Cập nhật lúc

Cựu Ngoại trưởng Mỹ tiêm đủ 2 mũi tử vong do Covid-19; Ổ dịch mới chọc thủng thành trì chống đại dịch của Trung Quốc

Tình hình Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên thế giới.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ tiêm đủ 2 mũi tử vong do Covid-19; Ổ dịch mới chọc thủng thành trì chống đại dịch của Trung Quốc
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Saudi Arabia: Vaccine Moderna hiệu quả nhất trong phòng ngừa biến chủng Covid-19

    Trong một cuộc họp báo riêng được tổ chức ngày hôm qua (17/10) để thông tin về diễn biến tình hình dịch Covid-19, người phát ngôn của Bộ Y tế Saudi Arabia, Tiến sĩ Muhammad Al-Abdali đã tiết lộ đánh giá của nước này về loại vaccine hiệu quả nhất để đối đầu với các biến chủng của virus SARS-CoV-2.

    Tiến sỹ Al-Abdali cho biết, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, vaccine Moderna tỏ ra hiệu quả hơn so với các loại vaccine khác đã được phê duyệt trong đối phó với các biến chủng Covid-19, đặc biệt là biến chủng Delta.

    Saudi Arabia tiết lộ loại vaccine hiệu quả nhất trong phòng ngừa biến chủng Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

    Các nhà khoa học ở Thuỵ Sĩ đã phát hiện ra một kháng thể đơn dòng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Delta.

    Theo trang Le News, bệnh viện ĐH Lausanne (CHUV) và Trường ĐH EPFL của Thuỵ Sĩ công bố phát hiện quan trọng trên vào tuần trước.

    Các nhà khoa học tại CHUV và EPFL cho biết kháng thể đơn dòng vừa được tìm thấy nhắm vào protein gai của virus SARS-CoV-2, có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể quan tâm được xác định cho đến nay, bao gồm cả biến thể Delta. Những protein gai này giúp virus SARS-CoV-2 gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ.

    Kháng thể mới xuất hiện trong tế bào lympho (các tế bào miễn dịch tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh) từ bệnh nhân Covid-19, được xem là kháng thể chống Covid-19 mạnh nhất từ trước đến nay.

    Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell qua đời vì mắc Covid-19

    Cựu Ngoại trưởng Mỹ tiêm đủ 2 mũi tử vong do Covid-19; Ổ dịch mới chọc thủng thành trì chống đại dịch của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ông Colin Powell, Ngoại trưởng da màu đầu tiên của Mỹ, người giúp định hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đã qua đời do mắc Covid-19 - gia đình ông thông báo trên Facebook ngày 18/10 (giờ địa phương). 

    Ông Powell hưởng thọ 84 tuổi.

    "Tướng Colin L. Powell, cựu Ngoại trưởng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã qua đời sáng nay do các biến chứng từ bệnh Covid-19," thông tin từ gia đình Powell cho biết, đồng thời xác nhận cựu Ngoại trưởng đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19.

    Cựu Ngoại trưởng Mỹ được tiêm chủng đầy đủ tử vong do mắc COVID-19soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca mắc Covid-19 mới tăng vọt, Anh kêu gọi “nghiên cứu khẩn cấp” biến thể Delta Plus

    Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, đã kêu gọi "nghiên cứu khẩn cấp" về biến thể Delta Plus, sau khi số ca mắc Covid-19 mới tại Anh tăng vọt.

    "Chúng ta cần nghiên cứu khẩn cấp để tìm hiểu xem liệu biến thể Delta Plus có khả năng lây truyền cao hơn hay có thể né tránh miễn dịch một phần hay không. Không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến thể này dễ lây nhiễm hơn đáng kể, nhưng chúng ta nên hành động nhanh chóng để xem xét những đặc điểm này, cũng như các biến thể mới khác. Chúng ta đều có các công cụ", ông Gottlieb cho biết trong một bài đăng trên Twitter ngày 17/10.

    Bình luận của cựu quan chức FDA được đưa ra trong bối cảnh Anh ghi nhận 45.140 ca mắc Covid-19 mới vào ngày 17/10. Đây là số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới hàng ngày cao nhất kể từ giữa tháng 7, khi Thủ tướng Boris Johnson cho phép dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan đến Covid-19.

    Theo dữ liệu theo dõi Covid-19 của Bloomberg, số ca tử vong do Covid-19 hàng tuần tại Anh đã lên tới 800 ca trong 6 tuần qua, cao hơn so với các nước Tây Âu khác. Tới nay, Anh ghi nhận gần 140.000 ca tử vong do Covid-19.

    Ca mắc Covid-19 mới tăng vọt, Anh kêu gọi “nghiên cứu khẩn cấp” biến thể Delta Plusvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghịch lý chiến thắng của Pfizer trong cuộc đua vaccine Covid-19

    Chiến thắng trong cuộc đua phát triển và sản xuất vaccine Covid-19 nhưng Pfizer không đạt được thành công tương xứng về mặt giá trị thương mại.

    Cuối năm 2020, cuộc chạy đua phát triển vaccine ngừa Covid-19 khi đó đang ở giai đoạn nước rút. Các quốc gia ngóng chờ một loại vaccine giúp mang lại lối thoát khỏi đại dịch. Sau 12 tháng, cuộc đua đã ngã ngũ, và Pfizer là người chiến thắng, theo Financial Times.

    Pfizer chiến thắng

    Không chỉ là loại vaccine đầu tiên được sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành rộng rãi, vaccine của Pfizer-BioNTech cho thấy ít tác dụng phụ hơn, cũng như không gặp phải gián đoạn trong sản xuất giống các đối thủ khác như AstraZeneca, Moderna hay Johnson & Johnson.

    Những nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới khác như GlaxoSmithKline, Merck hay Sanofi thậm chí đến nay còn chưa phát triển thành công vaccine ngừa Covid-19.

    Tại sao Pfizer đại thắng?; Ổ dịch mới chọc thủng thành trì chống đại dịch của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Trong khi đó, một số ứng cử viên vaccine đáng chú ý như CureVac, Novavax hay Valneva, dù được kỳ vọng sẽ là đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm đang lưu hành, đến nay vẫn chưa thể ra mắt sản phẩm cuối cùng.

    "Đại dịch vẫn chưa qua. Vaccine của họ (Pfizer và Moderna) là những sản phẩm tốt, nhưng sản phẩm của chúng tôi vẫn được chờ đợi", John Trizzino, giám đốc thương mại của Novavax, cho biết. Ông Trizzino nói vaccine Novavax cần thêm thời gian.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia ra mắt hệ thống “QR code - thẻ tiêm phòng điện tử”

    Theo thông báo của Bộ Bưu chính và Viễn thông Campuchia, nước này bắt đầu triển khai hệ thống “QR code - thẻ tiêm phòng điện tử” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng như các cơ quan chức năng trong việc phòng chống đại dịch COVID-19.

    Bộ Bưu chính và Viễn thông Campuchia thông báo sẽ chính thức triển khai hệ thống "QR code - thẻ tiêm phòng điện tử" từ ngày hôm nay (18/10). Hệ thống QR code này không chỉ hiển thị thông tin về tiêm chủng và sức khỏe của từng cá nhân, mà còn tạo điều kiện cho việc tìm kiếm các cá nhân có nguy cơ mắc COVID-19.

    Ổ dịch mới chọc thủng thành trì chống đại dịch của Trung Quốc; Hung thần của Covid-19 được săn lùng trên toàn thế giới - Ảnh 1.

    Tiêm chủng COVID-19 tại Campuchia.

    Theo Bộ Bưu chính và Viễn thông Campuchia, hệ thống này sẽ thể hiện thông tin tiêm chủng, hình ảnh và danh tính cá nhân bằng cách quét QR code tại cửa ra vào của các cơ quan nhà nước, địa điểm kinh doanh, vui chơi giải trí hoặc nơi tập trung đông người. Việc sử dụng hệ thống này sẽ cắt giảm thời gian kiểm tra hành chính, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và người dân không còn phải lo lắng về việc quên hoặc mất thẻ tiêm phòng vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng ngăn chặn việc gian lận dữ liệu thẻ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc lại phát hiện ổ dịch Covid-19 mới

    Trạng thái "Zero Covid-19" của Trung Quốc đã bị phá vỡ vài ngày sau khi đợt bùng phát cuối cùng giảm dần. Đợt bùng phát mới liên quan đến 8 người được phát hiện vào cuối tuần vừa qua.

    Một vài giáo sư đại học đã nghỉ hưu từ Thượng Hải đã có kết quả dương tính tại thành phố du lịch Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây vào cuối ngày 15/10. Sau đó, những người bạn đồng hành của họ - hai cặp vợ chồng đến từ Thượng Hải và thành phố phía nam Hải Khẩu và một người đàn ông khác từ Thượng Hải, tất cả đều là người ở độ tuổi 60 - đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào 17/10 và được điều trị tại Tây An.

    Những người có liên hệ mật thiết với họ ở Ngân Xuyên, thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ đều được truy vết và có kết quả xét nghiệm dương tính.

    Nguồn lây nhiễm tới nay vẫn chưa được phát hiện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý do các nước châu Á chạy đua mua thuốc điều trị Covid-19

    Trong cuộc đua toàn cầu về vaccine, nhiều quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đã chậm chân. Lần này, các nước quyết tâm không mắc sai lầm tương tự với thuốc Molnupiravir. 

    Nhiều quốc gia đang gấp rút đặt hàng loại "vũ khí" mới nhất chống lại Covid-19: Một loại thuốc kháng virus thậm chí còn chưa được cấp phép sử dụng.

    Molnupiravir - được sản xuất bởi công ty dược phẩm Merck của Mỹ - được dự đoán sẽ làm thay đổi cuộc chiến với virus, đặc biệt là đối với những người không thể tiêm chủng.

    Theo công ty phân tích Airfinity, ít nhất 8 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết các thỏa thuận hoặc đang đàm phán để mua thuốc Molnupiravir. Trong số đó có New Zealand, Australia và Hàn Quốc - những nước đã tương đối chậm chân trong chương trình vaccine.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo cuộc chạy đua dự trữ thuốc viên của châu Á có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng như vaccine, khi các nước giàu cố gắng tích trữ giữa lúc nước thu nhập thấp không có để sử dụng, CNN đưa tin. 

    Hung thần của Covid-19 được săn lùng trên toàn thế giới; Vắc xin kỳ quái của Trung Quốc giúp Sinopharm mạnh thêm 300 lần - Ảnh 1.

    Molnupiravir được đánh giá cao trong việc điều trị Covid-19. Ảnh: AP.

    Viên uống trị Covid-19 được săn đón

    Hãng dược phẩm Merck hôm 11/10 cho biết đã nộp hồ sơ đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này. Nếu thuận lợi, viên nang này sẽ là thuốc kháng virus dạng uống đầu tiên trên thế giới được cấp phép để điều trị Covid-19.

    Molnupiravir được coi là một bước tiến tích cực vì nó cung cấp một phương pháp điều trị Covid-19 mà bệnh nhân không cần phải nhập viện.

    Molnupiravi, tên ký hiệu MK4482, có khả năng ức chế sự sao chép của virus, khiến chúng không thể nhân lên và đào thải nhanh, giúp người mắc sớm hồi phục. Mỗi bệnh nhân sử dụng Molnupiravir sẽ uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần 4 viên, uống liên tục trong 5 ngày, tổng cộng là 40 viên.

    Vào đầu tháng 10, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 700 bệnh nhân chưa tiêm chủng cho thấy thuốc viên có thể giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong, so với những bệnh nhân dùng giả dược.

    Các chuyên gia nhận định không giống như các phương pháp điều trị khác, việc uống Molnupiravir có thể được dùng để điều trị tại nhà, giúp giảm bớt áp lực bệnh viện và tập trung vào những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng hơn.

    "Uống một viên thuốc đơn giản hơn rất nhiều", Sanjaya Senanayake, phó giáo sư y khoa tại Trường Y Đại học Quốc gia Australia, cho biết. "Đây là quân bài thay đổi cuộc chơi Covid-19".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    88% học sinh trung học phổ thông tại Bangkok đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19

    Hôm qua (17/10), Cơ quan Quản lý Đô thị Bangkok (BMA) thông báo khoảng 88% học sinh trung học phổ thông ở thủ đô Thái Lan đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng để đến trường vào tháng 11 tới. 

    Thư ký thường trực của BMA, ông Khachit Chatchawanit cho biết đến ngày 17/10, 33.048 trong số 37.466 học sinh trung học phổ thông ở Bangkok đã đăng ký và được tiêm vaccine. Trong khi đó, 29.252 học sinh trung học cơ sở đã đăng ký sẽ được tiêm vaccine từ ngày 18/10. Tất các các giáo viên và nhân viên của các trường học chưa tiêm sẽ được tiêm vaccine theo công thức kết hợp giữa Sinovac và AstraZeneca.

    Nhà virus học nhận định lạnh người về khu vực có Việt Nam; Vắc xin kỳ quái của Trung Quốc giúp Sinopharm mạnh thêm 300 lần - Ảnh 1.

    Một học sinh trung học tại Bangkok (Thái Lan) được tiêm vaccine ngừa Covid-19 hôm 15/10. Nguồn: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhà virus học lừng danh báo động SARS-Cov-3

    Phát biểu tại một diễn đàn ở Thiên Tân ngày 17/10, giáo sư Wang Linfa (Vương Lâm Phát) của Chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y khoa Duke, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết ông chắc chắn rằng virus SARS-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19 không phải là virus nhân tạo, kể cả từ trước khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, để điều tra nguồn gốc Covid-19 vào đầu năm nay. 

    Wang Linfa là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh truyền từ động vật, miễn dịch học ở loài dơi và phát hiện mầm bệnh. Ông từng xác định chuỗi gien của virus Hendra vào năm 1993 và tham gia nhóm chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc dịch SARS năm 2003.

    Nhà virus học nhận định lạnh người về khu vực có Việt Nam; Vắc xin kỳ quái của Trung Quốc giúp Sinopharm mạnh thêm 300 lần - Ảnh 1.

    Ông Wang cũng có mối quan hệ thân thiết với Shi Zhengli, nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thuộc Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Wang và Shi là đồng tác giả trong hàng chục báo cáo.

    Thời báo Hoàn Cầu cho hay, dựa vào kinh nghiệm trước đây, Wang Linfa nhanh chóng chỉ ra rằng loài dơi là nguồn gốc của Covid-19, nhưng trước khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm ngoái, phải có một "virus tiền thân" mang gien giống đến 99.9% với SAR-Cov-2. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn còn tranh cãi về "virus tiền thân" này.

    Wang trích dẫn báo cáo đăng trên Research Square, cho thấy các nhà khoa học đã tìm ra ba virus từ dơi ở Lào giống hơn 95% với SARS-Cov-2.

    Vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã mô tả một họ hàng gần của SARS-Cov-2 được gọi là RaTG13, tìm thấy từ loài dơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với mức độ trùng khớp đến 96.1%. Hai virus này được cho là nhiều khả năng có tổ tiên chung từ 40 đến 70 năm trước.

    Các virus corona tìm thấy trong dơi tại Lào được mô tả là chia sẻ những tương đồng then chốt với SARS-Cov-2, chứng minh những thành phần quan trọng của SARS-Cov-2 có tồn tại trong tự nhiên - Hoàn Cầu trích lời Edward Holmes, nhà virus học tại Đại học Sydney, Australia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thiếu lao động vì dân không màng đi làm?

    Nhiều nhà kinh tế từng nghĩ rằng một khi chính phủ mở cửa kinh tế thì thị trường lao động sẽ nhộn nhịp lại, tuy nhiên trước mắt đang là một thực tế khác.

    Thiếu người lao động đang là một bài toán nan giải với các doanh nghiệp Mỹ. Nhiều nhà kinh tế từng nghĩ rằng một khi trường học mở lại, các khoản trợ cấp thất nghiệp hết hạn, biến thể Delta bị ngăn chặn dần thì thị trường lao động sẽ nhộn nhịp lại. Tuy nhiên, trước mắt đang là một thực tế khác. Thực tế này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

    Theo báo Wall Street Journal, một trong những nguyên nhân góp phần khiến các công ty thiếu người làm là vì các cơ sở chăm sóc trẻ thiếu trầm trọng nhân viên, cha mẹ chọn ở nhà trông con. Nhiều người lao động lớn tuổi do lo ngại rủi ro nhiễm bệnh nếu đi làm đã chọn nghỉ hưu sớm.

    Biên giới bị đóng cửa vì dịch cũng giảm số người lao động nhập cư. Một lượng không nhỏ người sau dịch đã chọn tự mở cơ sở làm ăn riêng. Một nguyên nhân nữa, người dân Mỹ trì hoãn quay lại công việc một phần vì hàng ngàn tỉ USD tiền giải cứu từ chính phủ tạm làm họ không phải lo nghĩ nhiều.

    Mỹ gặp đại họa, chính phủ lo sốt vó; Trung Quốc tìm ra thứ làm tăng kháng thể Covid tới 300 lần - Ảnh 1.

    Doanh nghiệp Mỹ đang khẩn trương tuyển người. Ảnh: AP

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Vaccine Covid-19 dạng hít tăng kháng thể gấp 300 lần

    Theo nghiên cứu lâm sàng mới nhất, vaccine Covid-19 dạng hít đầu tiên của Trung Quốc đã cho thấy mức độ kháng thể trung hòa tăng gấp 250-300 lần sau khi tiêm hai mũi vaccine bất hoạt, chứng minh việc sử dụng kết hợp các loại vaccine khác nhau trong mũi tăng cường sẽ cho hiệu quả cao hơn.

    Ông Chu Đào - đồng sáng lập và cũng là Giám đốc Khoa học của Công ty CanSinoBIO Trung Quốc trong một bài phát biểu mới đây cho biết, việc sử dụng vaccine ngừa Covid-19 có tên Convidecia (được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus type-5 - Ad5-nCoV) dạng hít khí dung của công ty này làm liều nhắc lại sau khi hoàn thành hai mũi vaccine bất hoạt trong nửa năm, được chứng minh là an toàn và có khả năng sinh miễn dịch cao hơn đáng kể so với vaccine bất hoạt.

    Nghiên cứu cho thấy, 6 tháng sau khi tiêm 2 liều vaccine bất hoạt, nếu sử dụng một liều vaccine Convidecia dạng hít để tăng cường, mức độ kháng thể trung hòa sẽ cao hơn 250-300 lần so với trước khi sử dụng. Trong khi đó, kháng thể trung hòa chỉ có thể tăng gấp 30 lần, nếu dùng vaccine bất hoạt làm liều nhắc lại sau hai mũi vaccine cùng loại.

    Thông tin trên được đăng tải trên tài khoản WeChat chính thức của CanSinoBIO ngày 17/10.

    Vắc xin kỳ quái của Trung Quốc giúp Sinopharm mạnh thêm 300 lần; Đại họa sắp tới với Mỹ? - Ảnh 1.

    Cách sử dụng vaccine dạng hít này được ví như uống một cốc nước; nhưng thay vì chất lỏng, người sử dụng sẽ hít khí vào. Ảnh: CanSinoBIO

    Theo đó, tiêm mũi tăng cường bằng vaccine dạng hít công nghệ vector adenovirus hiệu quả cao hơn so với vaccine bất hoạt. Với loại vaccine này, lượng kháng thể IgG và đáp ứng miễn dịch tế bào đạt mức "rất cao", lượng kháng thể tăng khoảng 7-8 lần so với một liều vaccine bất hoạt. Ngoài ra, việc sử dụng vaccine qua đường hô hấp này còn có thể thu được kháng thể trung hòa hiệu quả cao chống lại các chủng virus nguyên mẫu, cũng như các chủng biến thể như Alpha, Beta, Gamma và Delta.

    Ông Chu Đào cũng trích dẫn các số liệu nhấn mạnh, khi dùng vaccine loại khác để tăng cường miễn dịch sau khi tiêm hai liều vaccine Covid-19 bất hoạt, vaccine vector adenovirus có "hiệu quả tăng cường tốt nhất", tác dụng của vaccine mRNA gần bằng vaccine vector adenovirus, trong khi hiệu quả của vaccine bất hoạt hoặc tiểu đơn vị thấp hơn đáng kể với độ chênh lệch kháng thể lên tới gần 10 lần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sydney nới lỏng loạt biện pháp ngăn Covid-19

    Sydney, thành phố lớn nhất Australia, nới lỏng nhiều hạn chế chỉ một tuần sau khi dỡ lệnh phong tỏa nhờ tốc độ tiêm vaccine Covid-19 tăng nhanh.

    80% dân số trên 16 tuổi tại bang New South Wales đã hoàn thành liệu trình hai mũi vaccine Covid-19 vào cuối tuần trước, khiến Sydney quyết định dỡ bỏ thêm nhiều hạn chế và sẵn sàng sống chung với đại dịch. Trước đó, giới chức Australia cam kết nới lỏng dần các hạn chế khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt 70%, 80% và 90%.

    Dân Sydney sẽ không cần đeo khẩu trang tại các văn phòng và thêm nhiều người có thể tụ họp trong nhà và ngoài trời. Học sinh mầm non, lớp một và lớp 12 tại Sydney quay lại trường học từ ngày 18/10. Tất cả học sinh còn lại sẽ quay lại lớp học vào tuần tới.

    Trung Quốc sợ thất thủ khi 2 kẻ thù vô hình tấn công cùng lúc; Nhiễm Covid nặng, sư tử ho tới chết - Ảnh 1.

    Dân Sydney dùng bữa tại một cửa hàng đồ ăn ngày 11/10. Ảnh: Reuters.

    Các cửa hàng bán lẻ, quán rượu và phòng tập gym được tiếp nhận thêm nhiều khách hàng đã tiêm vaccine. Các câu lạc bộ ban đêm được phép phục vụ đồ uống tại chỗ và đám cưới không bị giới hạn số lượng khách tham gia.

    Số ca nhiễm mới tại bang New South Wales tiếp tục giảm. Bang này ghi nhận 265 ca nhiễm mới trong tuần qua, thấp nhất trong 10 tuần. New South Wales đầu tháng 9 ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục là 1.599.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sư tử trong vườn thú chết sau nhiễm COVID-19

    Trung Quốc sợ thất thủ khi 2 kẻ thù vô hình tấn công cùng lúc; Nhiễm Covid nặng, sư tử ho tới chết - Ảnh 1.

    Sở thú Honolulu đưa ra thông báo cho biết một con sư tử châu Phi 13 tuổi tên là Ekundu đã qua đời vào ngày 11/10.

    Theo CNN đưa tin, Ekendu và một con sư tử cái 12 tuổi tên Moxy lần đầu tiên có dấu hiệu của bệnh đường hô hấp trên với một số cơn ho.

    Cả hai con sư tử đều có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, tuy nhiên, kết quả chỉ nhận được sau khi Ekundu tử vong do xét nghiệm được thực hiện tại các phòng thí nghiệm trên đất liền.

    Ekundu tử vong 1 tuần sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, mặc dù đã được điều trị.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cảnh báo nguy cơ đại dịch kép vào mùa đông

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cảnh báo, "đại dịch kép" có thể xảy ra vào mùa đông khi mùa cúm bắt đầu trong khi nguy cơ số ca Covid-19 tăng.

    Cái kết đau đớn cho nhiều quốc gia trên thế giới; Xuyên thủng nhiều kỷ lục, người Nga vẫn thi gan với đại dịch - Ảnh 1.

    Một nhân viên y tế ở Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân (Ảnh minh họa: VCG).

    Báo Global Times dẫn thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 15/10 đề nghị các địa phương ở nước này tăng cường các biện pháp phòng dịch khi mùa cúm đã bắt đầu khi số ca Covid-19 nhập khẩu vẫn có nguy cơ tăng.

    Mùa thu và mùa đông là thời gian thường xảy ra các bệnh về hô hấp như cúm. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, diễn biến dịch cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc nước này kể từ tháng 3 đến nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong khi đó, tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu vẫn đáng lo ngại, ca Covid-19 nhập cảnh vẫn phát sinh. Đó là lý do giới chức y tế Trung Quốc lo ngại một "đại dịch kép" vào mùa đông và mùa xuân tới.

    Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cúm nói chung tương đối thấp trong mùa trước, các chùm ca bệnh vẫn xảy ra ở nhiều trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em và các địa điểm khác. Ủy ban y tế Trung Quốc hối thúc các cơ sở như trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học, viện dưỡng lão thực hiện trách nhiệm và tăng cường nỗ lực phát hiện, báo cáo và ứng phó các chùm ca bệnh sớm nhất có thể.

    Ngoài ra, việc tiêm chủng ngừa cúm cũng được tăng cường cho đội ngũ nhân viên y tế, những người tham gia hoạt động quy mô lớn, nhân viên viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học cũng như người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh mãn tính.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nguy cơ nước nghèo thiếu thuốc điều trị Covid-19

    Kế hoạch tung ra thuốc viên kháng Covid-19 của hãng dược Merck có nguy cơ lặp lại vấn nạn bất bình đẳng như vaccine trong quá trình phân phối tới các quốc gia.

    Các quan chức y tế cho biết kế hoạch tung ra thuốc viên kháng Covid-19 - được gọi là Molnupiravir - có thể gặp phải những thách thức tương tự sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine, khiến các quốc gia có nhu cầu lớn nhất một lần nữa gánh hậu quả, Reuters đưa tin.

    Chỉ có khoảng 5% dân số châu Phi mới được tiêm chủng. Con số này quá thấp so với tỷ lệ 70% ở hầu hết quốc gia giàu có. Điều này khiến nhu cầu tìm mua thuốc điều trị để bệnh nhân không phải đến bệnh viện ở các nước châu Phi cấp thiết hơn bao giờ hết.

    Tuy nhiên, nhiều quan chức y tế quốc tế lo ngại khả năng tiếp cận thuốc Molnupiravir của các nước thu nhập thấp và trung bình, đồng thời lưu ý rằng những thiếu sót và quy tắc cứng ngắc của các tổ chức quốc tế có thể làm trì hoãn kế hoạch phân phối thuốc.

    Nga thi gan với  - Ảnh 1.

    Merck & Co. công bố thuốc kháng virus Covid-19 có khả năng giảm 50% số ca nhập viện và tử vong vì Covid-19. Ảnh: Reuters.

    Báo cáo gần đây của Chương trình Tăng tốc Tiếp cận Các công cụ Ứng phó Covid-19 nêu lên lo ngại rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã không hành động đủ nhanh để đảm bảo đủ các phương pháp điều trị mới tiềm năng, như thuốc của Merck, cho các nước nghèo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tăng vọt, Nga vẫn "thi gan" với dịch

    Nga kiên quyết không áp đặt lệnh phong toả trên cả nước bất chấp số ca mắc Covid-19 tăng mạnh.

    Cơ quan phòng chống Covid-19 quốc gia Nga ngày 17-10 báo cáo 34.303 ca mắc mới Covid-19, tăng 70% so với kỷ lục được thiết lập trước đó vào ngày 19-9 (20.174 ca mắc/ngày). Số ca tử vong Covid-19 trong 24 giờ qua ở Nga là 999 ca, giảm so với kỷ lục 1.002 ngày 16-10.

    Theo AP, nhà chức trách Nga đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng Covid-19 bằng cách tiến hành xổ số, trao tiền thưởng và những ưu đãi khác. Tuy nhiên, việc người dân hoài nghi vắc-xin và tín hiệu trái chiều từ giới chức nước này khiến nỗ lực tiêm chủng bị cản trở.

    Moscow cho biết trong tuần này, khoảng 43 triệu người dân Nga (chiếm 29% trong số 146 triệu dân số) được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.

    Cái kết đau đớn cho nhiều quốc gia trên thế giới; Xuyên thủng nhiều kỷ lục, người Nga vẫn thi gan với đại dịch - Ảnh 1.

    Bệnh nhân Covid-19 được chuyển tới bệnh viện Kommunarka ở ngoại ô Moscow ngày 16-10. Ảnh: AP

    Mặc dù vậy, Điện Kremlin kiên quyết không áp đặt lệnh tái phong toả trên cả nước. Thay vào đó, Moscow ủy quyền cho các chính quyền khu vực tiến hành biện pháp kiềm chế Covid-19.

    Ít nhất 85 khu vực của Nga đã hạn chế người tham dự tại các sự kiện lớn, giới hạn lượng người vào nhà hát, nhà hàng và các địa điểm khác. Người dân vẫn hoạt động bình thường ở thủ đô Moscow, TP St. Petersburg và nhiều thành phố khác của Nga.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận 241 triệu ca mắc, trên 4,9 triệu ca tử vong do COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 17/10 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 241 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 4,9 triệu ca tử vong. Số ca phục hồi là trên 218 triệu ca.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

    Tại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng lắng dịu ở Lào và Philippines. Ngày 17/10, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 296 ca mắc mới, trong đó có 283 ca cộng đồng tại 10 tỉnh/thành; còn lại là ca nhập cảnh được cách ly ngay. So với những ngày trước đó, số ca mắc mới tại Lào có xu hướng giảm. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 32.029 ca, trong đó có 40 ca tử vong - tăng 2 ca trong 24 giờ qua.

    Bộ Y tế Lào cho biết tuy số ca mắc mới có giảm nhưng vẫn ở mức cao nên hiện nước này đang cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời vận động các địa phương tổ chức đội y tế khẩn cấp để ứng phó với diễn biến dịch bệnh. Ngoài ra, nhiều tỉnh của Lào như Luang Prabang, Khammuan... đã ra lệnh kéo dài thời gian phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

    Còn tại Philippines, ngày 17/10 là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở nước này ở dưới 8.000 ca. Theo Bộ Y tế nước này, với 6.913 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận, hiện nước này có tổng cộng 2.720.368 ca mắc, trong đó 40.675 ca tử vong - tăng 95 ca trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới tại Philippines đã giảm dưới 8.000 ca/ngày kể từ hôm 13/10 vừa qua, song giới chức vẫn khuyến cáo người dân không lơ là và tuân thủ các quy định phòng dịch để ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới. Trước đó, Philippines ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay vào ngày 11/9 với 26.303 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại