Cập nhật lúc

Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật

Tình hình thế giới ngày 31/1 có nhiều diễn biến mới.

Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tổng thống Kazakhstan sa thải Thị trưởng thành phố Almaty

    Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 31/1 đã sa thải Thị trưởng thành phố Almaty sau khi trung tâm tài chính này trở thành tâm điểm của làn sóng biểu tình bạo loạn đẫm máu hồi đầu tháng 1 vừa qua.

    Ông Bakytzhan Sagintayev, người từng giữ chức Thủ tướng, đảm nhận vai trò Thị trưởng thành phố Almaty từ năm 2019.

    Phủ Tổng thống Kazakhstan thông báo Tổng thống Tokayev đã yêu cầu ông Sagintayev bàn giao công việc nhưng không nói rõ ông này chuyển sang vị trí nào. Cũng theo thông báo mới, ông Yerbolat Dosayev, người đang giữ chức Chủ tịch Ngân hàng quốc gia, đã được bổ nhiệm làm tân Thị trưởng thành phố Almaty.

    Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật - Ảnh 1.

    Biểu tình bắt đầu nổ ra đầu tháng 1 vừa qua khi người dân ở miền Tây Kazakhstan tập hợp để phản đối việc giá nhiên liệu tăng mạnh. Các cuộc biểu tình sau đó lan rộng và trở nên bạo lực, khiến khoảng 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

    Tại thành phố Almaty lớn nhất cả nước, người biểu tình đốt phá các tòa nhà chính quyền và chiếm giữ sân bay trong nhiều ngày. Chính phủ sau đó đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể điều lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan.

    Tổng số đối tượng bị bắt do liên quan đến vụ bạo loạn tại Kazakhstan lên tới khoảng 12.000 người. Khoảng 450 đối tượng đang bị điều tra, truy tố về tội khủng bố và liên quan đến gây rối quy mô lớn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Florida lạnh sâu nhất trong 12 năm

    Một số khu vực của Florida đã được thông báo về tình trạng băng giá và sương mù, đặc biệt ở khu vực phía bắc và phía tây.

    Ở Florida, nhiệt độ thấp gần như đóng băng rất hiếm gặp, người nông dân đã tổ chức phun nước để bảo vệ hoa màu khỏi giá lạnh.

    Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật - Ảnh 1.

    Kiểu thời tiết cực đoan đã khiến nhà thờ St. Michael ở phía bên vịnh Mexico phải cân nhắc về việc sẽ tiếp đón giáo dân và du khách như thế nào. Nhà thờ đã hủy bỏ hai thánh lễ dự kiến ​​vào Chủ nhật vì trời quá lạnh.

    Trung tâm Florida thường có nhiệt độ trung bình ở mức thấp trong thập niên 70, nhưng cuối tuần này, nhiệt độ bang này dự kiến ​​sẽ giảm kỷ lục. Nhiều nơi trú ẩn thời tiết lạnh giá đã được dựng trên toàn bang, phục vụ những người vô gia cư hoặc khách lỡ đường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đường phố Bắc Kinh trang hoàng rực rỡ đón Tết Nhâm Dần

    Từ nhiều ngày nay, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã trang hoàng rực rỡ để chuẩn bị đón Tết truyền thống và Thế vận hội mùa Đông.

    Trung Quốc sẽ đón năm mới trước Việt Nam 1 giờ đồng hồ. Theo ghi nhận, người Trung Quốc cũng đang tất bận hoàn thành những phần việc cuối cùng trong chiều cuối năm.

    Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật - Ảnh 1.
    Hàng nghìn người biểu tình làm tê liệt Ottawa, Thủ tướng Canada phải đến ở nơi bí mật - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Canada sơ tán vì người biểu tình

    Theo CBC News, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và gia đình đã rời dinh thự ở Ottawa để đến một địa điểm bí mật, trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình đổ dồn về thủ đô.

    Những người biểu tình, phần lớn là lái xe đã tham gia phong trào Đoàn xe tự do, yêu cầu chính phủ Canada dỡ bỏ quy định các lái xe tải qua tuyến biên giới Mỹ-Canada bắt buộc phải tiêm vắc-xin Covid-19. Điều này đã khiến thủ đô của Canada rơi vào tình trạng bế tắc.

    Một nghị sĩ Quốc hội Canada, cảnh báo rằng những người biểu tình tấn công vào nhà các quan chức. 

    Văn phòng Thủ tướng Canada đã từ chối bình luận về vị trí của ông Trudeau vì lý do an ninh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Trung Quốc chúc Tết nguyên đán

    Ngày 31/1, Chủ tịch Tập Cận Bình gửi lời chúc mừng Tết Nguyên đán tới công dân Trung Quốc thuộc tất cả các dân tộc, đồng bào ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và ở nước ngoài.

    Phát biểu chúc mừng Tết Nguyên đán tại Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh, Trung Quốc ), Chủ tịch Tập Cận Bình đã tóm tắt những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong năm qua, đồng thời gửi đi thông điệp về sự tự tin, lòng dũng cảm và quyết tâm phấn đấu vì tương lai.

    Nắm giữ thứ Trung Quốc thèm thuồng, Mỹ khao khát: Đài Loan mắc kẹt trong cuộc ganh đua khốc liệt - Ảnh 1.

    Ảnh: Tân Hoa Xã

    Ông Tập nói rằng 2021 là một năm ghi dấu những cột mốc quan trọng, như kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), hoàn thành mục tiêu 100 năm lần thứ nhất là xây dựng một xã hội thịnh vượng về mọi mặt, hướng tới mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh một nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.

    Trong năm 2021, Trung Quốc đã duy trì vị trí hàng đầu thế giới về phát triển kinh tế và kiểm soát COVID-19, ông Tập nhấn mạnh, đồng thời viện dẫn sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ chiến lược, cải cách - mở cửa, chăm lo cho phúc lợi của người dân… Chủ tịch Trung Quốc cũng lưu ý rằng trật tự ở Hồng Kông đã được khôi phục, và chính quyền đang tăng cường nỗ lực chống lại các lực lượng ly khai.

    "Bất kể chúng ta có thể phải đối mặt với những khó khăn hay thách thức nào, chúng ta luôn phải tiếp nối tinh thần vĩ đại của CPC", ông Tập nói.

    Ông Tập thông báo CPC sẽ triệu tập đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào nửa cuối năm 2022 để đánh giá những công việc đã thực hiện trong 5 năm qua và vạch ra kế hoạch phát triển cho giai đoạn tới.

    Đề cập đến năm mới âm lịch - năm con Hổ, ông Tập cho biết văn hoá truyền thống Trung Quốc coi hổ là vua của các loài động vật, là biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm và gan dạ. Ông thúc giục người dân cùng nỗ lực để viết nên một chương mới về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tết Nguyên đán ở Indonesia

    Glodok là khu phố người Hoa lớn nhất ở Indonesia nằm ở phía Tây thủ đô Jakarta. Những người dân đón Tết Nguyên đán thường lui tới khu phố này để chơi xuân và mua sắm chuẩn bị đón năm mới âm lịch trên đất nước Hồi giáo Indonesia.

    Những người sống trong khu vực Glodok ngày nay là hậu duệ của những người định cư Trung Quốc sống sót sau cuộc tàn sát người gốc Hoa ở đảo Java những năm 1740 - 1743. Ngày nay, cộng đồng người Hoa khu vực này sinh sống làm ăn, biến khu Glodok thành một khu vực có kinh tế phát triển.

    Ngày nay, Glodok được biết đến là một trong những địa điểm mua bán hàng hóa giá rẻ và hầu như mọi thứ bạn cần đều có ở đây, từ hàng tạp hóa, thuốc men, quần áo, thực phẩm cùng các nhà hàng với đồ ăn Trung Quốc đặc trưng.

    Nắm giữ thứ Trung Quốc thèm thuồng, Mỹ khao khát: Đài Loan mắc kẹt trong cuộc ganh đua khốc liệt - Ảnh 1.

    Càng gần Tết nguyên đán, khu phố tàu Glodok càng nhộn nhịp không khí đón Xuân, khoác lên mình màu sắc rực rỡ của những cành đào Tết.

    Thủ đô Jakarta vẫn đang trong giai đoạn Giới hạn hoạt động cộng đồng cấp độ 2, nhưng số lượng lớn yêu cầu từ người tiêu dùng đã khiến các nhà kinh doanh tại địa điểm này tràn ngập đơn đặt hàng, doanh thu bán hàng tăng 60% so với năm ngoái. Không chỉ những người đón Tết nguyên đán, người dân Indonesia nói chung cũng tới khu chợ vui chơi, mua sắm, tìm hiểu văn hóa.

    Trong khi đó, người Việt Nam sinh sống tại Jakarta cũng thường lui tới khu chợ để tìm mua các loại lá như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, đồ trang trí hay mâm ngũ quả ngày Tết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngăn Nga tấn công Ukraine bằng đòn trừng phạt lớn, Mỹ chưa lường hết hậu quả

    Đài Loan nắm  - Ảnh 1.

    Lính Ukraine tại một chiến hào ở Popasna, miền đông Ukraine. Ảnh: NY Times.

    Các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất mà Mỹ đe dọa áp đặt với Nga nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược Ukraine có thể tàn phá nền kinh tế Nga, nhưng cũng sẽ khiến Mỹ và phương Tây chịu nhiều đau đớn.

    Bước sang năm thứ 2 của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với một loạt thách thức lớn: lạm phát gia tăng, sự xuất hiện của biến thể mới khiến dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, các chương trình nghị sự bị đình trệ do sự chia rẽ tại Quốc hội, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Đông Âu - nơi căng thẳng với Nga gia tăng do việc Moscow tăng cường triển khai quân đội đến biên giới Ukraine . Nếu không tìm ra giải pháp đúng đắn, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể trở thành cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Nga và Mỹ.

    Tiềm ẩn những rủi ro về kinh tế và chính trị

    Trên thực tế, Mỹ có rất ít đòn bẩy để đối phó với Nga trong bối cảnh các đồng minh châu Âu đang chia rẽ trước lập trường ngày càng cứng rắn của Điện Kremlin. Để ngăn Nga tấn công Ukraine, một trong những chiến lược mà Washington nghĩ đến đầu tiên là áp đặt trừng phạt mạnh tay với Moscow.

    Chính quyền Biden ngày 28/1 cảnh báo sẽ cùng các đồng minh châu Âu áp đặt trừng phạt kinh tế cứng rắn chưa từng có nếu Nga tấn công Ukraine, trong đó nhắm mục tiêu vào những ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn nhất của Nga.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Canada tiếp tục rút nhân viên khỏi đại sứ quán ở Ukraine

    Canada quyết định tiếp tục rút các nhân viên không thiết yếu khỏi đại sứ quán ở Kiev do lo ngại về tình hình căng thẳng trên biên giới Nga - Ukraine.

    Trong một tuyên bố đưa ra ngày 30/1, cơ quan chức năng Canada cho biết các nhân viên không thiết yếu và thân nhân đang được tạm thời rút khỏi đại sứ quán nước này ở Kiev.

    Trước đó hồi đầu tuần, Canada đã yêu cầu thân nhân các nhà ngoại giao có con nhỏ rời khỏi Ukraine do lo ngại về tình hình căng thẳng trên biên giới với Nga.

    "Khi chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, ưu tiên cao nhất của chúng tôi vẫn là sự an toàn và an ninh của người Canada", Cơ quan Đối ngoại toàn cầu Canada (GAC) cho biết.

    Nắm giữ thứ Trung Quốc thèm thuồng, Mỹ khao khát: Đài Loan mắc kẹt trong cuộc ganh đua khốc liệt - Ảnh 1.

    Đại sứ quán Canada ở Kiev (Ukraine). Ảnh: CTV

    GAC cũng khẳng định Đại sứ quán Canada tại Ukraine sẽ vẫn hoạt động bình thường để hỗ trợ công dân nước này. Người dân Canada được khuyến cáo hạn chế đến Ukraine nếu không cần thiết.

    Canada khẳng định nước này "kiên định ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine", lên án những "mối đe dọa" được cho là của Nga nhằm vào quốc gia láng giềng. Canada cũng tuyên bố sẽ "khiến Nga phải hứng chịu hậu quả nặng nề" trong trường hợp "tiếp tục gây hấn".

    Đáp lại, Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc về kế hoạch gây hấn với Ukraine , bày tỏ lo ngại về việc các nước phương Tây (trong số đó có Canada) tiếp tục gửi viện trợ quân sự cho Kiev.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế Trung Quốc nhận tin kém vui đầu năm

    Giáo sư Trung Quốc: Bắc Kinh đủ sức đánh văng quân Mỹ-Nhật, sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2027 - Ảnh 1.

    Một nhà máy sản xuất pin lithium ở tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa giảm dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 từ 5,6% xuống còn 4,8%.

    Dữ liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 30-1 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 1-2022 là 50,1. Con số này giảm so với mức 50,3 hồi tháng 12-2021.

    50 là ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.

    Một số chỉ số khác cũng phát đi tín hiệu đáng lo. Chẳng hạn như chỉ số về tổng đơn hàng mới tiếp tục giảm từ 49,7 xuống 49,3. Chỉ số về tổng đơn hàng xuất khẩu dù tăng lên 48,4 nhưng vẫn nằm trong "lãnh địa" suy giảm. Chỉ số về hoạt động sản xuất nhà máy là 50,9, so với mức 51,4 của tháng 12-2021.

    Đáng chú ý, chỉ số PMI Caixin (tập trung nhiều hơn vào doanh nghiệp tư nhân nhỏ) giảm xuống còn 49,1. Theo tờ The Wall Street Journal, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2-2020.

    Sự sụt giảm trên diễn ra trong bối cảnh số ca Covid-19 tại Trung Quốc gia tăng, dẫn đến các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và nhu cầu.

    Zhang Zhiwei, chuyên gia của Công ty Pinpoint Asset Management (Hồng Kông) cho rằng hoạt động công nghiệp chậm lại do nhu cầu trong nước suy giảm. Lĩnh vực dịch vụ cũng chịu tác động tiêu cực bởi đợt dịch ở nhiều thành phố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo sư Trung Quốc: 'Bắc Kinh sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2027'

    Theo Zing, Giáo sư quan hệ quốc tế Jin Canrong cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan vào năm 2027.

    Ông Jin Canrong, giáo sư Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Renmin, đồng thời là người cố vấn cho Bắc Kinh về chính sách đối ngoại, cho biết một khi Đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc vào mùa thu năm 2022, kịch bản thống nhất bằng vũ trang sẽ trở thành hiện thực, Nikkei Asia đưa tin ngày 31/1.

    "Rất có thể giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiến tới thống nhất (Đài Loan) bằng vũ trang vào năm 2027, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)", ông nói.

    Giáo sư Trung Quốc: Bắc Kinh đủ sức đánh văng quân Mỹ-Nhật, sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2027 - Ảnh 1.

    Binh sĩ Trung Quốc trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Reuters.

    Ông Tập đã đặt mục tiêu thống nhất Đài Loan nhưng không chỉ ra mốc thời gian cụ thể.

    Trước đó, vào tháng 3/2021, đô đốc Phil Davidson, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng từng chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng mối đe dọa đã hiển hiện trong thập kỷ này. Trên thực tế là trong 6 năm tới".

    Về việc liệu Mỹ có phản ứng quân sự đối với động thái này của Trung Quốc hay không, theo ông Jin - một trong những học giả có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc, PLA đang ở thế vượt trội hơn so với Mỹ trong việc đối phó các tình huống bất ngờ liên quan đến Đài Loan.

    "Trung Quốc có khả năng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực trong vòng một tuần" và "PLA có thể đánh bại bất kỳ lực lượng nào của Mỹ trong vòng 1.000 hải lý từ đường bờ biển", ông Jin cho biết.

    PLA được cho là có chiến lược giữ các tàu hải quân Mỹ bên ngoài vùng biển xung quanh Trung Quốc, và từ đó cải thiện khả năng thực hiện các cuộc tấn công tên lửa chống lại lực lượng Mỹ ở đây.

    Ông Jin cũng nhận định Nhật Bản "tuyệt đối không nên can thiệp vào trường hợp này".

    "Nếu Nhật Bản can thiệp, Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đánh bại Nhật Bản", ông nói.

    Học giả Trung Quốc cũng bày tỏ hoài nghi về khả năng thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hòa bình và việc cải thiện quan hệ Mỹ - Trung trong năm nay.

    "Đó sẽ là một năm khó khăn hơn năm 2021. Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội đảng vào mùa thu, và Mỹ sẽ tổ chức bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Với lịch trình chính trị dày đặc như vậy, sự cạnh tranh giữa các nước có thể rất rõ ràng", ông Jin nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thượng viện Mỹ sắp đạt được thỏa thuận về trừng phạt Nga

    Các thượng nghị sĩ Mỹ đang tiến rất gần đến việc đạt được một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm một số biện pháp có thể có hiệu lực cuộc tấn công nếu xảy ra với Ukraine, hãng tin Reuters dẫn lời Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện và nghị sĩ James Risch cho biết.

    Ông Menendez cho biết, đây là lệnh trừng phạt rất cứng rắn, mạnh mẽ chưa từng thấy nhằm vào Nga, trong đó, các ngân hàng quan trọng nhất của Nga cũng sẽ nằm trong đòn trừng phạt.

    Khi được hỏi liệu có đạt được thỏa thuận tại Thượng viện hay không, ông nói, "Tôi tin rằng chúng tôi sẽ đạt được điều đó."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ca Covid-19 phát triển 21 đột biến SARS-CoV-2 ở Nam Phi

    Theo Dân trí, một phụ nữ nhiễm HIV ở Nam Phi đã trở thành "vườn ươm" 21 đột biến của virus SARS-CoV-2, cho thấy mức độ nguy hiểm của mầm bệnh trên cơ thể người bị suy giảm miễn dịch.

    Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam ngay tại thị trường béo bở nhất thế giới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện ở Nam Phi (Ảnh: Reuters).

    Bloomberg dẫn một nghiên cứu của Đại học Stellenbosch và KwaZulu-Natal (Nam Phi) đưa tin, một phụ nữ ở nước này nhiễm HIV không được điều trị đúng cách đã mắc Covid-19 trong suốt 9 tháng. Trong thời gian này, virus SARS-CoV-2 đã phát triển 21 đột biến trong cơ thể bệnh nhân.

    Nghiên cứu cho biết, khi người phụ nữ 22 tuổi bắt đầu được sử dụng thuốc điều trị HIV, hệ thống miễn dịch của cô được tăng cường và cô đã khỏi Covid-19 sau 6-9 tuần.

    Nghiên cứu tiếp tục cung cấp một bằng chứng cho thấy, Covid-19 có thể đột biến nhanh chóng khi xâm nhập vào cơ thể người bị suy giảm miễn dịch, những người không đủ khả năng để loại bỏ mầm bệnh khỏi cơ thể. Virus tận dụng việc xuất hiện trong thời gian dài trên những cơ thể này như để liên tục biến đổi và tạo ra các biến chủng mới với cơ chế như "vườn ươm". Nam Phi là nơi xuất hiện các biến chủng như Beta hay Omicron, với số đột biến lớn kỷ lục.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuộc chiến chip có thể đổ dầu vào lửa quan hệ Mỹ - Trung

    Theo VnExpress, kịch bản chiến tranh do Trung tâm An ninh Mỹ Mới xây dựng cho thấy xung đột Mỹ - Trung có thể bùng nổ khi lĩnh vực chip bán dẫn Đài Loan bị tấn công.

    Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) ngày 27/1 công bố kết quả nghiên cứu về một kịch bản chiến tranh mà họ xây dựng, trong đó so sánh tình trạng phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung chip từ Đài Loan với sự lệ thuộc trước đây vào dầu mỏ ở Trung Đông.

    Trò chơi chiến tranh giả định này được CNAS tiến hành từ tháng 4/2021, để hiểu rõ hơn Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng và kiểm soát ngành bán dẫn Đài Loan đến mức nào, cũng như chiến lược đối phó của Mỹ và hòn đảo ra sao. 30 quan chức, học giả, chuyên gia an ninh tham gia trò chơi, đóng vai đội Mỹ, đội Trung Quốc và đội Đài Loan.

    Theo kịch bản giả định mà CNAS xây dựng, dây chuyền sản xuất tại ba nhà máy chip Đài Loan bất ngờ gặp sự cố và ngừng hoạt động, làm dấy lên hoài nghi chúng là mục tiêu trong một đòn tấn công mạng từ Trung Quốc đại lục.

    Đài Loan là nơi sản xuất hơn một nửa chip bán dẫn của thế giới và gần như toàn bộ chip cao cấp, vốn được sử dụng trong các mặt hàng như điện thoại thông minh, ô tô và thiết bị quân sự.

    Khi tình huống được đưa ra, các đội lần lượt đưa ra quyết định chiến lược của mình. Sau khi các đội ra quyết định, kịch bản của CNAS cho thấy một cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh tiến hành nhằm vào các nhà máy sản xuất chip Đài Loan có thể khiến nền kinh tế toàn cầu ngừng trệ và kích động đối đầu quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc.

    "Ngày nay chúng ta chỉ sản xuất được 10% chip máy tính, mặc dù là quốc gia dẫn đầu về thiết kế và nghiên cứu chip", Tổng thống Biden nói. "Chúng ta không có khả năng tạo ra những con chip tiên tiến nhất hiện tại. Bây giờ đây, 75% số lượng chip toàn cầu được sản xuất ở Đông Á. 90% chip tiên tiến nhất đến từ Đài Loan. Trung Quốc đang làm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, nhằm cố gắng vượt qua phần còn lại của thế giới".

    Nắm giữ thứ Trung Quốc thèm thuồng, Mỹ khao khát: Đài Loan mắc kẹt trong cuộc ganh đua khốc liệt - Ảnh 1.

    Các tác giả của báo cáo cho biết ngay cả khi quốc hội Mỹ chấp thuận những khoản đầu tư mới của chính phủ vào năng lực sản xuất vi mạch, Mỹ vẫn phải mất rất nhiều thời gian nữa mới có thể bắt kịp Đài Loan.

    Đài Loan lâu nay biến ngành công nghiệp vi mạch có vai trò quan trọng sống còn thành một khiên chắn để tự vệ. Lý thuyết "lá chắn silicon" mà hòn đảo đưa ra lập luận rằng vì ngành công nghiệp bán dẫn rất quan trọng đối với ngành sản xuất Trung Quốc và nền kinh tế tiêu dùng Mỹ, nên bất kỳ động thái đe dọa nào đối với các nhà máy chip của họ cũng sẽ mang đến rủi ro rất lớn cho các bên liên quan.

    "Gần như không thể sao chép khả năng sản xuất chip của Đài Loan cả cao cấp lẫn thấp cấp", Dan Blumenthal, học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đánh giá. "Họ là trung tâm sản xuất của thế giới".

    Dù Mỹ và châu Âu đang nỗ lực đẩy mạnh thiết kế và sản xuất chất bán dẫn trong nước, họ không có khả năng sản xuất hàng loạt những mẫu chip tiên tiến nhất mà Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) có thể tạo ra.

    "Nếu chuỗi cung ứng chất bán dẫn bị Trung Quốc can thiệp theo cách nào đó, tất cả những thứ mà người Mỹ dùng trong cuộc sống hàng ngày, để đi làm và về nhà, gọi điện cho người thân hay vô số hoạt động khác sẽ biến mất", Wasser nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Huawei bắt đầu các thủ tục kiện Thụy Điển

    Theo hãng tin AFP, tập đoàn sản xuất thiết bị mạng và viễn thông Huawei của Trung Quốc ngày 30/1 thông báo tập đoàn này đã bắt đầu tiến hành các thủ tục pháp lý kiện Thụy Điển lên Trung tâm giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế (ICSID) thuộc Ngân hàng Thế giới, sau khi quốc gia Bắc Âu này cấm công ty công nghệ Trung Quốc thực hiện các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm xây dựng mạng 5G ở Thụy Điển.

    Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam ngay tại thị trường béo bở nhất thế giới - Ảnh 1.

    Biểu tượng Huawei tại một cửa hàng bán lẻ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Thông báo của Huawei cho rằng chính quyền Thụy Điển đã có quyết định phân biệt đối xử với Huawei và việc này gây ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư của Huawei tại quốc gia này. Huawei không công bố khoản thiệt hại, song theo đài truyền hình SVT, số tiền có thể là 550 triệu USD, song cũng có thể cao hơn.

    Sau Anh, vào giữa năm 2020, Thụy Điển đã trở thành quốc gia thứ hai ở châu Âu và là quốc gia đầu tiên trong EU công khai cấm các nhà khai thác mạng sử dụng thiết bị của Huawei trong xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy mạng 5G, đồng thời yêu cầu tập đoàn này dỡ bỏ các thiết bị đã lắp đặt tại Thụy Điển trước ngày 1/1/2025.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên "khoe" ảnh chụp vũ trụ từ tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân

    Theo Dân trí, Triều Tiên xác nhận đã thử tên lửa đạn đạo tầm trung và đăng tải hình ảnh vụ thử chụp từ không gian. Đây là vụ thử tên lửa lớn nhất Bình Nhưỡng từng thực hiện trong 5 năm qua.

     - Ảnh 1.

    Triều Tiên gắn camera ở đầu đạn tên lửa lúc phóng lên để chụp ảnh từ vũ trụ (Ảnh: KCNA).

    Triều Tiên ngày 31/1 xác nhận đã thử tên lửa Hwasong-12 vào ngày 30/1, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2017 Triều Tiên thử một tên lửa có kích thước lớn như vậy.

    Vụ thử hôm qua cũng đánh dấu Triều Tiên đã quay trở lại thử tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) sau 5 năm tạm dừng thử vũ khí hạt nhân và các tên lửa cỡ lớn trong kho vũ khí.

    Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã đăng bức ảnh chụp từ vũ trụ trong vụ thử và cho biết vụ thử nhằm xác định tính chính xác của hệ thống vũ khí.

    Triều Tiên trước đó từng tuyên bố Hwasong-12 có thể "mang đầu đạn hạt nhân hạng nặng cỡ lớn".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam khi bán nông sản sang Trung Quốc

    Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam ngay tại thị trường béo bở nhất thế giới - Ảnh 1.

    Theo Sputnik, Campuchia đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trực tiếp sang Trung Quốc bởi đây là “miếng bánh béo bở” với thị trường trên 1,4 tỷ dân. Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh và cần nhiều biện pháp thúc đẩy bán nông sản sang Trung Quốc bền vững, hiệu quả hơn.

    Campuchia đẩy mạnh bán nông sản sang Trung Quốc

    Đầu tháng 1/2022, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo cho biết nước này và Campuchia đang đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận thương mại tự do ( FTA ) song phương có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

    Thỏa thuận này cho phép 90% hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước được hưởng mức thuế suất 0%.

    Theo đại diện Phòng Thương mại Campuchia, điều này sẽ giúp Campuchia thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc.

    Các sản phẩm chủ yếu mà Campuchia đang xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm gạo, sắn, xoài tươi, trong khi nhập khẩu chính là các nguyên liệu thô cho ngành may mặc, vật liệu xây dựng và ôtô, xe máy.

    Hiện Trung Quốc đang là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn, chiếm 50,19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Campuchia. EU đứng thứ hai với 155.773 tấn (chiếm 25,24%).

    Thị trường Trung Quốc là "miếng bánh béo bở"

    Sau 3 năm đàm phán, Campuchia đã xuất khẩu những quả xoài tươi đầu tiên sang Trung Quốc vào 7/5/2021.

    37 công ty có trang trại trồng cây xoài và 5 công ty có nhà máy xử lý đóng gói quả xoài tươi đạt điều kiện đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận cho xuất khẩu trực tiếp vào Trung Quốc.

    Đặc biệt, xoài là loại trái cây thứ hai của Campuchia, sau quả chuối, được trực tiếp xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam ngay tại thị trường béo bở nhất thế giới - Ảnh 2.

    Sầu riêng trên băng chuyền trái cây

    Ông Veng Sakhon - Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho biết, công suất của 05 nhà máy trên cho phép xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm 100.000 tấn xoài.

    Ngoài ra, Campuchia còn là nước cung cấp nhiều xoài chế biến sang Trung Quốc, chủ yếu là xoài keo. Giống xoài keo này được trồng phổ biến tại Campuchia, có giá thành rẻ hơn xoài cát.

    Tờ Khmer Times cho biết, các công ty Trung Quốc đang tăng cường các khoản đầu tư vào Campuchia. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Quan chức hai nước cũng đã triển khai các cuộc đàm phán về yêu cầu và thủ tục với sản phẩm cá da trơn Campuchia.

    Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Campuchia cho biết người nông dân được khuyến khích tăng cường kỹ thuật nuôi cá tiêu chuẩn nhằm phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

    Hiệp hội kêu gọi người nông dân chú ý kỹ thuật nuôi cá, vệ sinh kiểm dịch thực vật và tiêu chuẩn chất lượng.

    Cá da trơn Campuchia hiện đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn và chất lượng, đủ cho nhu cầu từ phía Trung Quốc.

    Ngoài ra, hai nước sẽ ưu tiên đàm phán về xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, bao gồm thanh long, nhãn và dừa, phần lớn theo đường chính ngạch.

    Hồi tháng 5/2020, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia đã khởi động dự án trồng 1 triệu cây thanh long nhằm phục vụ xuất khẩu.

    Nước này cũng dự định thành lập một nhà máy chế biến để xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam.

    Bộ trưởng Veng Sakhon tuyên bố sẽ đón đầu nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản ra quốc tế, nhất là sang Trung Quốc. Theo ông, các sản phẩm nông nghiệp của Campuchia đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn và đủ sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.

    Trước những động thái của Campuchia nhằm đưa nông sản sang Trung Quốc, nhiều loại trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, chuối sẽ đối mặt với sức ép cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ Campuchia.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine yêu cầu Nga rút quân

    Theo VnExpress, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh Nga cần rút lực lượng đang tập trung gần biên giới để chứng tỏ không có ý định chiến tranh.

    "Ngoại giao là con đường khả dĩ duy nhất", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm qua đăng Twitter, đề cập cuộc khủng hoảng biên giới với Nga.

     - Ảnh 1.

    Quân nhân Ukraine huấn luyện tình nguyện viêncách cầm súng tại một nhà máy bỏ hoang tại Kiev ngày 30/1. Ảnh: AFP.

    Ông cho rằng "nếu thật sự nghiêm túc về tuyên bố không muốn chiến tranh", Moskva cần kiên trì với hướng tiếp cận ngoại giao trong tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng. Theo đó, Nga cần rút lực lượng quân sự đang tập trung dọc theo biên giới Ukraine.

    Kiev nhiều năm qua cáo buộc quân đội Nga can thiệp phong trào ly khai vùng Donbass ở phía đông Ukraine, trong khi Điện Kremlin kiên quyết phủ nhận. Quan hệ song phương xấu đi nghiêm trọng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 dựa trên kết quả trưng cầu dân ý ở bán đảo này.

    Phương Tây cáo buộc Nga đang tập trung hơn 100.000 quân dọc biên giới Ukrain, trong đó có lực lượng quân sự từ nhiều quân khu và hạ tầng quan trọng như ngân hàng máu. Đợt triển khai quân đội với quy mô chưa từng có tiền lệ khiến NATO lo ngại viễn cảnh Nga mở cuộc tấn công vào Ukraine.

    Trong khi đó, Moskva nhiều lần khẳng định chuyển động quân sự mang tính chất phòng vệ thuần túy và bác bỏ mọi cáo buộc về ý định tấn công nước láng giềng. Điện Kremlin chỉ trích Mỹ cùng đồng minh phương Tây đang thổi phồng mối đe dọa nhằm mục tiêu chính trị, cùng lúc đó gửi vũ khí cho Ukraine để kích động phiêu lưu quân sự ở phía đông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Á chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần

    Theo VnExpress, người dân ở nhiều nước châu Á đang náo nức mua sắm, trang trí để chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần.

     - Ảnh 1.

    Người dân mua sắm đồ trang trí Tết Nguyên đán tại một cửa hàng ở khu phố người Hoa, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia hôm 30/1.

     - Ảnh 2.

    Các nhà sư tụng kinh trước tượng Phật bằng vàng để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán tại chùa Leng Noei Yi, Bangkok, Thái Lan hôm 30/1.

     - Ảnh 3.

    Một trung tâm mua sắm được trang trí bằng đèn lồng đón Tết Nguyên đán ở Jakarta, Indonesia hôm 30/1.

     - Ảnh 4.

    Người dân tham quan tại lễ hội đèn lồng trước Tết tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, phía bắc Trung Quốc hôm 29/1.

     - Ảnh 5.

    Khách hàng (trái) mua đồ trang trí Tết tại cửa hàng ở Manila, Philippines hôm 28/1.

     - Ảnh 6.

    Người dân địa phương cầu nguyện trước tượng thần hổ ở thành phố Tân Bắc, đảo Đài Loan hôm 28/1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại