đình. Đại dịch COVID-19 cũng khiến cơ hội hẹn hò giảm, qua đó làm giảm triển vọng kết hôn và cơ hội làm mẹ.

    Mặc dù Ấn Độ không có dữ liệu quốc gia về đông lạnh trứng, các chuyên gia cho biết số phụ nữ độc thân đông lạnh trứng đã tăng 25% trong năm qua.

    ------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng gần 10 lần?

    Ngày 6-8, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, cho biết số ca nhiễm hiện tăng do biến thể Delta phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 10-2020.

    Thủ phạm là biến thể Delta?

    Trước đây, mất khoảng 9 tháng Mỹ mới có số ca nhiễm trung bình mỗi ngày 100.000 ca vào tháng 11-2020 trước khi đạt đỉnh ở mức 250.000 ca vào đầu tháng 1-2021.

    Sau khi biến thể Delta phát hiện lần đầu ở Mỹ vào tháng 3-2021, số ca trung bình hằng ngày cuối tháng 6-2021 ở Mỹ là 11.000 và chỉ 6 tuần sau đã vọt lên con số 107.143.

    Campuchia làm được điều đáng nể; Lãnh đạo 1 nước công khai tiêm vaccine Sinopharm - Thân phận có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Khách hàng ăn uống tại nhà hàng Martha ở Pennsylvania, Mỹ phải có chứng minh đã tiêm đầy đủ vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS

    Dù số ca nhập viện và tử vong cũng có tăng nhanh nhưng cả hai chỉ số này đều dưới mức đã được ghi nhận vào đầu năm 2021, thời điểm chưa có vắc xin rộng rãi.

    Hiện Mỹ có hơn 44.000 người đang nằm viện điều trị COVID-19, tăng gần 4 lần so với số người nhập viện vào tháng 6-2021. Trong khi đó tháng 1-2021, số ca nhập viện hơn 120.000 trường hợp.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ tại nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục

    Iran đến nay ghi nhận tổng cộng 4.158.729 ca nhiễm và 94.015 ca tử vong, là quốc gia Trung Đông chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 6 khi giới chức y tế cảnh báo về "đợt sóng thứ năm" do biến chủng Delta gây ra.

    Theo truyền thông nhà nước, bệnh viện trên cả nước đang đối diện một "cuộc khủng hoảng" và gọi tình hình y tế hiện nay là vô cùng "ảm đạm". Iran đặt hy vọng vaccine có thể giúp họ đối phó với tình hình nhưng chiến dịch tiêm chủng được triển khai từ tháng hai diễn ra chậm hơn so với kế hoạch của nhà chức trách.

    Các lệnh trừng phạt từ Mỹ khiến Iran gặp khó khăn trong việc chuyển tiền ra nước ngoài mua vaccine. Chính phủ Iran cho hay họ đang phải vật lộn để nhập khẩu vaccine về cho 83 triệu dân của mình.

    Hơn 12,5 triệu người dân Iran đã tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên nhưng chỉ 3,7% đã tiêm mũi thứ hai.

    ----------------------------

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

    Trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19 cho biết, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể được đặt tên theo các chòm sao, sau khi sử dụng hết 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.

    Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19 tiết lộ rằng, cơ quan này đang xem xét quy tắc đặt tên cho các biến thể thuộc nhóm đáng quan tâm và đáng lo ngại, trong bối cảnh lo ngại các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong những tháng tới.

    Theo bà Van Kerkhove, khi sử dụng hết 24 chữ cái Hy Lạp, biến thể có thể đặt tên theo các chòm sao như Orion (Lạp Hộ), Gemini (Song Tử) và Aries (Bạch Dương).

    "Chúng tôi có thể sẽ không có đủ chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho biến thể, nhưng chúng tôi đang xem xét các cách đặt tên khác. Chúng tôi đang dự định đặt tên biến thể theo các chòm sao. Có một số ý kiến cho rằng nên đặt tên biến thể theo tên các vị thần Hy Lạp", bà Kerkhove nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar bị nhấn chìm trong "cơn sóng thần" Covid-19

    Làn sóng Covid-19 mới ập đến trong bối cảnh nhiều bệnh viện công tại Myanmar đã đóng cửa suốt 6 tháng qua.

    Phát biểu tại hội thảo trực tuyến Asia News Network, ông Kobsak Chutikul – cựu Đại sứ Thái Lan, người theo dõi chặt chẽ các diễn biến tại Myanmar cho rằng: "Rất có khả năng Myanmar trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới và đó là điều nguy hiểm cho tất cả mọi người. Chúng ta hiện đang ở phía sau đường cong dịch bệnh, vì thế cần phải hành động ngay lập tức".

    Cảnh báo này làm dấy lên lo ngại về một "cơn sóng thần Covid-19" có thể nhấn chìm cả khu vực Đông Nam Á.

    Hiện, nhiều bệnh viện ở Myanmar đang vắng bóng cả bác sỹ và bệnh nhân do cuộc đình công kéo dài nhằm phản đối chính quyền quân sự sau cuộc chính biến hồi tháng 2/2021. Không thể tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhiều bệnh nhận đã trút hơi thở cuối cùng khi cách ly tại nhà.

    Campuchia làm được điều đáng nể; Lãnh đạo 1 nước công khai tiêm vaccine Sinopharm - Thân phận có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang trên xe buýt ở thành phố Yangon, Myanmar, ngày 7/12/2020 (Ảnh: Reuters/Shwe Paw Mya Tin)

    Các chuyên gia y tế cho rằng, hậu quả tiềm ẩn của bất ổn chính trị là số ca tử vong có thể lên tới hàng chục nghìn người. Theo con số thống kê chính thức, số người thiệt mạng do chính biến tính từ tháng 2 vừa qua đến nay là khoảng 950 người.

    Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Myanmar cho biết, riêng số ca tử vong ở Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar đã vượt quá 2.000 người mỗi ngày trong những tuần gần đây.

    Mời độc giả theo dõi thông tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/quan-s...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump tuyên bố đã "cứu mạng 100 triệu người"

    Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố rằng có lẽ 100 triệu người đã tử vong chết vì COVID-19 nếu không nhờ vào việc ông triển khai các chương trình vắc xin.

    Theo Business Insider, dưới thời cựu Tổng thống Trump, đã có 400.000 người thiệt mạng vì COVID-19.

    Vắc xin đầu tiên được tiêm tại Mỹ vào ngày 14/12/2020 là cho một y tá tại phòng điều trị tích cực. Để ăn mừng, ông Donald Trump đã viết tweet cá nhân rằng: "Vắc xin đầu tiên được sử dụng. Xin chúc mừng nước Mỹ! Xin chúc mừng Thế giới!"

    Ông Trump đã xuất hiện trên chương trình Fox News tối ngày 7/8 (giờ Mỹ) và tuyên bố: "Tôi nghĩ nếu chúng tôi không đưa ra vắc-xin trong thời chính quyền Trump, thế giới có thể sẽ có 100 triệu người chết giống như chúng ta đã từng gặp vào năm 1917".

    Ông Trump đã nhắc tới dịch cúm Tây Ban Nha, lây lan khắp thế giới từ năm 1918 đến năm 1919 và được một số nguồn ước tính là đã khiến 100 triệu người tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran: Số ca tử vong do COVID-19 lần đầu tiên vượt 500 ca mỗi ngày

    Bộ Y tế Iran ngày 8/8 thông báo lần đầu tiên nước Cộng hòa Hồi giáo này ghi nhận hơn 500 ca tử vong do COVID-19 tính theo ngày giữa lúc số ca lây nhiễm cũng tăng cao chưa từng có.

    Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 39.619 ca và 542 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm kể từ khi đại dịch bùng phát lên 4.158.729 ca và 94.015 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Peru tiêm mũi vaccine đầu tiên của Sinopharm

    Thành tích đáng nể của Campuchia; Lãnh đạo 1 nước công khai tiêm vaccine Sinopharm - Thân phận có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

    Tổng thống Peru Pedro Castillo tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở thủ đô Lima, ngày 6/8/2021 (Ảnh: Xinhua)

    Tổng thống Peru Pedro Castillo ngày 6/8 bày tỏ lòng tin vào vaccine ngừa Covid-19 do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất, sau khi ông tiêm chủng mũi đầu tiên bằng loại vaccine này.

    "Tôi đến đây để tiêm loại vaccine của Sinopharm bởi tôi có lòng tin, không phải chỉ với loại vaccine này mà với tất cả các loại vaccine," ông Castillo nói, đồng thời kêu gọi người dân Peru đi tiêm chủng và nhấn mạnh vaccine giúp giảm thiểu rủi ro rơi vào tình trạng nặng nếu một người bị mắc Covid-19.

    Ngoài Tổng thống, Bộ trưởng Y tế Peru Hernando Cevallos và Đệ nhất phu nhân Lilia Paredes cũng tham gia tiêm chủng hôm 6/8.

    Tổng thống Castillo là nhà lãnh đạo mới nhất tiêm chủng công khai bằng vaccine đến từ nhà sản xuất Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh hồi tháng 7 xác nhận các lãnh đạo đến từ 30 nước đã tiêm vaccine của nước này - gồm Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary Viktor Orbán, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE),... Các nước này đều ký kết những thỏa thuận tham gia sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng, hoặc có liên hệ với sáng kiến hạ tầng khổng lồ này.

    Vào tháng 4/2019, Peru đã tuyên bố tham gia BRI và trở thành nước thứ 19 ở khu vực Mỹ-Latinh gia nhập sáng kiến này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành tích đáng nể của Campuchia: Gần 51% người dân đã tiêm chủng đầy đủ ngừa Covid-19

    Campuchia đạt thành tích đáng nể; Mỹ trả giá đắt, nguy cơ thua cả cuộc chiến chống COVID vì 1 điều - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiêm vaccine ngừa Covid-19 hồi tháng 3/2021 (Ảnh: AFP)

    Theo Khmer Times, từ ngày 10/2 đến ngày 8/8/2021, Campuchia đã tiêm chủng đầy đủ cho 5.821.021 người dân. Còn số người đã tiêm 1 mũi là hơn 8.1 triệu người, với các loại vaccine được sử dụng của Sinopharm, Sinovac, AstraZeneca và Johnson & Johnson.

    Campuchia hiện đã đạt được cột mốc cứ 100 người thì có 47.9 người đã tiêm chủng, bao gồm nhóm được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine.

    Bên cạnh đó, việc tiêm tăng cường mũi vaccine thứ 3 cũng được bắt đầu ở 7 tỉnh giáp biên giới Thái Lan, nhằm củng cố khả năng miễn dịch cho các nhân viên chống dịch tuyến đầu của Campuchia, trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở cửa lại biên giới từ ngày 13/8 tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ trả giá vì tiêm vaccine chưa hiệu quả: Giới chức y tế cảnh báo nguy cơ thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19

    Mỹ trả giá đắt, nguy cơ thua cả cuộc chiến chống COVID vì 1 điều; Chiến lược của TQ bất thành? - Ảnh 1.

    Thomas Lo (15 tuổi) tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại New York, Mỹ, ngày 13/5/2021 (Ảnh: Shannon Stapleton | Reuters)

    Liên quan đến số ca nhiễm mới tính theo ngày đang tăng lên ở mức cao nhất trong 6 tháng qua, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ Francis Collins nhận định nước này đang phải trả giá cho việc chưa triển khai hiệu quả hơn việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Ông Collins cũng cảnh báo Mỹ đang “thất bại” trong cuộc chiến chống Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh hàng triệu người dân nước này, nhất là ở những vùng có quan điểm bảo thủ, vẫn tỏ ra nghi ngờ về sự an toàn của vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách chống dịch ‘không COVID-19’

    Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận “không COVID-19” trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.

    Nguy cơ Mỹ thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19; Chiến lược của TQ bất thành vì biến thể Delta? - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: THX/TTXVN

    Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh nhận định rất khó để một nước đạt mục tiêu "không có ca nhiễm COVID-19" tại thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh trên thế giới

    Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không.

    Cũng tại hội thảo này, Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận "không COVID-19".

    "Đa phần những ca nhiễm trong đợt dịch hiện nay là thể nhẹ, không nên vì vậy mà cảm thấy hoảng sợ hay sức ép. Giữ không có ca nhiễm bệnh nào là điều hoàn toàn không khả thi xét trong bối cảnh toàn cầu… Nhiều nước sẽ mở cửa biên giới mà không cần phải chờ đến khi không còn ca COVID-19 nào", chuyên gia này chia sẻ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4

    Ngày 8/8, Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 287 ca tử vong vì dịch COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 9/4 vừa qua, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 29.122 ca. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mới tại Philippines tăng 9.671 ca lên tổng cộng 1,66 triệu ca.

     - Ảnh 1.

    Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

    Philippines đã phát hiện trên 330 ca nhiễm biến thể Delta trong những tuần gần đây, làm dấy lên lo ngại rằng biến thể này có thể lây lan khắp cả nước, giống như tình trạng đang diễn ra tại các nước Đông Nam Á. Cho đến nay, mới chỉ trên 10,7 triệu người Philippines đã tiêm phòng đầy đủ, chiếm gần 10% dân số.

    Bài viết được trích dẫn từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình thế giới hết ngày 8/8

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 8/8 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 203.178.675 ca mắc COVID-19 và 4.304.126 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 182.540.258 ca.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em ở Miami, Mỹ ngày 5/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 616.718 ca tử vong trong số 35.739.777 ca mắc. Tiếp đến là Brazil với 562.752 ca tử vong trong số 20.151.779 ca mắc, Ấn Độ với 427.862 ca tử vong và 31.934.455 ca mắc, Mexico với 244.248 ca tử vong và 2.964.244 ca mắc, Peru với 196.873 ca tử vong và 2.124.128 ca mắc.

    Xét theo dân số, Peru là nước có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất với 597 ca/100.000 dân, tiếp theo là Hungary (311 ca), Bosnia-Herzegovina (295 ca), CH Séc (284 ca) và Brazil (265 ca).

    Điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay vẫn là khu vực Đông Nam Á. Ngày 8/8, Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch với 360 ca, trong khi Philippines cũng ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4 với 287 ca. Về số ca mắc mới, Malaysia tăng thêm 18.688 ca lên 1,26 triệu ca, Philippines tăng 9.671 ca lên 1,66 triệu ca, Thái Lan tăng 19.983 ca lên 756.505 ca.

    Tại Tokyo nói riêng, 4.066 ca mới được ghi nhận trong ngày 8/8 - ngày thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 tại Tokyo vượt ngưỡng 4.000 ca. Còn tại Trung Quốc đại lục, có thêm 81 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó tỉnh Giang Tô có số ca nhiễm cao nhất, với 38 ca, sau đó là Hà Nam (Henan), với 24 ca. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 93.701 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 1.507 bệnh nhân vẫn đang phải điều trị, 44 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại