*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thời sự thế giới ngày 21/12 có nhiều điểm đáng chú ý.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20-12 tiết lộ ông đã được tiêm mũi vắc-xin Covid-19 tăng cường, theo trang tin Axios.
Ông Trump được tiêm vắc-xin Covid-19 tại Nhà Trắng hồi tháng 1. Tuy nhiên, ông thường xem nhẹ Covid-19 và đưa ra những tín hiệu trái ngược về vắc-xin. Những cộng đồng ủng hộ cựu Tổng thống Trump thường có tỉ lệ tiêm phòng thấp hơn nhiều so với những khu vực ủng hộ Tổng thống Joe Biden, theo Người lao động.
Mới đây, trên chương trình "History Tour" của nhà báo người Mỹ Bill O'Reilly, ông Trump khẳng định chính quyền của ông đã làm nên lịch sử, cứu sống hàng chục triệu sinh mạng trên toàn thế giới khi góp công phát triển vắc-xin Covid-19.
Dù vậy, ông phản đối quy định tiêm phòng bắt buộc, nói rằng không nên ép những người không muốn tiêm.
Trước đó, trong buổi phỏng vấn với báo Wall Street Journal hồi tháng 9, ông Trump cho biết ông không có ý định tiêm liều bổ trợ, nói rằng: "Tôi sẽ xem xét vấn đề. Tôi không phản đối chuyện tiêm mũi tăng cường nhưng có lẽ là tôi sẽ không tiêm".
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam: Một sản phẩm kit xét nghiệm PCR do công ty Việt Á sản xuất đã được đăng ký đánh giá theo Quy trình Danh sách Sử dụng khẩn cấp (EUL) của WHO đối với quy trình chẩn đoán Covid-19 trong ống nghiệm (IVD - gọi tắt là kit xét nghiệm Covid-19 - PV).
Đó là sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit. Số đơn đăng ký EUL của sản phẩm này là "EUL 0524-210-00".
Theo kết luận, bộ kit này đã được đánh giá và không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về an toàn, hiệu suất và/hoặc QMS (Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị y tế) như yêu cầu.
Báo cáo công khai EUL của WHO về ứng dụng này có thể xem tại đây: https://extranet.who.int/pqweb/sites/default/files/documents/EUL_0524-210-00_LightPower_iVASARS-CoV-2_1stRT-rPCR-Kit.pdf
Tôi cũng xin lưu ý rằng Danh sách EUL của WHO không phải là danh sách đầy đủ các sản phẩm kit xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã dự Lễ khởi công xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Campuchia, trị giá 25 triệu USD, theo Người lao động.
Chiều 21-12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum.
Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Thượng viện Say Chhum hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thắt chặt mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước; đồng thời chúc mừng những thành quả to lớn Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu; bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng XIII.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được trở lại thăm đất nước Campuchia tươi đẹp trên cương vị mới; chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Campuchia anh em đạt được thời gian qua, nhất là an ninh - chính trị được giữ vững, dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, vị thế của Campuchia ngày càng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường năm 2022 và bầu cử Quốc hội năm 2023; bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, với sự đồng lòng chung sức của Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ và ý chí kiên cường của nhân dân Campuchia anh em, Vương quốc Campuchia sẽ tiếp tục phát triển bền vững, thịnh vượng, không ngừng nâng cao.
Cùng khẳng định quyết tâm không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia, hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hợp tác giữa hai nước vẫn giữ được đà phát triển tích cực trên tất cả các kênh và trong tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác giữa các cơ quan lập pháp hai nước.
Khi cả thế giới mệt mỏi đối mặt với làn sóng dịch mới thì một nhóm chuyên gia của WHO đã đưa ra hy vọng rằng năm 2022 sẽ là năm kết thúc của đại dịch đã giết chết 5,6 triệu người trên toàn thế giới.
Năm 2022 sẽ hướng tới sự phát triển của vaccine thế hệ thứ 2 và thứ 3 cùng với những bước tiến xa hơn về các phương pháp điều trị kháng khuẩn và những đổi mới khác.
Mike Ryan, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO phát biểu tại cuộc họp báo: "(Chúng tôi) hy vọng sẽ phân loại căn bệnh này thành một căn bệnh tương đối nhẹ, dễ phòng ngừa, dễ điều trị. Nếu chúng ta có thể giữ virus lây truyền ở mức tối thiểu thì chúng ta có thể chấm dứt được đại dịch này".
Tuy nhiên, ông Tedros cho biết, Trung Quốc, nơi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2019 phải cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đến nguồn gốc của virus này để hỗ trợ việc ứng phó với nó trong tương lai.
Ông Tedros nói: "Chúng ta cần tiếp tục cho đến khi chúng ta biết được nguồn gốc của virus này, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa vì chúng ta nên học hỏi từ những gì đã diễn ra để (làm) tốt hơn trong tương lai".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các bức ảnh về vật thể bí ẩn trên đã xuất hiện trên mạng xã hội Indonesia và nhanh chóng lan truyền.
Theo truyền thông địa phương, những bức ảnh được các công nhân giàn khoan dầu trên biển Natuna chụp lại. Đây là một vùng lòng chảo nông, rộng lớn ở phần cực Nam của biển Đông và nằm phần lớn trong lãnh hải của Indonesia.
Một trong những hình ảnh cho thấy chiếc xe tăng nổi trên biển, với tháp pháo và khẩu súng hiện rõ. Chiếc xe có vẻ bị rỉ sét nặng nhưng một số thiết bị bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn, bao gồm những can nước ngọt dự phòng và một dây cáp kéo, đài RT cho biết.
Một bức ảnh khác cho thấy chiếc xe tăng trên biển với con tàu xử lý ô nhiễm biển OPS Astrid của Indonesia ở hậu cảnh. Con tàu cố gắng tiếp cận vật thể trôi nổi nhưng không thể thực hiện được do biển động.
Sự việc kỳ lạ đã được quân đội Indonesia thừa nhận và gửi đi những thông tin khá bất nhất.
Hôm 19-12, Thiếu tá Saul Jamlaay nói với truyền thông địa phương rằng đúng là có việc xuất hiện "vật thể tương tự xe tăng" và "vật thể đó không nguy hiểm". Quan chức này tuyên bố vật thể hình chiếc xe tăng thuộc về một công ty dầu khí địa phương và đã bị cuốn trôi khỏi một giàn khoan ngoài khơi.
Tuy nhiên vào hôm 20-12, Đô đốc Julius Widjojono đã cung cấp thông tin khác hẳn. Ông nói chưa rõ nguồn gốc của chiếc xe tăng và hải quân vẫn đang tìm kiếm vật thể đã bị trôi đi đó.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thông tin trên do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 20-12. Theo hãng tin AP, con số của CDC cho thấy tỉ lệ lây nhiễm Omicron tăng gần 6 lần chỉ trong 1 tuần.
Ở hầu hết các bang, tỉ lệ nhiễm biến thể Omicron thậm chí còn cao hơn. Biến thể mới được xem là nguyên nhân gây ra ước tính 90% các ca nhiễm mới ở khu vực New York, Đông Nam, Trung Tây công nghiệp và Tây Bắc Thái Bình Dương. Tỉ lệ của cả nước cho thấy có hơn 650.000 ca nhiễm Omicron ở Mỹ vào tuần trước.
Thủ đô Washington D.C. ngày 20-12 ban bố tình trạng khẩn cấp do số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Ảnh: AP
Từ cuối tháng 6, biến thể Delta là phiên bản chính gây lây nhiễm ở Mỹ. Theo dữ liệu của CDC, lần gần đây nhất là vào cuối tháng 11, hơn 99,5% ca Covid-19 ở Mỹ là biến thể Delta.
Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết những con số mới phản ánh mức độ tăng ca Covid-19 do biến thể Omicron đã được ghi nhận ở các quốc gia khác. Bà Rochelle Walensky nhận xét: "Những con số này thật nổi bật nhưng không bất ngờ".
Trước tình hình số ca mắc Covid-19 tăng vọt và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới, thủ đô Washington D.C. ngày 20-12 đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nikkei đưa tin, hãng dược Shionogi ngày 20/12 thông báo, các thử nghiệm sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy, thuốc uống dạng viên trị Covid-19 mang tên S-217622 của hãng có thể ngăn ngừa triệu chứng nghiêm trọng của biến chủng dễ lây lan của Omicron.
Thông tin trên mở ra một triển vọng về phương pháp điều trị giá thành thấp có thể giúp tránh kịch bản bùng nổ ca bệnh nặng phải nhập viện, gây áp lực lên hệ thống y tế.
Các nhân viên của hãng Shionogi chuẩn bị vaccine Covid-19 để thử nghiệm (Ảnh: Kyodo).
Tàu sân bay Sơn Đông diễn tập sát thực tế chiến đấu ở Biển Đông, trong lúc tàu Liêu Ninh tổ chức huấn luyện ở Thái Bình Dương.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 19/12 đưa tin tàu sân bay Sơn Đông bắt đầu tới một địa điểm chưa xác định ở Biển Đông để thực hành các nội dung tiêm kích cất hạ cánh, kiểm soát thiệt hại khi xảy ra sự cố và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Quân đội Trung Quốc gọi đây là đợt diễn tập "sát thực tế chiến đấu" nhằm tăng cường năng lực cho tàu sân bay Sơn Đông để "đáp ứng yêu cầu tác chiến hải quân thế kỷ 21".
Tổng giám đốc WHO cho rằng thế giới phải kề vai sát cánh, đưa ra lựa chọn khó khăn cần thiết để chấm dứt đại dịch Covid-19 trong năm tới.
"2022 phải là năm chúng ta chấm dứt đại dịch", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 20/12.
Theo ông, trong bối cảnh lễ hội cuối năm đang đến gần, các quốc gia nên hạn chế sự kiện vì cho phép đám đông tụ tập sẽ là "nền tảng hoàn hảo" để Omicron lan rộng. "Sẽ tốt hơn nếu hủy các sự kiện ngay bây giờ và tổ chức sau, hơn là ăn mừng ngay bây giờ và đau buồn sau này", ông nói thêm.
Ngày 20/12, Mỹ đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm biến thể Omicron. Đó là một người đàn ông ngoài 50 tuổi, chưa tiêm phòng, sống tại hạt Harris, bang Texas.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 13/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức y tế Mỹ cùng ngày cho biết biến thể siêu lây nhiễm Omicron hiện đã trở thành biến thể chủ đạo lây lan dịch COVID-19 tại Mỹ, nguyên nhân gây ra 73,2% số ca nhiễm mới trong tuần vừa qua.
Biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn biến chủng Delta và tấn công cả những người đã tiêm phòng hoặc đã khỏi COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định ngày 20/12.
Nhà khoa học Soumyan Swaminathan. (Ảnh: Reuters) |
Nhà khoa học trưởng của WHO Soumyan Swaminathan nói thêm rằng sẽ là "không khôn ngoan" nếu sớm kết luận Omicron gây bệnh nhẹ hơn những biến chủng khác.
"Với số lượng người mắc gia tăng, tất cả cả hệ thống y tế đều sẽ chịu áp lực", bà Soumya Swaminathan nói với báo chí tại Geneva.
Nhà khoa học này nói rằng Omicron vượt qua phản ứng miễn dịch, nghĩa là chương trình tiêm mũi tăng cường đang được triển khai ở một số quốc gia cần tập trung vào những người có hệ miễn dịch yếu hơn.
Hạ nghị sĩ Murphy là phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội liên bang và hiện là thành viên của Ủy ban điều tra vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội 06/01
Hạ nghị sĩ liên bang Stephanie Murphy, có tên tiếng Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, thành viên đảng Dân chủ đại diện cho khu vực bầu cử số 7 thuộc miền Trung bang Florida vừa tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tới.
Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, sáng nay, 21-12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 22-12.
Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong; Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình; Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang; Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi.
Đây là chuyến thăm Campuchia đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cũng là lãnh đạo cấp cao Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Campuchia trong 2 năm qua từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Campuchia từ ngày 21 đến 22-12
Giới chức y tế EU hôm nay phê duyệt loại vaccine Covid-19 thứ năm, trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan ở nhiều nước trong khối.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hôm nay cấp phép lưu hành có điều kiện với vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Mỹ Novavax dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
Đây là loại vaccine thứ năm được EMA phê duyệt sau vaccine của Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Liên minh châu Âu (EU) đã ký thỏa thuận mua 200 triệu liều vaccine hai mũi của Novavax.
Đây là loại vaccine được kì vọng sẽ thay đổi cuộc chiến chống Covid-19 của toàn thế giới.
Chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành của Novavax Stanley Erck cho biết trong một báo cáo hôm 23/9: "Việc nộp đơn lên WHO đối với loại vaccine Covid-19 protein này là một bước quan trọng trên con đường tăng tốc tiếp cận và phân phối công bằng hơn cho các quốc gia có nhu cầu lớn trên thế giới."
Novavax sẽ là vaccine Covid-19 protein đầu tiên giành được sự chấp nhận của WHO và công nghệ khác biệt của vaccine này có thể mang đến một số lợi ích nổi trội so với các loại vaccine khác.
Trong các thử nghiệm, vaccine của Novavax mang lại ít tác dụng phụ hơn so với các vaccine RNA ngay cả khi hiệu quả của các liều vaccine này được đánh giá là tương đương trong việc chống lại virus.
Theo truyền thông Campuchia, "sự cố cộng đồng ngày 20-2" được cho là liên quan đến một nhóm người Trung Quốc trốn cách ly. Nhóm này đi nhiều nơi, lây nhiễm cho những người khác làm dịch bùng lên trong cộng đồng.
Trong thông điệp đặc biệt ngày 20-12, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố đợt bùng dịch liên quan "sự cố cộng đồng ngày 20-2" chính thức kết thúc sau 10 tháng nỗ lực ứng phó. Ông cũng cho hay, đợt dịch này được kiểm soát là nhờ nỗ lực của các lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và lực lượng y tế.