Cập nhật lúc

Triều Tiên từ chối 3 triệu liều vaccine Sinovac

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 530.000 ca mắc COVID-19 và 8.085 ca tử vong.

Triều Tiên từ chối 3 triệu liều vaccine Sinovac
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Triều Tiên từ chối thẳng 3 triệu liều vaccine Sinovac

    Theo WSJ, Triều Tiên vừa từ chối 3 triệu liều vaccine Covid-19 được phát triển bởi công ty dược Trung Quốc Sinovac Biotech Ltd., cho biết, lô vaccine này nên được chuyển đến quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch nặng nề hơn.

    Các liều vaccine này được chuyển giao qua sáng kiến Covax, chương trình phân bổ vaccine cho các quốc gia thu nhập thấp.

    Bộ trưởng Y tế Triều Tiên đã từ chối việc chuyển giao, cho rằng, nguồn cung vaccine vẫn còn hạn chế trong bối cảnh các ca bệnh vẫn còn gia tăng ở những nơi khác, theo người phát ngôn của Unicef - cơ quan giúp hỗ trợ giao vaccine thay mặt Covax. 

    Triều Tiên đề nghị số vaccine này nên được tái phân bổ đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. 

    Quốc gia này vẫn chưa ghi nhận trường hợp Covid-19 nào và vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới. Các phương tiện truyền thông nhà nước kêu gọi người dân thận trọng trong chiến dịch chống dịch của nước này. Ông Kim Jong-un đã gọi việc ngăn dịch bệnh bùng phát là vấn đề sống còn của quốc gia.

    Triều Tiên đã đăng ký hỗ trợ vaccine thông qua Covax, nhưng vẫn chưa nhận bất kỳ liều nào. Một lô vaccine từ Covax đã được lên kế hoạch vào đầu năm nay với khoảng 2 triệu liều vaccne AstraZeneca đã bị trì hoãn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO đang nghiên cứu một biến thể virus mới có khả năng kháng vaccine

    Theo The Guardian, WHO đang xem xét một biến thể virus SARS-CoV-2 mới có tên Mu, hay B.1.621, lần đầu tiên được xác định ở Colombia. Đã có một số ca nhiễm được ghi nhận ở Nam Mỹ và Châu Âu.

    WHO cho biết biến thể này có thể kháng vaccine cao hơn nhưng sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu để kiểm tra thêm.

    Kể từ lần đầu tiên được xác định ở Colombia vào tháng 1/2021, đã có một vài báo cáo về các ca nhiễm biến thể Mu và một số vụ bùng phát đã được ghi nhận ở các quốc gia khác ở Nam Mỹ và châu Âu.

    WHO cho biết, tỷ lệ mắc biến thể Mu ở Colombia là 39% và Ecuador là 13% và vẫn liên tục tăng.

    WHO hiện liệt kê 5 biến thể virus SARS-CoV-2 được coi là đáng quan tâm, với biến thể Alpha được ghi nhận ở 193 quốc gia, Beta ở 141 quốc gia, Gamma ở 91 quốc gia và Delta ở 170 quốc gia, và Mu là biến thể thứ 5 được quan tâm. .

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bài học từ Thái Lan và yêu cầu cấp bách tiêm vaccine cho người cao tuổi

    Thái Lan, quốc gia duy nhất trong 30 quốc gia Reuters phân tích dữ liệu, có tỷ lệ người cao tuổi được tiêm vaccine thấp hơn tỷ lệ tiêm vaccine ở các nhóm tuổi trẻ hơn.

    Lý giải tỷ lệ tử vong tăng cao ở Thái Lan

    Chỉ 2 tuần trước khi đến lượt sau khi hẹn lịch tiêm vaccine đã chờ đợi trong một thời gian dài ở Bangkok, người mẹ 62 tuổi của chị Anyamanee Puttaraksa có triệu chứng sốt. 3 ngày sau, mẹ của chị Anyamanee được xét nghiệm và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 4 tiếng sau, bà đã qua đời.

    Gần 15.000 ca mắc/ngày, cảnh tượng ở láng giềng Việt Nam làm các nước ao ước; Lô vaccine AstraZeneca lớn nhất đã về Việt Nam - Ảnh 1.

    Thái Lan đã tiêm vaccine đầy đủ cho 6,7% trong số 10,9 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Ảnh: Reuters

    Cùng với nỗi buồn khi mất đi người thân, chị Anyamanee cảm thấy giận dữ với chiến dịch tiêm vaccine của chính phủ khi khiến cho những người cao tuổi nằm trong nhóm được tiêm vaccine thấp nhất của Thái Lan - tương phản hoàn toàn với nhiều khu vực trên thế giới, nơi mà những người cao tuổi dễ tổn thương là đối tượng được ưu tiên.

    "Nếu mẹ tôi được tiêm vaccine, tình trạng của bà ấy sẽ không nghiêm trọng như vậy", chị Anyamanee chia sẻ.

    Dữ liệu từ chính phủ được Reuters phân tích cho thấy Thái Lan đã tiêm vaccine đầy đủ cho 6,7% trong số 10,9 triệu người từ 60 tuổi trở lên, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 15% ở những người từ 18 - 59 tuổi và tỷ lệ 10,2% trong toàn bộ dân số, bao gồm cả trẻ em, đối tượng chưa được tiêm vaccine.

    Thái Lan, quốc gia duy nhất trong 30 quốc gia Reuters phân tích dữ liệu, có tỷ lệ người cao tuổi được tiêm vaccine thấp hơn tỷ lệ tiêm vaccine ở các nhóm tuổi trẻ hơn.

    Theo dữ liệu của chính phủ, Malaysia đã tiêm vaccine đầy đủ cho ít nhất 64% người cao tuổi tính tới 2/8, so với 42% tổng dân số được tiêm đủ liều.

    Tại Indonesia, chỉ 17% người cao tuổi được tiêm vaccne đầy đủ nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ 13% dân số được tiêm vaccine đủ liều.

    Bác sĩ Chawetsan Namwat, quan chức cấp cao tại Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho biết, kế hoạch ưu tiên tiêm vaccine cho người cao tuổi đã dịch chuyển sau đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng ở Bangkok và nhận định, tỷ lệ tiêm vaccine tương đối thấp ở nhóm tuổi này có thể đã dẫn đến nhiều ca tử vong hơn ở những người cao tuổi.

    Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bài học từ Thái Lan và yêu cầu cấp bách tiêm vaccine cho người cao tuổivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh trong quý 2 bất chấp dịch COVID-19 nghiêm trọng

    Kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng tới 20,1% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là thời điểm làn sóng dịch COVID-19 thứ hai gây tác động nghiêm trọng.

    Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ kể từ khi nước này công bố Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo quý từ năm 1996. Quý đầu năm nay, Ấn Độ ghi nhận kinh tế tăng trưởng 1,6%.

    Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cho biết con số tăng trưởng mới nhất này có thể gây hiểu nhầm bởi được tính toán so sánh với mức cùng kỳ của năm 2020 vốn khiêm tốn. Kinh tế Ấn Độ trong quý 2 năm 2020 suy giảm 24,4% so với cùng kỳ năm trước đó do tác động mạnh của dịch COVID-19 và lệnh phong tỏa kéo dài toàn quốc.

    Sau đó, kinh tế Ấn Độ phục hồi bất chấp số ca mắc mới tăng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 6. Ấn Độ tránh giãn cách xã hội toàn quốc nhưng nhiều bang công nghiệp đã tái áp đặt hạn chế ở địa phương nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.

    Theo các nhà kinh tế học, ngành nông nghiệp, sản xuất và xây dựng của Ấn Độ nhiều khả năng đã góp phần dẫn đến tăng trưởng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Năm tài khóa của Ấn Độ thường bắt đầu từ tháng 4.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan thử nghiệm chung sống với COVID-19, Bangkok kẹt xe lại từ sáng

    Hôm nay, 1-9, các quán ăn, cửa hàng làm đẹp, cắt tóc tại Thái Lan bắt đầu hoạt động trở lại, giao thông giữa các vùng kết nối bình thường, không phân biệt vùng xanh, vùng đỏ.

    Chị Phan Thị Thùy Tiên, người Việt sống và làm việc 10 năm qua ở Thái Lan, cho biết tâm trạng của người dân phấn chấn lên hơn tuần qua khi chính quyền thông báo chính sách sống chung với dịch an toàn, nới lỏng hạn chế.

    Sáng nay, 1-9, xe cộ đổ ra đường đông nghẹt ở Bangkok và thành phố lại bị kẹt xe từ sáng.

    Một trong những hoạt động sôi nổi nhất của người dân là đặt bàn ăn. Tại 29 tỉnh có nguy cơ cao, khách chỉ được ngồi 50% số ghế ở các quán gắn máy lạnh, quán không gắn máy lạnh thì được sử dụng 75% số ghế... nên ai cũng muốn đặt bàn để có thể đến ăn mà không phải đợi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Theo số liệu từ worldometer, Thái Lan hiện có 1.190.063 ca dương tính với Covid-19, số ca mắc mới mỗi ngày trong 2 ngày gần đây là 15.972 ca (ngày 30/8) và 14.666 ca (ngày 31/8).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO khẳng định biến thể C.1.2 của SARS-CoV-2 không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại

    Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (31/8) cho biết biến thể mới của virus SARS CoV-2 là C.1.2 dường như không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại và giới chức y tế đang theo dõi sát các hoạt động của biến thể này.

    Trước đó, biến thể C.1.2 phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào tháng 5 vừa qua gây xôn xao khắp thế giới, với lo ngại những đột biến có thể khiến mức độ lây lan nhanh hơn và kháng vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 15 ngày

    Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trong bối cảnh tình hình dịch trong nước và khu vực vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày kể từ ngày 1/9. Đây là lần thứ 9 Lào gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta chiếm 100% số ca được giải trình tự gene tại Malaysia

    Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn báo cáo của Bộ Y tế Malaysia ngày 1/9 cho biết trong hai tuần qua, Malaysia đã tiến hành giải trình tự gene đối với 265 mẫu xét nghiệm COVID-19 và xác nhận tất cả đều nhiễm biến thể Delta.

    NÓNG: Việt Nam nhận lô vaccine AstraZeneca lớn nhất từ trước đến nay; Vaccine TQ thống trị thế giới - Con số quá khủng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam nhận lô vaccine AstraZeneca lớn nhất từ trước đến nay

    Trong tuần này, AstraZeneca đã chuyển thêm 3 lô vaccine phòng Covid-19 về Việt Nam, với tổng số 2.016.460 liều.

    Đây là đợt giao vaccine có số lượng lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vaccine Covid-19 giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

    Hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam hơn 10,1 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca, trên tổng số khoảng 19,1 triệu liều vaccine này tại Việt Nam, được cung cấp qua Hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước. Vaccine của AstraZeneca hiện chiếm khoảng 62% nguồn cung vaccine Covid-19 trên cả nước.

    Việt Nam nhận thêm hơn 2 triệu liều vaccine AstraZenecanhandan.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine của Sinovac và Sinopharm được sử dụng nhiều nhất và nhiều thứ ba trên thế giới

    Các loại vaccine của Trung Quốc được đánh giá là có thể đối phó được với biến thể Delta.

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng vaccine Covid-19 của Trung Quốc từ nhà sản xuất Sinovac và Sinopharm có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Các nghiên cứu đưa ra những lý lẽ ủng hộ cho sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 5 và tháng 6 đối với 2 loại vaccine này.

    Dựa trên các nghiên cứu gần đây, các chuyên gia cho rằng vaccine của Trung Quốc đang bảo vệ mọi người khỏi biển thể Delta. Các nhà khoa học đồng thuận rằng việc tiêm vaccine của Sinopharm hoặc Sinovac tốt hơn nhiều so với việc không tiêm vaccine.

    Các nghiên tại Trung Quốc cho thấy vaccine của Sinopharm và Sinovac có hiệu quả khoảng 70% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 trong một đợt bùng phát do biển thể Delta gây ra ở Quảng Châu.

    Tính đến tháng 7, vaccine của Sinovac là loại vaccine được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, vaccine của Sinopharm được sử dụng nhiều thứ 3 trên thế giới - theo trang Airfinity. Hai nhà sản xuất đã cung cấp 693 triệu liều cho nước ngoài và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số 2 tỷ liều mà Trung Quốc đã tiêm chủng trong nước. Tờ Fortune nhận định, các mũi vaccine này đang bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới, nhất là ở những nơi có thể không được tiếp cận với vaccine.

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản phát hiện thêm lọ vaccine Moderna nghi chứa chất lạ

    Reuters đưa tin, Tỉnh Kanagawa của Nhật Bản cho biết, họ đã tìm thấy một lọ vaccine Covid-19 của Moderna bị nghi ngờ có chứa chất lạ và đã tạm giữ phần còn lại của lô hàng.

    Trong một tuyên bố hôm 31/8, các nhà chức trách tỉnh cho biết, một dược sĩ đã tìm thấy một số hạt màu đen trong một lọ vaccine khi đang kiểm tra các chất lạ trước khi sử dụng vaccine.

    Nhật Bản đã ngưng sử dụng 1.63 triệu liều vaccine vào tuần trước sau khi được thông báo về chất lạ trong một số lọ vaccine. Moderna và công ty dược phẩm Tây Ban Nha Rovi - đóng chai vaccine Moderna cho biết, nguyên nhân có thể là do vấn đề sản xuất và các cơ quan quản lý an toàn của châu Âu đã mở một cuộc điều tra.

    Moderna cho biết không có vấn đề gì về tính an toàn hoặc hiệu quả bị ảnh hưởng.

    Tỉnh Kanagawa cho biết, nhà phân phối vaccine đã tịch thu lại các lọ nghi ngờ có chất lạ và đã có khoảng 3.790 người tiêm vaccine từ lô hàng bị tịch thu nói trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia sắp đạt được mức tiêm chủng 10 triệu người

    KhmerTimes đưa tin, Campuchia dự kiến sẽ đạt được mốc tiêm chủng cho 10 triệu người trưởng thành vào ngày 10/7. Để đạt được "con số kỳ diệu" này, đất nước đã mất 7 tháng, nguồn thạo tin cho biết.

    Cho đến nay, kể từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu vào ngày 10/2, đã có tổng cộng .248.577 người lớn được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong số đó có 8.182.819 người đã được tiêm chủng đầy đủ.

    Tổng số hoàn tất tiêm chủng chiếm hơn 81% trong số gần 10 triệu người được tiêm.

    Bộ trưởng Y tế Campuchia Youk Sambath phát biểu hôm 31/8 rằng: "Chúng tôi hiện thấy, động lực của chiến dịch tiêm chủng để đối phó với đại dịch Covid-19 là quá nhanh chóng. Trong tương lai gần, Campuchia sẽ tổ chức tiêm mũi thứ 3 cho ít nhất 12 triệu người để đạt được miễn dịch cộng đồng."

    KhmerTimes cũng chỉ ra, kết quả tiêm chủng mà Campuchia đã đạt được này là nhờ có sự hỗ trợ từ Trung Quốc - quốc gia đã đảm bảo nguồn cung cấp vaccine cần thiết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo biến thể COVID-19 đột biến nhiều nhất, có thể kháng vắc xin

    Mới đây, các nhà khoa học ở Anh đã cảnh báo về một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đột biến nhiều nhất cho tới nay

    Chủng này được đặt tên là C.1.2, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tháng 5. Kể từ đó, biến thể trên đã lan sang Anh, Trung Quốc, CHDC Congo, Mauritius, New Zealand, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ. Các nhà khoa học lo ngại rằng C.1.2 có thể lây nhiễm nhiều hơn các biến thể khác và có khả năng thoát khỏi tác dụng của vắc xin.Một báo cáo đăng trên tờ Nature cho biết: "Mặc dù thông tin về các đột biến vẫn chưa rõ ràng nhưng dữ liệu di truyền và dịch tễ học cho thấy, biến thể này có lợi thế chọn lọc - như tăng khả năng lây truyền, thoát miễn dịch hoặc cả hai".Trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Nam Phi, biến thể C.1.2 có 41,8 đột biến mỗi năm. Tốc độ lây lan của nó nhanh hơn khoảng 1,7 lần so với tốc độ lây lan toàn cầu hiện tại và nhanh hơn 1,8 lần so với ước tính ban đầu về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc tung bằng chứng bất ngờ về nguồn gốc COVID-19: Manh mối liên quan trực tiếp Vũ Hán

    Các quan chức và chuyên gia của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Trung Quốc tin rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần xem chuỗi cung ứng lạnh là đầu mối then chốt và trực tiếp điều tra các nước có virus SARS-Cov-2 được tìm thấy trên các sản phẩm đông lạnh, và tiến hành khảo sát dịch tễ học đối với công nhân dây chuyền lạnh từ các quốc gia có hàng hóa được chuyển đến thành phố Vũ Hán vào năm 2019.

    Theo Thời báo Hoàn Cầu, có nhiều bằng chứng xuất hiện từ các các cuộc điều tra, xét nghiệm và nghiên cứu dịch tễ cho thấy có thể dịch bệnh Covid-19 bùng phát sớm ở khu chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán vào cuối năm 2019 có nguyên nhân từ hàng hóa đông lạnh nhập khẩu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách Italy sống chung với Covid-19

    Từng là tâm dịch của châu Âu khi Covid-19 bắt đầu tấn công phương Tây năm ngoái, Italy giờ dần chuyển sang cuộc sống bình thường mới giữa đại dịch.

    Vào đầu năm 2020, khi nhiều vùng của Italy bị nhấn chìm trong đại dịch, chính phủ nước này bị chỉ trích quá chậm trễ áp đặt các biện pháp hạn chế chống Covid-19.

    Nhưng Italy đã rút ra một số bài học sau lần phong tỏa toàn quốc đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái và giờ đây, hơn một năm rưỡi sau, quốc gia này đang thực hiện cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ.

    Với nhiều quy định mới được áp dụng, đặc biệt là chứng nhận tình trạng sức khỏe được xem như giấy thông hành, cuộc sống hàng ngày ở Italy đang từng bước tiến tới trạng thái bình thường mới thường được nhắc tới trong đại dịch.

    Bất chấp một số phản đối, hầu hết người dân Italy ủng hộ các biện pháp này, ngay cả khi chúng mang lại một số bất tiện.

    Từng bị Covid-19 nhấn chìm, quốc gia châu Âu bất ngờ chuyển mình- Nhiều bệnh viên tại Mỹ nhanh chóng cạn kiệt oxy - Ảnh 1.

    Nhân viên kiểm tra thẻ xanh tại lối vào Đấu trường La Mã ở thủ đô Rome hôm 6/8. Ảnh: AP.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân Covid-19 tăng cao, nhiều bệnh viện Mỹ cạn kiệt oxy

    Biến chủng Delta nguy hiểm đang lây lan nhanh và số ca Covid-19 và nhập viện liên tục tăng do nhiều người Mỹ vẫn chưa tiêm chủng đã khiến các bệnh viện ở miền Nam nước Mỹ cạn kiệt oxy.

    Nhiều bệnh viên tại Mỹ nhanh chóng cạn kiệt oxy; Úc đi mượn 500.000 liều vaccine Covid-19, hẹn cuối năm trả - Ảnh 1.

    Các bác sĩ làm việc tại một khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 ở bang Florida, Mỹ hôm 23/8 (Ảnh: USA Today).

    Một số bệnh viện ở các bang Florida, Nam Carolina, Texas và Louisiana đang phải vật lộn với tình trạng khan hiếm oxy. Nhiều nơi có nguy cơ phải sử dụng nguồn oxy cung cấp dự trữ hoặc có nguy cơ sắp hết oxy, CNN đưa tin.

    Khi số ca nhiễm và nhập viện liên tục tăng, nhu cầu cung cấp oxy ngày càng nhiều trong khi các bệnh viện không thể xoay xở kịp để đáp ứng nhu cầu đó, Donna Cross, Giám đốc cấp cao về cơ sở vật chất và xây dựng tại công ty y tế Premier cho biết.

    Hôm 28/8, bang Florida có tỷ lệ nhập viện do Covid-19 cao nhất cả nước, với 75/100.000 dân, theo dữ liệu từ giới chức y tế liên bang và Đại học Johns Hopkins.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Úc mượn Singapore 500.000 liều vắc xin Covid-19, cuối năm trả

    Ca mắc Covid-19 của Israel tăng kỷ lục; Mỹ lại leo lên dẫn đầu thế giới về số ca mắc và tử vong mới - Ảnh 1.

    Thỏa thuận cho mượn vắc xin được Úc và Singapore công bố vào ngày 31.8, The Strait Times đưa tin. Theo đó, Úc sẽ nhận 500.000 liều vắc xin từ Singapore trong tuần này và sau đó hoàn trả lại số lượng tương ứng khi Canberra nhận hàng từ Pfizer vào tháng 12.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca nCoV Israel tăng kỷ lục

    Israel ghi nhận kỷ lục gần 11.000 ca nhiễm nCoV mới trong đợt bùng phát vì biến chủng Delta, giữa lúc các trường học chuẩn bị tái mở cửa.

    Bộ Y tế Israel hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 10.947 ca nhiễm nCoV, vượt kỷ lục 10.118 ca mới vào ngày 18/1, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.066.352. Số ca tử vong tăng lên 7.043, sau khi ghi nhận 53 trường hợp mới.

    Ca mắc Covid-19 của Israel tăng kỷ lục; Mỹ lại leo lên dẫn đầu thế giới về số ca mắc và tử vong mới - Ảnh 1.

    Người dân được tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba tại một cơ sở y tế ở Jerusalem hôm 11/8. Ảnh: Reuters.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tới 6h sáng 1/9: Mỹ vượt 40 triệu ca bệnh, lại dẫn đầu thế giới cả ca mắc và tử vong mới

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 1/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 218.433.552 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.531.666 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 536.486 và 8.085 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 195.240.829 người, 18.661.057 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 106.137 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về cả ca nhiễm mới với 106.548 ca) lẫn ca tử vong mới (với 857 ca). Tiếp theo là Ấn Độ với 43.072 ca nhiễm mới và Anh với 32.181 ca; Nga và Brazil lần lượt đứng thứ hai và ba về ca tử vong mới, với 795 và 770 ca.

    Ca mắc Covid-19 của Israel tăng kỷ lục; Mỹ lại leo lên dẫn đầu thế giới về số ca mắc và tử vong mới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại